Những tồn ta ̣i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 111)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3. Những tồn ta ̣i

Bên cạnh những thành tựu đạt được các DNCN thành phố Uông Bí còn có những tồn tại cần khắc phục sau:

Thứ nhất, mặc dù có sự phát triển nhanh về số lượng các DN nhưng qui mô đầu tư còn thấp. Cơ cấu đầu tư, ngành nghề và phân bố địa lý còn mất cân đối chưa có tác dụng tích cực đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển của địa phương.

Thứ hai, phần lớn các DNCN gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, việc huy động vốn kinh doanh của các DN gặp nhiều trở ngại, khả năng thu hút vốn để đầu tư phát triển các dự án công nghiệp chế biến gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn quá thấp, lực lượng lao động và máy móc thiết bị chưa được tận dụng hết công suất, tỷ lệ số cơ sở làm ăn thua lỗ và phá sản chiếm một mức khá cao trong tổng số các doanh nghiệp (bình quân khoảng 30%). Sự phát triển của các cơ sở còn mang nặng tính tự phát, manh mún. Các doanh nghiệp thường bị động trong quan hệ thị trường và khả năng tiếp thị sản phẩm.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các sở, ngành trong việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển DNCN chưa đồng đều dẫn đến hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa cao.

3.4.4. Nguyên nhân củ a những tồn tại

Cơ sở hạ tầng của thành phố còn kém phát triển. Hệ thống đường giao thông nhỏ hẹp, chưa có các khu công nghiệp tập trung,…Điều này không chỉ hạn chế sự phát triển của các DNCN trên địa bàn mà còn là nguyên nhân dẫn tới thực trạng thu hút vốn đầu tư, thành lập các doanh nghiệp liên doanh, liên kết ở tỉnh diễn ra hết sức chậm chạp.

Môi trường kinh doanh chưa thực sự ổn định, cơ chế kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành và chưa đồng bộ. Trong tình hình đó các doanh nghiệp khó có thể xác định chiến lược đầu tư hợp lý, thường chạy từ ngành này sang ngành khác để đối phó với những biến động của thị trường.

Mặc dù đã có những cải thiện song trình độ lao động trong các DNCN của tỉnh còn yếu kém nhiều mặt, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý DN. Phần lớn chủ doanh nghiệp chỉ kinh doanh theo kinh nghiệm mà không được trang bị kiến thức kinh doanh hiện đại. Điều này tạo ra sự thiếu ổn định trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Do các thủ tục vay vốn từ các ngân hàng của tỉnh cũng như của Trung ương còn nhiều phức tạp và có những điểm chưa phù hợp, cộng thêm những tiêu cực phát sinh nên việc huy động vốn của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng tích tụ vốn ở thành phố khá thấp nên vốn đầu tư còn ít, khả năng bổ sung vốn không nhiều dẫn tới hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn, không có khả năng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.1. Quan điểm và định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp ở Quảng Ninh

Thứ nhất, phát triển DNCN theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, chú trọng hỗ trợ phát triển DNCN trong lĩnh vực xuất khẩu, ưu tiên những dự án phát triển theo hướng hoạt động xanh, công nghiệp sạch.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ DNCN phải bảo đảm thực hiện được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các loại hình DN, không những chỉ bình đẳng về cung mà còn bình đẳng cả về cầu, và đó chính là một cơ sở để tạo lập một thị trường lành mạnh, phong phú và đa dạng.

Thứ ba, hỗ trợ phát triển các DNCN không chỉ nhằm vào mục tiêu hỗ trợ các DNCN trước mắt, mà về lâu dài, bản thân các DNCN nói riêng, ngành công nghiệp nói chung phải trở thành ngành có tỉ trọng cao trong tổng thu nhập quốc dân, dẫn dắt phát triển các ngành kinh tế khác phát triển và có khả năng cạnh tranh cao, không chỉ trên thị trường nội địa mà cả trên thị trường quốc tế.

4.2. Các giải pháp phát triển DNCN ở thành phố Uông Bí đến năm 2020

4.2.1. Giải pháp thuộc về các cơ quan QLNN của thành phố

4.2.1.1. Nâng cao khả năng phối hợp giữa các sở, ngành trong việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển DNCN

Do đặc thù DNCN ở nước ta nói chung và trên địa thành phố Uông Bí nói riêng năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế, trong khi hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế ngày càng đến gần. Luật DN năm 2005 xác định sự bình đẳng về pháp lý đối với các thành phần kinh tế và các loại hình DN; các

cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển DNCN đang trong quá trình sửa đổi và bổ sung đề tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển trên thực tiễn.

Rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, chính sách theo nguyên tắc làm tốt chức năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách để tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, DN, doanh nhân và cá nhân. Cụ thể là :

- Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa các qui hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể, nhất là những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà thành phố khuyến khích phát triển và xuất khẩu, để tạo ra thế chủ động và tự chịu trách nhiệm của các DN và nhà đầu tư.

- Rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư, loại bỏ những chính sách không còn phù hợp với hội nhập. Thay thế những hỗ trợ trực tiếp qua thuế và thưởng xuất khẩu bằng áp dụng ưu đãi về giá thuê đất, mặt bằng xây dựng, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực ...

- Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của DN. Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các DNCN thông qua việc hình thành các cụm công nghiệp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNCN tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các DN sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao. Tạo điều kiện cho các DNCN tiếp xúc thuận lợi với các nguồn tín dụng. Các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các DNCN.

- Đảm bảo việc triển khai và thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thành phố Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ cao cho từng ngành lĩnh vực cụ thể và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý DN cũng như của chủ DN.

4.2.1.2. Đổi mới quản lý nhà nước và nâng cao vai trò của chính quyền thành phố Uông Bí đối với phát triển DNCN

Thứ nhất, cải cách công việc quản lý hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả là yêu cầu bức xúc trước mắt để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của DNCN. Cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề:

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính sâu rộng các lĩnh vực liên quan nhiều đến người dân và DN như đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; thủ tục triển khai dự án đầu tư, thủ tục về thuế, vay vốn ngân hàng, thủ tục hải quan.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy chính quyền trong thành phố để các thủ tục được giải quyết nhanh, tránh sai sót, gây khó khăn cho DN, nhà đầu tư.

Thứ hai, gắn liền với quá trình đổi mới quản lý nhà nước phải nâng cao vai trò của các cấp chính quyền. Những thành tựu và hạn chế của DNCN trên địa bàn thành phố Uông Bí gắn rất chặt chẽ với vai trò quản lý của chính quyền thành phố.

Thứ ba, tạo điều kiện tiếp cận chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất cho các DNCN. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của DNCN; hỗ trợ di dời các DNCN gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

4.2.1.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNCN tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các DN sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao

Hiện nay trên địa bàn thành phố Uông Bí, hệ thống ngân hàng nhà nước và ngân hàng cổ phần là rất nhiều. Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho các DN của chúng ta trong vấn đề cải thiện nguồn vốn kinh doanh của mình.

Tuy nhiên qua số liệu điều tra cho thấy rằng nguồn vốn kinh doanh thông qua vay từ các tổ chức tín dụng là rất ít, phần lớn nguồn vốn của các DN này là vốn chủ sở hữu. Các chủ DN đều có chung một ý kiến rằng chính sách tín dụng cho các DNCN còn phức tạp, còn nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng trên, cần có những biện pháp cụ thể từ nhiều phía trong đó có các cơ quan chính sách của thành phố Uông Bí. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNCN tại các địa phương; khuyến khích phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần chuyên phục vụ các DNCN.

Thành phố cần trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DNCN đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm ngành nghề truyền thống và tại các địa bàn cần khuyến khích. Chủ DN có thể hợp tác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản.... để giảm bớt căng thẳng về vốn.

Cải tiến quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng vay chủ DN, làm sao để chủ DN có thể vay vốn không cần thế chấp tại ngân hàng, theo quy định của chính phủ. Nên kiểm tra lại phương thức cho vay, tránh thủ tục phiền hà, cung cấp tín dụng với lãi xuất ưu đãi cho các DN mới thành lập.

4.2.1.4. Tạo dựng môi trường kinh doanh, sân chơi bình đẳng, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của các DNCN

Tạo dựng môi trường đầu tư có tính minh bạch cao và ổn định để tạo điều kiện cho các DN dự đoán được trong kinh doanh, tránh những tổn thất không đáng có gắn liền với xây dựng tính thân thiện, thiện chí, cởi mở của cán bộ, công chức các cấp chính quyền đối với DN; kịp thời giải quyết những vướng mắc không rõ ràng của các văn bản pháp luật với tinh thần “coi thu hút đầu tư và phát triển DN là nhân tố quyết định tăng trưởng và coi DN là đối tượng mà bộ máy chính quyền các cấp phải đồng hành”.

Tạo dựng sân chơi bình đẳng cho DNCN: chủ động tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, môi trường tự do cạnh tranh bình đẳng cho bộ phận này; thúc đẩy nhanh, triệt để việc cải cách DN nhà nước theo hướng điều chỉnh để bộ phận này tập trung vào những hàng hóa dịch vụ mang tính công cộng, còn những hoạt động sản xuất kinh doanh khác cần tư nhân hóa càng nhanh càng tốt.

4.2.1.5. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2200/2014/QĐ-UBND ngày 3/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc về sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung theo Quyết định 2239/2012/QĐ-UBND (ngày 4-9-2012) về việc ban hành chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bao gồm các đối tượng thu hút: (1) Thu hút về làm công chức cấp tỉnh, cấp thành phố, (2) Thu hút về làm viên chức, (3) Thu hút về làm công chức cấp xã và trợ cấp trong đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài và chính sách khen thưởng.

Tiếp tục thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020, trong đó chú trọng đến đối tượng mất đất nông nghiệp do chuyển sang xây dựng các Khu công nghiệp, khu đô thị, khu Resort,...

Hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính và nguồn khác (thuế đất, giải phóng mặt bằng,...) nhằm thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát phục vụ phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng an sinh (nhà ở xã hội, khu vui chơi giải trí,...

Phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ các công trình an sinh để nâng cao khả năng tiếp cận, thu hút lao động lành nghề và trình độ cao từ bên ngoài

Ở lĩnh vực khai thác, chế biến than - khoáng sản, cần đẩy mạnh liên kết và hợp tác Quốc tế với các đối tác truyền thống và có nhiều kinh nghiệm

trong lĩnh vực khai thác than và khoáng sản như: LB Nga, Ba Lan, CH Séc, Ucraina, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc để đào tạo nhân lực trong hầu hết các lĩnh vực như: tư vấn thiết kế, xây dựng mỏ, áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong khai thác mỏ.

Tiếp tục tăng cường liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các Trường đạo tạo nghề thông qua hình thức đào tạo theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng, đào tạo theo địa chỉ.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa trong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo, nhằm tạo ra cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và thuận lợi cho người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục ở các cấp.

Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của UBND các cấp, các phòng, ban chuyên môn trong việc theo dõi, dự báo; xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực.

Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục, dạy nghề. Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng đào tạo và dạy nghề trên địa bàn. Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn, Chủ tịch UBND các xã, phường chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về kết quả phát triển nhân lực ở địa phương, đơn vị.

Tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, tập trung dạy nghề chất lượng cao, đột phá vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của thành phố như: khai khoáng, công nghiệp nhiệt điện, cơ khí chế tạo, nghề nông thôn,...

Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục đào tạo, huy động nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, ngân sách và các nhà đầu tư khác để tăng nhanh số lao động qua đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề,

cao đẳng nghề, có số lượng và cơ cấu ngành nghề đa dạng cho lao động xã hội đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tạo ra cơ cấu lao động có trình độ đào tạo hợp lý.

Bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề cho người lao động, theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, chương trình chuyển giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 111)