Chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu đực giống Chiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 65 - 83)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu đực giống Chiêm

Hóa sau giải đông và sau thời gian bảo quản 6, 12 tháng

3.2.2.1. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng tinh đông lạnh trong phòng thí nghiệm vì đây là chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ thụ thai trên gia súc cái (Younis và cs., 1999). Kết quả đánh giá hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu đực giống Chiêm Hóa sau 24 giờ đông lạnh lấy ngẫu nhiên 1 cọng tinh của mỗi trâu đực giống sau mỗi lần khai thác tinh, kết quả được thể hiện ở bảng 3.14

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình đạt 48,85%. Trong đó trâu đực số hiệu 207 có hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao nhất đạt 52,10%, các trâu đực số hiệu 208 và 209 có hoạt lực tinh trùng sau giải đông thấp nhất (46,84% và 47,34%) (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với báo cáo của tác giả Singh (2010), tinh cọng rạ trâu Murrah có hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình đạt 48,1%.

Bảng 3.14. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu đực Chiêm Hóa

Số hiệu trâu đực giống

Số lần sản xuất tinh (lần)

Hoạt lực sau giải đông (%)

Mean SD 205 50 49,14 b 1,57 206 50 48,84 b 1,53 207 50 52,10 a 1,59 208 50 46,84 c 1,36 209 50 47,34 c 1,10 Trung bình 50 48,85 1,43

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tuy nhiên cũng có những báo cáo khác nhau về hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ. Wei và Jea (2006) thấy rằng, tinh cọng rạ của trâu Đài Loan có hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 53,9%. Theo Pal và cs. (2012) trâu Murrah ở Iran có hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 44,98%. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của các yếu tố như chất lượng tinh dịch đưa vào sản xuất tinh, kỹ thuật sản xuất tinh, môi trường và phương pháp đông lạnh, kỹ thuật giải đông, sức kháng đông của tinh trùng (yếu tố cá thể) … (Sansone và cs., 2000; Bhakat và cs., 2009; Lemma, 2011; Vũ Đình Ngoan và cs., 2010; Ansari và cs., 2011; Mahmoud và cs., 2013).

Giữa các cá thể trâu đực giống Chiêm Hóa có hoạt lực tinh trùng sau giải đông khác nhau có thể do hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch của các trâu đực là có sự khác nhau (P<0,05). Theo Shelke và Dhami (2001), hoạt lực tinh trùng sau giải đông có tương quan chặt chẽ với hoạt lực tinh trùng của tinh dịch trước khi đưa vào đông lạnh (r=0,658). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của El-Sisy và cs., (2010) và Mahmoud và cs., (2013), các tác giả cho biết, có sự khác nhau giữa các cá thể trâu đực về một số chỉ tiêu chất lượng tinh sau đông lạnh như hoạt lực tinh trùng sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông.

3.2.2.2. Hoạt lực tinh trùng sau thời gian bảo quản sau 6 tháng và 12 tháng

Tinh đông lạnh sau sản xuất được đánh dấu: trâu đực giống, ngày sản xuất, số lượng cọng… đưa vào cóng bảo quản trong nitơ lỏng -196 0 C sau 6 tháng và 12 tháng, chúng tôi lấy ngẫu nhiên mỗi thời điểm 5 cọng tinh của mỗi trâu đực giống giải đông và tiến hành kiểm tra chất lượng hoạt lực sau giải đông kết quả được thể hiện trong bảng 3.15.

Bảng 3.15. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Chiêm Hóa

Số hiệu trâu

đực giống n

Hoạt lực tinh trùng sau bảo quản 6 tháng

(%)

Hoạt lực tinh trùng sau bảo quản 12 tháng

(%) Mean SD Mean SD 205 5 49,12b 0,51 49,08b 0,40 206 5 48,82b 0,60 48,74b 0,49 207 5 52,10a 0,62 52,08a 0,65 208 5 46,80c 0,66 46,80c 0,67 209 5 47,16c 0,57 47,16c 0,55 Trung bình 5 48,81 0,59 48,77 0,55

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả ghi trong bảng cho thấy sau thời gian bảo quản 6 tháng và 12 tháng, hoạt lực tinh trùng có giảm trung bình lúc 12 tháng so với hoạt lực trung bình lúc 6 tháng là 0,08%. So với hoạt lực sau giải đông lúc 24 giờ là 0,16%. Tuy nhiên không có sự sai khác (p>0,05). Bước đầu chúng tôi nhận thấy rằng qua thời gian 12 tháng bảo quản tinh cọng rạ động lạnh hoạt lực tinh trung có giảm nhưng không đáng kể. Các cá thể trâu đực giống hầu như không có sự thay đổi hoạt lực như trâu số 207, lúc 6 tháng không giảm, lúc 12 tháng giảm 0,03% so với hoạt lực sau giải đông lúc 24 h đông lạnh.

3.2.2.3. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu đực giống Chiêm Hóa

Tỷ lệ thụ thai của trâu cái được phối bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu đực là hết sức quan trọng. Chỉ tiêu này ngoài đánh giá về khả năng kỹ thuật của cán bộ dẫn tinh còn đánh giá chất lượng của tinh dịch cọng rạ đông lạnh. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã theo dõi, tổng hợp kết quả quá trình sử dụng tinh cọng rạ đông lạnh của các trâu đực giống Chiêm Hóa được nuôi và khai thác tinh sản xuất tinh cọng rạ tại Trung tâm phối giống nhân tạo cho các trâu cái nuôi tại Tuyên Quang và Thái Nguyên. Kết quả về tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu khi sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu đực giống Chiêm Hóa của nghiên cứu này được thể hiện ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của trâu đực giống Chiêm Hóa

Số hiệu trâu đực giống

Tổng số trâu cái phối giống (con)

Số trâu cái có chửa (con)

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu (%)

205 15 8 53,33 206 15 8 53,33 207 15 9 60,00 208 15 7 46,67 209 15 6 40,00 Trung bình 15 7,6 50,67

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả ở bảng 3.16, cho thấy, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh trâu đực giống Chiêm Hóa đông lạnh dạng cọng rạ đạt 50,67% và dao động từ 40,00% đến 60,00% (P>0,05).

Theo báo cáo của Gokhale và Bhagat (2000), kết quả chương trình TTNT trên một số giống trâu ở Ấn Độ (Pandharpuri, Nagpuri, Murrah, Mahesana) có tỷ lệ thụ thai đạt 51,84%.

Barile và cs. (1999) thấy rằng, trâu Italia có tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 45,2%. Trâu Nili-Ravi ở Pakistan có tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 56,52%, (Raza và cs., 2005). Trâu Ai Cập có tỷ lệ thụ thai dao động từ 51% đến 63,5% (El-Sisy và cs., 2010). Tỷ lệ thụ thai TTNT ở trâu Irắc đạt 44,45% và dao động từ 41,19% đến 47,4% (Mahmoud và cs., 2013).

Theo Vale (1997), tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt trên 50% được coi là một kết quả tốt trong TTNT trâu. Tỷ lệ thụ thai trong TTNT trâu chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau. Haugan và cs., (2006) cho biết, tỷ lệ thụ thai bằng tinh đông lạnh có sự khác nhau đáng kể giữa các loài và giữa các cá nhân của cùng một loài. Tác giả Mahmoud và cs., (2013) cũng nghiên cứu thấy có sự khác nhau giữa các cá thể trâu đực về tỷ lệ thụ thai trên đàn trâu cái. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bị ảnh hưởng bởi chất lượng của tinh trùng (Soderquist và cs., 1991), ngoài ra có thể do các đặc điểm trao đổi chất của tế bào tinh trùng (Brackett và Oliphant, 1975), các thành phần trong huyết tương tế bào tinh (Fukui và cs., 1988) và có cả sự tác động của từng lô sản xuất của từng đực giống (Otoi và cs., 1993).

Như vậy, kết quả tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh trâu đực giống Chiêm Hóa đông lạnh dạng cọng rạ đạt 50,67% (dao động từ 40,00% đến 60,00%) là một thành công bước đầu. Kết quả này cũng cho thấy các trâu đực giống Chiêm Hóa nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi có đủ tiêu chuẩn chất lượng để nuôi khai thác tinh dịch phục vụ sản xuất tinh cọng rạ đông lạnh. Đồng thời kết quả này cũng cho thấy tinh dịch cọng rạ đông lạnh trâu Chiêm Hóa được sản xuất, bảo quản tại Trung tâm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cung cấp

tinh cọng rạ đông lạnh phục vụ truyền giống nhân tạo trâu cho các địa phương vùng trung du miền núi phía bắc Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa:

- Trâu đực giống Chiêm Hóa có khả năng sản xuất tinh dịch tốt, tinh dịch đảm bảo đủ tiêu chuẩn để sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ, cụ thể:

+ Lượng xuất tinh đạt 3,10 ml (biến động 2,57 - 4,22 ml); + Hoạt lực tinh trùng đạt 77,90% (biến động 71,78 - 84,12%); + Nồng độ tinh trùng đạt 1,07 tỷ/ml (biến động 1,16 - 0,95 tỷ/ml); + Tỷ lệ kỳ 11,39%; tỷ lệ tinh trùng sống 83,62%.

- Cá thể và mùa vụ trong năm có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch (P<0,05). Mùa vụ Thu - Đông tinh dịch trâu có số lượng và chất lượng cao hơn mùa vụ Xuân - Hè.

1.2. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ và chất lượng của tinh cọng rạ sau giải đông:

- Lượng tinh cọng rạ được sản xuất đạt tiêu chuẩn là 127,94 cọng/lần xuất tinh (biến động từ 88,41 đến 199,70cọng/lần).

- Tinh cọng rạ trâu Chiêm Hóa có chất lượng tốt, hoạt lực tinh trùng sau giải đông 24 giờ đạt 48,85%; hoạt lực tinh trùng sau bảo quản 12 tháng giảm 0,16%. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh trâu đực giống Chiêm Hóa đông lạnh dạng cọng rạ với đàn trâu cái địa phương đạt 50,67% (biến động từ 40,00% đến 60,00%).

2. Đề nghị

Các trâu đực giống Chiêm Hóa nuôi tại Trung tâm có chất lượng giống tốt. Cần đẩy mạnh sản xuất tinh trâu đực giống Chiêm Hóa dạng cọng rạ và

phát triển thụ tinh nhân tạo tinh trâu đực giống Chiêm Hóa dạng cọng rạ cho đàn trâu cái địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1.Nguyễn Tấn Anh (1996), Thụ tinh nhân tạo cho gia súc gia cầm, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

2.Lê Việt Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Văn Trừng (1984), Kết quả thí nghiệm sản xuất và dẫn tinh đông viên trâu Murrah. Tạp chí khoa học

kỹ thuật nông nghiệp số 270, 12/1984

3.Báo cáo thống kê số lượng và sản phẩm chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang năm 2016 4.Nguyễn Văn Bình,Trần Văn Tường (2007), Giáo trình Chăn nuôi trâu bò,

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5.Đinh Văn Cải (2013). Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

6.Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn (2007), Truyền tinh nhân tạo cho bò. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

7.Tạ Văn Cần (2006), Nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrahi với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi tại nông hộ, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8.Hà Văn Chiêu (1999), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học tinh dịch bò (HF, Zebu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện chăn nuôi.

9.Cục Chăn nuôi (2010), Chăn nuôi Việt Nam 2000-2010, Hà Nội 2010, tr.12-13

10. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo

trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tr 162-163

11. Phạm Văn Giới (2017). Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trâu ở Việt Nam. Tạp chí KHKT chăn nuôi, Hội Chăn nuôi.

12. Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng (2012), Giáo trình

công nghệ sinh sản vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Trần Quang Hân và Hoàng Quang Duy (2011). Sinh trưởng của trâu tại Đắk Lăk. Tạp chí KHKT Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi, số 5, năm 2011, tr. 26-29.

14. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003),

Giáo trìnhTruyền giống nhân tạo vậtnuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội

15. Lê Viết Ly, Võ Sinh Huy (1982), Nghiên cứu một số môi trường pha chế bảo tồn tinh dịch trâu Murrah, Tạp chí khoa học công nghệ kỹ thuật nông nghiệp số 235, tr 36-39.

16. Vũ Đình Ngoan, Đào Đức Thà, Đặng Đình Hanh, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Đức Chuyên, Tạ Văn Cần, Hàn Quốc Vương, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2010), Nghiên cứu kỹ thuật đông lạnh tinh dịch trâu dạng cọng rạ tại Bá Vân – Thái Nguyên,

http://vcn.vnn.vn/uploads/files/Bao%20cao%20khoa%20hoc%20hang %20nam/2010/B8_CNSH.pdf (ngày 11/4/2012).

17. Đặng Văn Quát (2016). Bảo tồn quỹ gen trâu Thanh Chương tại tỉnh Nghệ An. Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp tỉnh 2016.

18. Mai Văn Sánh (1996), Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa, thịt của

trâu Murrah nuôi tại sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội. Luận án

tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

19. Mai Văn Sánh (2005), “Ảnh hưởng của chọn lọc đàn trâu cái và sử dụng trâu đực có khối lượng lớn làm giống đến khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé”, Tạp chí Chăn nuôi số 11, tr. 8-9.

21. Sharma, Đỗ Kim Tuyên (1990), Sản xuất tinh cọng rạ trâu Murah tại

Trung tâm nghiên cứu trâu và đồng cỏ Sông Bé. Báo cáo khoa học

1990 – Viện chăn nuôi.

22. Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Thị Kim Ngân, Hoàng Tấn Thành, Võ Phạm Kha Bích Ngân, Phan Hữu Hương Trinh, Nguyễn Thị Lan Anh và Phạm Công Thiếu (2019). Đa dạng di truyền một số quần thể trâu nội Việt Nam. Tạp chí KHKT chăn nuôi, Hội Chăn nuôi, số 242, tháng 3, năm 2019, tr.2-8.

23. Trịnh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Ước, Mai Văn Sánh, Lương Duy Tuệ, Đào Đức Thà, Nguyễn Hữu Trà (2006), Nghiên cứu và phát triển công nghệ tinh đông lạnh trong thụ tinh nhân tạo trâu, Báo cáo tổng kết

nhiệm vụ. Viện Công nghệ sinh học.

24. Tổng cục thống kê (2017). Tình hình kinh té xã hội năm 2017. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabit=621&ItemID=18668

25. Nguyễn Hữu Trà, Đặng Đình Hanh, Hoàng Kim Giao, Mai Văn Sánh, Đào Đức Thà (2000), Sản xuất tinh đông viên trâu Murrah nuôi tại

Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi. Báo cáo khoa

học 11/2000- Viện chăn nuôi.

26. Nguyễn Hữu Trà, Đặng Đình Hanh, Hoàng Kim Giao, Phan Văn Kiểm, Mai Văn Sánh, Đào Đức Thà (2001), Kết quả sản xuất tinh đông viên trâu Murrah tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi Miền núi. Báo cáo khoa học năm 2001, Viện chăn nuôi, tr 91-95.

27. Hà Minh Tuân (2014), Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của

trâu Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Quang Tuyên, Phan Đình Thắm, Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Liên, Hồ Thị Bích Ngọc (2006), Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển đàn trâu tại tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí

II. Tài liệu tiếng Anh

29. Alavi-Shoushtari, S. M. and Babazadeh Habashi, (2006),” Seasonal variation in the characteristics of the Azarbaijani buffalo (Bubalus

bubalis) semen”, Iranian Journal of Veterinary Research. 7(1), pp. 49-54.

30. Al-Sahaf, M. M. and Ibrahim, N. S. (2012), Monthly changes in testes and epididymis measurements with some semen characteristics of tail epididymis for Iraqi buffalo, Iraqi. J. Vet. Med. 36(2), pp. 204-208. 31. Andrabi S.M.H., Siddiwue M., Ullah N, Khan L.A., (2006), Effects of

reducing sperm numbers per insemination dose on fertility of cryopreserved buffalo bull semen, Pakistan Vet, 26 (1), pp. 17.

32. Andrabi, S. M. H. (2009), Factors Affecting the Quality of Cryopreserved Buffalo (Bubalus bubalis) Bull Spermatozoa, Reprod. Dom. Anim, (44), pp.552–569.

33. Ansari, M. S., Rakha, B. A., Andrabi, S. M. and Akhter, S. (2011), Effect of straw size and thawing time on quality of cryopreserved buffalo

(Bubalus bubalis) semen, Reprod. Biol, 11(1), pp. 49-54.

34. Bhakat, M., Mohanty, T. K., Raina, V.S., Gupta, A.K. and Khan, H.M.,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)