3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng
tinh trâu đực giống Chiêm Hóa
Yếu tố mùa vụ có tác động lớn tới khả năng sinh sản của trâu đực giống. Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu đực qua đó có những điều chỉnh để có được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác tinh phù hợp, nhằm khai thác tốt nhất khả năng sản xuất của các trâu đực chúng tôi tiến hành nghiên
cứu xác định ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch trâu đực Chiêm Hóa. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến việc hành khai thác trong 2 mùa vụ: Xuân-Hạ và Thu - Đông.
3.1.2.1. Lượng xuất tinh của trâu theo mùa vụ trong năm
Bảng 3.7. Lượng xuất tinh của trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa vụ trong năm
Mùa vụ Số lần khai thác tinh (lần)
Lượng xuất tinh (ml)
Mean SD
Xuân - Hè 25 2,86b 0,71
Thu - Đông 25 3,34a 0,64
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy lượng xuất tinh của trâu đực giống Chiêm Hóa ở các mùa vụ có sự khác nhau, ở vụ Thu-Đông lượng xuất tinh của trâu trung bình (3,34ml) cao hơn ở vụ Xuân-Hè (2,86ml) (P<0,05).
Theo chúng tôi, sự sai khác nhau về lượng xuất tinh của trâu ở các mùa vụ là do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết với những biến động mạnh về nhiệt độ, độ ẩm không khí của các mùa vụ, từ đó đã ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, vận động, sức khỏe của trâu dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tinh của trâu đực giống Chiêm Hóa.
Theo Tarr (2007), ở môi trường nhiệt độ thấp, gia súc phải tăng cường trao đổi chất và tăng nhu cầu năng lượng để duy trì nhiệt độ của cơ thể. Khi nhiệt độ trực tràng giảm xuống dưới 280C, gia súc không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trở về bình thường nếu không có sự hỗ trợ bởi các biện pháp tăng nhiệt. Việc hạ thân nhiệt khiến quá trình trao đổi chất và quá trình sinh lý giảm xuống, máu chuyển hướng từ các chi tới bảo vệ các bộ phận khác quan
trọng hơn bên trong cơ thể, các bộ phận như tinh hoàn, núm vú, tai dễ bị tê cóng, nếu nhiệt độ tiếp tục xuống thấp, quá trình hô hấp, tuần hoàn bị ngưng trệ, gia súc sẽ mất ý thức và chết. Do vậy, tác động của stress lạnh tới gia súc cũng nghiêm trọng không kém stress nhiệt. Nghiên cứu của tác giả Somparn và cs., (2004) cho biết, gia súc ở vùng Đông Bắc của Thái Lan giảm khả năng sản xuất trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ thấp, giá lạnh. Javed và cs., (2000) cũng cho rằng, thời tiết lạnh ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng trong quá trình thu thập, chế biến tinh. Ở miền Bắc nước ta, hiện tượng rét đậm (nhiệt độ trung bình trong ngày trong khoảng từ 130C đến 150C), rét hại (nhiệt độ trung bình trong ngày ≤130C) thường gặp từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm (Vũ Thanh Hằng và cs., 2010) đã gây hiện tượng stress lạnh và làm chết nhiều gia súc (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).
Tác giả Marai và cs., (2008) cho biết, năng suất vật nuôi chịu tác động bất lợi lớn hơn khi có sự kết hợp giữa nhiệt độ môi trường cao kèm theo độ ẩm không khí cao. Đặc biệt, trâu có khả năng đổ mồ hôi kém hơn các gia súc khác nên dễ bị tác động bởi môi trường có độ ẩm cao (Marai và Haeeb, 2010). Khi trâu bị stress nhiệt, cơ thể trâu bị rối loạn một loạt các chức năng sinh học như quá trình tiêu hóa thức ăn, các quá trình chuyển hóa protein, năng lượng, khoáng và vi chất, rối loạn nội tiết tốt .... dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản và khả năng sản xuất của chúng (Mandal và cs., 2000, Marai và cs., 2009, Marai và Haeeb, 2010; Singh và cs., 2013).
Tác giả Koonjaenak và cs., (2007a) cũng cho biết, ở Thái Lan các mùa trong năm có nền nhiệt độ trung bình dao động từ 32,10C đến 35,30C và độ ẩm trung bình dao động từ 89,4% đến 95,5% đã không tác động đến lượng xuất tinh của trâu bản địa nuôi trong trung tâm sản xuất tinh đông lạnh.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với công bố của Javed và cs. (2000), ở Pakistan trâu Nili-Ravi có lượng xuất tinh thấp nhất
trong mùa hạ ẩm ướt (P<0,05). Tác giả Gokhale và cs., (2003) cũng có kết quả nghiên cứu tương tự trên trâu Murrah, lượng xuất tinh cao trong mùa đông và thấp nhất trong mùa hạ.
3.1.2.2. pH tinh dịch trâu tại theo mùa vụ trong năm
Bảng 3.8. pH của tinh dịch trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa vụ trong năm
Mùa vụ Số lần khai thác tinh (lần)
pH
Mean SD
Xuân - Hè 25 6,71a 0,09
Thu - Đông 25 6,82a 0,05
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy, ở 2 mùa vụ trong năm không ảnh hưởng đến pH tinh dịch trâu Việt Nam (P>0,05). Độ pH tinh dịch ở mùa vụ Xuân - Hè là 6,71, còn ở mùa vụ Thu - Đông. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Wei và Jea (2006), độ pH tinh dịch của trâu Đài Loan cũng không có sự khác nhau giữa các mùa trong năm. Koonjaenak và cs., (2007a) cũng cho biết, mùa vụ không ảnh hưởng đến chỉ tiêu pH tinh dịch của trâu đầm lầy ở Thái Lan, pH đạt 6,9 trong mùa mưa, đạt 7 trong mùa đông và mùa hạ.
Tuy nhiên, tác giả Javed và cs., (2000) cho biết, trâu Nili-Ravi có độ pH tinh dịch trong mùa thu thấp hơn trong mùa đông. Terezinha và cs., (1991) thấy rằng, pH tinh dịch cao trong mùa đông nhưng thấp vào mùa xuân và mùa hạ. Younis (1996) công bố, độ pH tinh dịch thấp trong mùa thu. Nguyên nhân theo chúng tôi do có sự khác biệt về giống, độ tuổi cũng như các điều kiện nghiên cứu.
3.1.2.3. Hoạt lực tinh trùng theo mùa vụ trong năm
Bảng 3.9. Hoạt lực tinh trùng của trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa vụ trong năm
Mùa vụ Số lần khai thác tinh (lần) Hoạt lực tinh trùng (%) Mean SD Xuân - Hè 25 76,89b 5,55 Thu - Đông 25 79,41a 5,74
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, hoạt lực tinh trùng của trâu đực giống Chiêm Hóa cao nhất ở mùa vụ Thu - Đông đạt 79,41%, mùa vụ Xuân - Hè hoạt lực tinh trùng thấp hơn đạt 76,89%.
Nhiều tác giả khác cũng đã thông báo những kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Mandal và cs., (2000) cho biết, trong mùa đông hoạt lực tinh trùng trâu Murrah đạt cao nhất. Theo Al- Sahaf và Ibrahim (2012), các hoạt động sinh sản và số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu tăng lên trong những tháng có nhiệt độ vừa và thấp, giảm trong những tháng có nhiệt độ cao. Ibrrhem và cs., (2014) nghiên cứu thấy rằng, hoạt lực tinh trùng dao động từ 68,00% đến 74,16% giữa các tháng trong năm, ở các tháng có nhiệt độ vừa và thấp thì hoạt lực tinh trùng cao, các tháng có nhiệt độ cao thì hoạt lực tinh trùng thấp (P<0,05).
Theo Igna và cs. (2010), nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng vào ngày khai thác tinh dịch mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất tinh trùng trong tinh hoàn. Sharma và Gupta (1980) cho biết, khoảng thời gian phát triển từ tế bào mầm đến tế bào tinh trùng thành thục trong tinh hoàn của trâu là 38 ngày.
Tuy nhiên, tác giả Koonjaenak và cs., (2007a) nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu đầm lầy ở Thái Lan thấy rằng, giữa các mùa trong năm, hoạt lực tinh trùng của trâu đầm lầy không có sự khác nhau (P>0,05), mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hoạt lực tinh trùng đạt 75,2%, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 hoạt lực tinh trùng đạt 74,5% và mùa hạ từ tháng 3 đến tháng 6 hoạt lực tinh trùng đạt 72,8%. Theo chúng tôi, nguyên nhân có sự khác nhau giữa các báo cáo về hoạt lực tinh trùng trâu có thể do điều kiện khí hậu khác nhau của khu vực nghiên cứu, nhiệt độ tối cao trung bình giữa các mùa ở Thái Lan trong thời gian nghiên cứu chỉ dao động từ 32,100C đến 35,310C (Koonjaenak và cs., 2007a), còn nhiệt độ trung bình giữa các mùa trong nghiên cứu này dao động từ 17,960C đến 27,530C.
3.1.2.4. Nồng độ tinh trùng theo mùa vụ trong năm
Kết quả đánh giá nồng độ tinh trùng của trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa vụ trong năm được thể hiện ở bảng 3.10
Bảng 3.10. Nồng độ tinh trùng của trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa vụ trong năm
Mùa vụ Số lần khai thác tinh (lần) Nồng độ tinh trùng (tỷ/ml) Mean SD Xuân - Hè 25 1,05 b 0,13 Thu - Đông 25 1,08 a 0,10
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả bảng 3.10 cho thấy: Nồng độ tinh trùng của trâu đực giống Chiêm Hóa trong mùa vụ Thu – Đông đạt 1,08 tỷ/ml, mùa vụ Xuân - Hè chỉ đạt 1,05 tỷ/ml.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả Javed và cs. (2000), Gokhale và cs. (2003), Wei và Jea (2006),
Ibrrhem và cs., (2014). Trâu Nili-Ravi ở Pakistan có nồng độ tinh trùng cao vào mùa thu và mùa xuân (Javed và cs., 2000), trâu Murrah có nồng độ tinh trùng thấp nhất trong mùa hạ (Gokhale và cs., 2003), trâu Đài Loan có nồng độ tinh trùng đạt giá trị cao trong mùa thu và mùa đông (Wei và Jea, 2006), trâu Irắc có nồng độ tinh trùng tăng trong các tháng có nhiệt độ vừa và thấp, giảm trong các tháng có nhiệt độ cao (Ibrrhem và cs., 2014).
Tác giả Koonjaenak và cs., (2007a) cho biết một kết quả khác với kết quả của chúng tôi. Nồng độ tinh trùng của trâu đầm lầy ở Thái Lan không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ (P>0,05), nồng độ tinh trùng trâu trong mùa mưa đạt 1,2 tỷ/ml, mùa đông có nồng độ tinh trùng đạt 1,2 tỷ/ml và mùa hạ có nồng độ tinh trùng đạt 1,1 tỷ/ml. Theo chúng tôi, nguyên nhân có thể do sự khác biệt của điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu.
3.1.2.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình theo mùa vụ trong năm
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa vụ trong năm được thể hiện bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu đực giống Chiêm Hóa ở các mùa trong năm
Mùa vụ Số lần khai thác tinh (lần) Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) Mean SD Xuân - Hè 25 12,01a 2,65 Thu - Đông 25 10,76b 2,24
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Bảng 3.11 cho thấy: tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu đực giống Chiêm Hóa ở mùa vụ Xuân - Hè cao (12,01%), mùa vụ Thu - Đông thấp hơn (10,76%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của
tác giả Koonjaenak và cs., (2007a) trên trâu đầm lầy Thái Lan cho biết yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến các biến dạng hình thái của tinh trùng (P<0,05-0,001). Ibrrhem và cs., (2014) cũng thấy rằng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở trâu Irắc giảm đi trong những tháng có nhiệt độ vừa và thấp, tăng lên trong những tháng có nhiệt độ cao và dao động từ 9,32% đến 15,56% (P<0,05).
Nguyên nhân do ảnh hưởng của stress lạnh trong mùa xuân và sự biến động nhiệt cao khi chuyển sang mùa hạ ở khu vực nghiên cứu. Waites và Setchell (1990) cho biết, nhiệt độ môi trường tăng đột ngột ảnh hưởng đến các tế bào mầm sinh tinh trong tinh hoàn do đó làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Chính vì vậy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu đầm lầy Việt Nam cao nhất trong mùa hạ.
3.1.2.6. Tỷ lệ tinh trùng sống theo mùa vụ trong năm
Bảng 3.12. Tỷ lệ tinh trùng sống của trâu đực giống Chiêm Hóa theo mùa vụ trong năm
Mùa vụ Số lần khai thác tinh (lần) Tỷ lệ tinh trùng sống (%) Mean SD Xuân - Hè 25 82,13 b 3,27 Thu - Đông 25 85,11a 2,42
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Qua số liệu bảng 3.12 cho thấy, tỷ lệ tinh trùng sống của trâu đực giống Chiêm Hóa có sự thay đổi giữa các mùa trong năm. Ở mùa vụ Thu - Đông, tỷ lệ tinh trùng sống (85,11%), cao hơn so với ở mùa vụ Xuân - Hè (82,13%).
Tác giả Saeed (1988) cho biết rằng chất lượng tinh dịch của gia súc bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố mùa vụ trong năm, đặc biệt có sự thay đổi chất
lượng tinh dịch ngay trong một mùa và cùng một độ tuổi ở các địa phương khác nhau. Nghiên cứu trên đối tượng trâu Irắc, tác giả Ibrrhem và cs., (2014) cho biết tỷ lệ tinh trùng sống dao động từ 68,72% đến 79,00% qua các tháng trong năm, những tháng có nhiệt độ tăng cao thì tỷ lệ tinh trùng sống thấp và ngược lại (P<0,05).
Như vậy, một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu đực giống Chiêm Hóa là tương đương với trâu đầm lầy sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác TTNT ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia …. Yếu tố cá thể và mùa vụ có ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trâu Chiêm Hóa.