Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 67)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong rất nhiều yếu tố quan trọng, nó góp phần vào sự số ng còn củ a doanh nghiê ̣p khi gă ̣p khó khăn có thể vượt qua hay không, quá trình hô ̣i nhâ ̣p quốc tế của doanh nghiê ̣p như thế nào? Doanh nghiệp có lơ ̣i thế hay không có lơ ̣i thế so với đối thủ ca ̣nh tranh. Như vâ ̣y đối với các DNCN củ a thành phố Uông Bí thì nguồn nhân lực và chất lượng NNL không nằ m ngoài tầm quan tro ̣ng như trên, thấy đươ ̣c điều đó các DN cũng đã chú trọng rất nhiều vào phát triển về số lươ ̣ng cũng như chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ và công nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.[18, tr22]

Bảng 3.4. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế thành phố Uông Bí giai đoạn 2010 - 2016

Stt Hạng mục ĐVT 2010 2013 2016

1 Số lượng lao động Người 53.400 58.793 59.610

Nông lâm thủy sản Người 11.321 11.605 11.840 Thương mại - dịch vụ Người 14.738 16.616 16.590 Công nghiệp - xây dựng Người 27.341 30.572 31.180

2 Cơ cấu lao động % 100,00 100,00 100,00

Nông lâm thủy sản % 21,2 19,74 19,86

Thương mại - dịch vụ % 27,6 28,26 27,83

Công nghiệp - xây dựng % 51,2 52,00 52,31

(Nguồn: Phòng LĐ&TBXH, Chi cục Thống kê Thành phố Uông Bí)

Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành của thành phố khá hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ nhỏ. Lao động chuyển dịch nhanh theo hướng tăng nhanh lao động phi nông nghiệp và giảm lao động nông lâm thủy sản. Trong cơ cấu nguồn nhân lực các ngành kinh tế, thì lao động khối công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2016, tỷ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 52,31%, trong khi đó lao động khối nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ 19,86%. Như vậy, có thể nói chuyển dịch cơ cấu lao động đã tương ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một trong những nội dung của CNH, HĐH là phải tiếp tục tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ và công nghiệp. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động khối nông nghiệp, tập trung đào đạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mũi nhọn như: du lịch, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nhiệt điện, y tế, giáo dục…

Bên cạnh số lươ ̣ng, chất lươ ̣ng lao đô ̣ng DNCN cũng được thể hiê ̣n khả năng trình đô ̣ của người lao đô ̣ng trong các DNCN vì ngành công nghiệp là ngành có lao đô ̣ng đă ̣c trưng riêng không giống với các ngành khác, người lao đô ̣ng phải được đào ta ̣o đúng chuyên môn, am hiểu kỹ thuâ ̣t và cập nhâ ̣t thường xuyên những công nghệ mới tiên tiến.

Trình độ lao đô ̣ng cũng là mô ̣t trong những yếu tố quan tro ̣ng của các DNCN thành phố Uông Bí, Uông Bí là 1 trong những địa phương thu hút rất lớn lực lượng lao động do tiềm năng phát triển của vùng. Đây là mô ̣t trong những yếu tố rất thuâ ̣n lơ ̣i để nâng cao trình đô ̣ của lao đô ̣ng,

DNCN hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất, cũng như cơ cấu lao động cao nhất trong các ngành kinh tế của thành phố. Đến năm 2016, lao động DNCN 31.180 người, trong đó lao động qua đào tạo 22.000 người (đạt tỷ lệ 71,0%). Đối với lao động qua đào tạo thì nhân lực qua đào tạo hệ đào tạo nghề 17.350 người (bằng 78,86%), nhân lực qua đào tạo hệ giáo dục - đào tạo 4.650 người (bằng chiếm 21,14%).

Bảng 3.5. Hiện trạng chất lượng lao động trong doanh nghiệp công nghiệp năm 2016

STT Hạng mục 2016

Người Cơ cấu (%)

1 Tổng số lao động của DNCN 31.180

2 Lao động đào tạo DNCN 22.000 100,00

Tỷ lệ (%) 71 2.1 Hệ đào tạo nghề 17.350 78,86 Đào tạo ngắn hạn và CNKTKB 1.310 5,95 Sơ cấp nghề và có bằng dài hạn 5.230 23,77 Trung cấp nghề 8.500 38,64 Cao đẳng nghề 2.310 10,50

2.2 Hệ giáo dục - đào tạo 4.650 21,14

Trung cấp chuyên nghiệp 1.500 6,82

Cao đẳng 210 0,95

Đại học 2.890 13,14

Thạc sỹ 50 0,23

Phân theo bậc đào tạo thì nhân lực đào tạo qua hệ trung cấp nghề chiếm tỷ trọng cao nhất 38,64%, bậc sơ cấp nghề 23,77%, bậc đại học 13,14%, thạc sỹ 0,23%, trung cấp chuyên nghiệp 6,82%, đào tạo ngắn hạn 0,95%, cao đẳng 0,95%.

Lao động của ngành đã tập trung vào một số ngành mà thành phố có lợi thế như: khai khoáng, chế biến khoáng sản, nhiệt điện, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,...

Liên kết đào tạo nghề giữa doanh nghiệp sử dụng lao động với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thành phố đã được đẩy mạnh. Đặc biệt là trong ngành khai thác khoáng sản đã có sự liên kết đào tạo giữa Công ty Than khoáng sản Uông Bí với các trường Cao đẳng công nghiệp và xây dựng, Cao đẳng nghề than - khoáng sản Việt Nam theo hình thức hợp đồng đào tạo, đào tạo theo địa chỉ.

Chất lượng nhân lực ngành công nghiệp - xây dựng đã được nâng cao và đa dạng hóa trong đào tạo, sử dụng lao động. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu đội ngũ nhân lực có chuyên môn chất lượng cao (thiếu đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thiếu đội ngũ kỹ sư chất lượng cao và có tầm đẳng cấp chất lượng quốc tế).

Liên kết đào tạo và sử dụng lao động chủ yếu giữa các doanh nghiệp và các trường trên địa bàn thành phố và một số trường đại học tầm quốc gia, chưa có hợp tác quốc tế trong liên kết đào tạo và sử dụng lao động ngành công nghiệp xây dựng.

Liên kết đào tạo giữa các trường đào tạo và doanh nghiệp đã thực hiện theo hình thức hợp đồng đào tạo, đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, số lượng này vẫn còn ít. Trình độ ngoại ngữ của nhân lực còn kém, nên khả năng tiếp cận nhanh với các công nghệ sản xuất hiện đại còn hạn chế.

Sự mở rộng về quy mô DNCN và sự chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp giải quyết cho số lượng lớn lao động trong và ngoài thành phố có việc làm với mức thu nhập trung bình và trung bình khá. Lượng việc làm được tăng đều hàng năm góp phần giải quyết bài toán lớn cho chính quyền tỉnh trong chiến lược CNH - HĐH khi một bộ phận lao động nông thôn bị thu hồi đất, không có việc làm.

Bảng 3.6. Thu nhập của người lao động tại các DNCN thành phố Uông Bí năm 2014 - 2016 Tiêu chí ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Thu nhập bình quân của lao động Triệu đồng/tháng 3,2 3,7 4,1 115,6 110,8

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội)

Thông qua bảng 3.6, có thể thấy thu nhập của người lao động trong các DNCN qua 3 năm tăng đều hàng năm với mức thu nhập bình quân năm 2013 là 3,2 triệu đồng và năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động đạt mức 4,1 triệu đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập của người lao động giai đoạn 2016/2015 không cao bằng giai đoạn năm 2015/2014 do sự khó khăn trong kinh doanh của các DNCN ngành khai khoáng và chế biến (cụ thể ngành than).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 67)