Giới thiệu một số phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá xạ đen (ehretia asperula zoll mor)​ (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. Giới thiệu một số phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào

Một vài phép thử so màu đã được miêu tả trong thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư ở mức độ in vitro, trong đó hiện nay người ta thường sử dụng hai phương pháp là: phương pháp MTT và phương pháp SRB.

 Phương pháp MTT:

Trong những năm gần đây, phương pháp tetrazolium (MTT) được sử dụng phổ biến. Phương pháp này lần đầu tiên được miêu tả bởi Tim Mosmann trên tạp chí Immunological Methods năm 1983 [18]. Theo tác giả, muối

tetrazolium được dùng để triển khai phép thử so màu, qua đó đánh giá về sự sống sót và khả năng phát triển của tế bào động vật. Nguyên lý của phép thử là vòng tetrazolium bám chặt vào ti thể của tế bào hoạt động, dưới tác dụng của enzym dehydrogenase, màu vàng của MTT biến đổi thành màu tím formazan. Kết quả đọc trên máy quang phổ và có độ chính xác cao. Phương pháp được dùng để đo độ độc của chất nghiên cứu, khả năng phát triển và hoạt động của tế bào.

 Phương pháp SRB

Phép thử SRB được phát triển bởi Philip Skehan và cộng sự năm 1990[19] để đánh giá độc tính của chất nghiên cứu và khả năng phát triển của tế bào trong ứng dụng sàng lọc thuốc ở qui mô lớn. Nguyên tắc của phép thử là khả năng nhuộm màu của SRB lên protein¸ SRB nhuộm bằng cách

phá vỡ màng tế bào, những mảnh vỡ tế bào không bị nhuộm, do đó không ảnh hưởng đến số liệu thực nghiệm.

Phương pháp SRB dựa trên khả năng liên kết tĩnh điện và sự phụ thuộc vào pH của các dư lượng amino acid của các protein. Dưới các điều kiện môi trường axit nhẹ, SRB liên kết với các dư lượng amino acid trên các protein của các tế bào đã được cố định bằng trichloroacetic acid (TCA) và sử dụng bazơ yếu như Tris-base để hòa tan và đo mật độ quang của dịch chiết từ tế bào một cách định lượng.

Việc nghiên cứu cấu trúc hóa học của chất phân lập từ lá Xạ đen sẽ góp phần bổ sung những thông tin khoa học về cây Xạ đen. Đồng thời, mở ra hướng mới để đánh giá tác dụng sinh học của cây trên cơ sở khoa học, góp phần hiện đại hóa và khoa học hóa nền Y học cổ truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá xạ đen (ehretia asperula zoll mor)​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)