Thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 42)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

a, Mẫu nghiên cứu chính thức

Theo quy hoạch vùng của Uông Bí, thành phố được chia thành 3 vùng đại diện cho 3 khu vực, đó là vùng cao, vùng thung lũng và vùng thấp. Số lượng DNCN theo các vùng được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp theo vùng quy hoạch

Vùng đại diện Số lượng thực tế Tỷ trọng (%)

Vùng cao 96 61,1

Vùng thung lũng 36 22,9

Vùng thấp 25 16

Tổng 157 100

Căn cứ vào số lượng DNCN thực tế tại 3 vùng đại diện và công thức chọn mẫu DNCN điều tra của Slovin như sau:[18, tr32]

n = Trong đó:

N: Tổng thể n: Kích cỡ mẫu

: Giới hạn sai số chọn mẫu

Số lượng mẫu các DNCN tham gia điều tra được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.2. Số lượng mẫu doanh nghiệp công nghiệp điều tra

Vùng đại diện Số lượng thực tế Tỷ trọng (%) Số lượng DN điều tra

Vùng cao 96 61,1 69

Vùng thung lũng 36 22,9 26

Vùng thấp 25 16 18

Tổng 157 100 113

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Như vậy, số lượng mẫu DNCN theo công thức của Slovin được chọn là 113 DN nhưng để đảm bảo độ tin cậy, tác giả sẽ tiến hành điều tra 130 DNCN trên địa bàn thành phố. Mỗi DNCN, tác giả lựa chọn phát 02 phiếu cho nhà quản lý của mỗi công ty. Cỡ mẫu = 130*2 = 260 phiếu dành cho nhà quản lý.

Kích cỡ mẫu được chọn thường nhỏ hơn so với tổng thể đối tượng nghiên cứu nên luôn tồn tại sự không chính xác tuyệt đối về kết quả nghiên cứu. Vì vậy, theo Daniel và Gate (2004), trong các nghiên cứu xác suất, thống kê, khi xác định kích cỡ mẫu, mức giới hạn sai số chọn mẫu thường là 5% hoặc 3%.

b, Đối tượng thu thập thông tin

Để đảm bảo được thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý doanh nghiệp công nghiệp thành phố Uông Bí từ cấp phó trưởng phòng trở lên vì chỉ có cán bộ quản lý mới là người am hiểu các khía

cạnh trong hoạt động kinh doanh và hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố và nhằm tránh sự mâu thuẫn trong trả lời, mỗi doanh nghiệp, tác giả phát 02 phiếu điều tra.

c. Thiết kế phiếu khảo sát

Bảng khảo sát được thiết kế làm hai phần.

- Phần đầu nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

- Phần thứ hai được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp công nghiệp.

Ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo quãng, thang đo định danh và thang đo thứ tự. Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu (giới tính, cấp bậc, tuổi, loại hình sở hữu,…). Dạng thang đo thứ tự nhằm sắp xếp đặc điểm mẫu (thâm niên công tác, quy mô doanh nghiệp,…). Dạng thang đo quãng Likert 5 điểm dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý (1- rất không đồng ý và 5 - rất đồng ý)

d. Phương pháp và thời gian khảo sát

Phương pháp điều tra bằng cách gửi và nhận phiếu trực tiếp tới các cán bộ quản lý các doanh nghiệp công nghiệp thành phố Uông Bí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)