Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty.

Trong những năm qua, Đồng Nai có sự phát triển vượt bậc trong phát triển các DNCN với mức đóng góp khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, góp phần làm tăng thu nhập cho dân cư và đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh … Tính chung đến thời điểm hiện nay trên địa bàn có gần 19.000 DNCN với số vốn đăng ký là gần 50.000 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian trên, các DNCN ở Đồng Nai đã giải quyết việc làm cho khoảng 80.000 người. Điều này là kết quả của việc xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm phát triển DNCN tại tỉnh, cụ thể như:

Thứ nhất, tập trung đầu tư và thu hút đầu tư

- Đẩy mạnh việc thu hút các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị gia tăng các ngành công nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước, tiếp tu ̣c cải thiện môi trường đầu tư, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch hóa cơ chế, chính sách; tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, mặt bằng đất đai và hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai nhanh khu công nghệ cao, Trung tâm công nghệ sinh học và Khu liên hợp công nông nghiệp để mời gọi các dự án có công nghệ cao và ứng dụng công nghệ sinh học. Rà soát các Khu công nghiệp đã hoạt động từ nhiều năm trước để có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp này đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu.

- Tiếp tục triển khai việc đầu tư các cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa bàn nông thôn.

- Tập trung thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng để mời gọi, thu hút nhà đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong khu, cụm công nghiệp, nhằm đẩy nhanh tiến

độ các dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

- Tổ chức rà soát thu hút đầu tư đối với những khu, cụm công nghiệp chưa lấp đầy, tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc đối với các dự án đầu tư mới theo hướng ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Thứ hai, tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Để góp phần kéo giảm tình hình nhập siêu, yêu cầu bức thiết là phát triển nhanh doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đây là tiền đề bảo đảm phát triển công nghiệp bền vững. Tỉnh Đồng Nai mặc dù đã được Chính phủ chấp thuận thực hiện thí điểm thành lập 03 phân khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp Giang Điền, Nhơn Trạch 6 và An Phước. Tuy nhiên đến nay, 03 phân khu công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được hình thành. Để có thể phát triển mạnh hơn nữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn tới theo đúng định hướng đề ra, cần thực hiện các giải pháp như:

- Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng 03 phân khu công nghiệp chuyên sâu công nghiệp hỗ trợ đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập. Đầu tư xây dựng nhà xưởng với nhiều quy cách khác nhau để các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ có nhu cầu thuê diện tích nhỏ trong các khu công nghiệp với giá hợp lý, phù hợp với đối tượng DNNVV.

- Có chính sách ưu đãi đặc thù đối với các DNCN đầu tư hạ tầng các phân khu công nghiệp hỗ trợ. Ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh.

- Đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng liên doanh, liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, DNCN vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu...

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại - đầu tư hướng vào các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Asean…, các đối tác có tiềm lực về công nghệ, tài chính. Xúc tiến đầu tư thông qua các kênh thông tin, các hiệp hội, các tập đoàn lớn, các DNCN đã và đang đầu tư tại Đồng Nai, chủ động tìm kiếm và làm việc với một số nhà đầu tư có tiềm năng để mời gọi đầu tư theo đúng danh mục ưu tiên của tỉnh về phát triển DNCN hỗ trợ.

Thứ ba, giải pháp về thị trường.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, chú trọng xúc tiến thương mại ngoài nước, mở rộng thị trường nước ngoài, khuyến khích các DNCN thâm nhập thị trường mới và xuất khẩu các mặt hàng mới, mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Liên kết với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hợp tác tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tham gia các hoạt động phát triển thị trường thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ cao. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường truyền thống và thị trường mới có nhiều tiềm năng...

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNCN xây dựng mối liên kết chặt chẽ trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu.

Thứ tư, giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp - Tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành hợp lý, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, tỷ trọng giá trị tăng cao, có lợi thế so sánh, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên. Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài đối với các dự án đầu tư sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, hỗ trợ DNCN trong nước đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng tỷ lệ đổi mới công nghệ trong sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Tập trung hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh cho các DNCN thuộc mọi thành phần kinh tế;

tháo gỡ các khó khăn cho DNCN về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, vốn đầu tư.... Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ; tập trung triển khai nhanh các dự án kết cấu hạ tầng mang tính trọng điểm, có sức lan tỏa cao làm nền tảng cho phát triển công nghiệp. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển các hoạt động logistic (kho bãi, cầu cảng, dịch vụ vận chuyển, hậu cần) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí.

1.3. Bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm phát triển DNCN ở một số địa phương trong nước trong việc phát triển các DNCN cho thấy dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của DNCN nói riêng là hết sức quan trọng. Chính phủ cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm trợ giúp, tháo gỡ những khó khăn, bất lợi của hệ thống doanh nghiệp này. Trong đó, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DNCN tiếp cận với nguồn tài chính được coi là then chốt. Uông Bí là một thành phố có tiềm năng, thế mạnh về phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến. Trong những năm gần đây, đã có những thay đổi theo hướng dịch chuyển dần từ công nghiệp truyền thống sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến xuất khẩu với giá trị đóng góp vượt trội hơn.

Trong quá trình phát triển DNCN, thành phố cần lưu ý một số vấn đề trọng tâm như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách toàn diện nhằm định hướng khuyến khích và hỗ trợ phát triển các DNCN. Quản lý Nhà nước đối với DNCN phải tuân thủ nguyên tắc quản lý bằng pháp luật, không can thiệp vào công việc của DN. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía các DN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Mặt khác, địa phương phải tích cực, chủ động triển khai vận dụng và phải có sự chỉ đạo thống nhất các ban ngành nhằm thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương chính sách. Làm những việc nhà đầu tư và DN cần là phương châm hành động thống nhất của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

Thứ hai, Các DNCN cần liên kết với nhau và kết nối với hệ thống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy rằng Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát triển các mối quan hệ thông qua các hình thức hiệp hội, nghiệp đoàn, các hình thức như thầu phụ, nhà cung cấp... Hoạt động này, một mặt tạo điều kiện cho các DNCN tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệ cũng như bảo lãnh giúp DNCN tiếp cận với các nguồn lực phát triển.

Thứ ba, phát triển thị trường tài chính và có chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho DNCN, nhất là đối với các DN mới thành lập.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho DNCN trong việc thuê đất để xây dựng DN, tìm kiếm thị trường, phát triển công nghệ , đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và marketing... Trong quá trình phát triển các DNCN phải chú trọng đến bảo vệ môi trường, sinh thái.

Thứ năm, chú trọng phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước. Qua những bài học ở một số địa phương trong nước ta thấy bất cứ quốc gia và địa phương nào cũng đều chú trọng phát triển sản xuất và cung cấp nguyên phụ liệu. Chủ động được nguồn nguyên phụ liệu cho phép các ngành, lĩnh vực kinh doanh tổ chức sản xuất có hệ thống, cắt giảm chi phí và ít phụ thuộc.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)