Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá xạ đen (ehretia asperula zoll mor)​ (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào

Bảng 3.5: Kết quả hoạt tính gây độc tế bào

TT KH mẫu

Tên chất Giá trị IC50 (g/ml)

Hep-G2 LU-1 HeLa MCF- 7

1 Ed3.2 Caffeic acid - - - -

2 Ed17.3 Rosmarinic acid - - - -

3 Ed5.5 Methyl caffeate 2,83 - 3,38 4,40

4 Ed11.4 Methyl rosmarinate 8,28 - 9,32 5,64

Kết quả thử nghiệm thấy methyl caffedte và methyl rosmarinate đều thể hiện hoạt tính tốt với các tế bào ung thư Hep-G2, HeLa và MCF-7, còn caffeic acid và rosmarinic acid không thể hiện hoạt tính với cả bốn tế bào ung thư thử nghiệm. Caffeic acid không có khả năng gây độc tế bào ung thư nhưng khi thay thế nhóm OH của gốc axit bằng nhóm methyl ester thì khả năng gây độc tế bào ung thư tăng lên đáng kể điều này cho thấy khả năng kháng ung thư của methyl caffedte có thể phụ thuộc vào nhóm methyl ester này. Đối với hai hợp chất methyl rosmarinate và rosmarinic acid cũng có thể do nguyên nhân trên. Cả bốn hợp chất này đều không thể hiện hoạt tính với tế bào ung thư LU-1. Trong hai hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc, methyl caffedte có hoạt tính sinh học tốt hơn hẳn so với hợp chất methyl rosmarinate điều này có thể do cấu trúc của methyl caffedte phù hợp hơn cấu trúc của methyl rosmarinate. Kết quả này gợi mở cho những nghên cứu tiếp theo đối với cả bốn hợp chất này.

Một số nghiên cứu của Takahashi K và cộng sự vào năm 2010 cho thấy ngoài hoạt tính trên của methyl caffedte nó còn có khả năng ức chế vừa phải

các enzyme glucosidase: sucrase và maltase, IC50=1,5mM đối với sucrase còn IC50=2mM đối với maltase. Caffeic acid là một axít nên khả năng ức chế các enzyme glucosidase là kém hơn methyl caffedte do este có tính kỵ đường lớn hơn axít do vậy giá trị IC50 của axit sẽ lớn hơn, cụ thể IC50 của caffeic acid đối với 2 enzyme là: IC50=2,9mM đối với sucrase còn IC50=5,2mM đối với maltase[20].

So sánh với một số công trình khác cho thấy hợp chất rosmarinic acid lại có tác dụng gây độc tế bào ung thư gan (Hep-G2), với IC50=5(g/ml)[4]. Điều này cho thấy hợp chất rosmarinic acid tách trong cây xạ đen rất có thể có cấu trúc không gian khác với cấu trúc không gian của Rosmarinic acid tách trong cây cùm cụm hoa dài[4]. Vấn đề này cũng gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo để phục vụ trong thực tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá xạ đen (ehretia asperula zoll mor)​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)