Tình hình chăn nuôi trâu tại tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 33)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.3. Tình hình chăn nuôi trâu tại tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, số dân sống dựa và sản xuất nông nghiệp chiếm 78% nên phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân các dân tộc của tỉnh.

Qua số liệu thống kê, số lượng đàn trâu của tỉnh từ năm 2011 đến 2017 có tốc độ giảm bình quân 7,0%/năm; chất lượng đàn trâu trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm sút. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khối lượng trung bình của trâu Tuyên Quang khá lớn: trâu đực trung bình đạt 457 kg/con, trâu cái trung bình đạt 394 kg/con. Đến nay, khối lượng trung bình của đàn trâu nuôi tại địa phương đã giảm: trâu đực trung bình chỉ còn 371 kg/con, trâu cái trung bình chỉ còn 354 kg/con. Tỷ lệ đẻ của trâu cái sinh sản chỉ đạt 36%/năm. Tuy nhiên, vẫn còn những trâu có khối lượng lớn đạt tới 600-700 kg đối với con đực và 450-500 kg đối với con cái.

Ở Tuyên Quang, trâu có khối lượng lớn nuôi tại Chiêm Hóa là giống trâu quý, có năng suất và chất lượng thịt cao. Tuy nhiên, do thời gian qua nguồn gen trâu có khối lượng lớn nuôi tại Chiêm Hóa đang bị khai thác quá mức bởi nhu cầu của thị trường ngày càng cao, giá trị kinh tế cũng như chất lượng sản phẩm thịt trâu ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Các kết

quả nghiên cứu trong thời gian qua cũng cho thấy, việc khai thác nguồn gen trâu có khối lượng lớn nuôi tại Chiêm Hóa hiện nay hầu hết mang tính tự phát, thiếu khoa học, đã gây ra một số vấn đề bất cập. Số trâu mang ra chợ bán và sử dụng làm trâu chọi thường là những con trâu to, có sản lượng thịt lớn. Số đực giống có ngoại hình cân đối (đạt 500-700kg) hầu như không được chọn giữ làm giống, do tập quán nên người dân thường nuôi nhốt và coi đó như một tài sản có giá trị thể hiện sự giàu có của gia đình mình. Số đực khác kém hơn được để lại làm giống và tiêu thụ nội bộ. Việc bán hoặc thịt đi một số lượng trâu có giá trị phẩm giống tốt - kết quả của sự chọn giống ngược đã gây suy thoái chất lượng đàn trâu của địa phương.

Như vậy, việc triển khai đề tài "Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản

đến chất lượng tinh dịch" là một hướng đi đúng, vừa có ý nghĩa khoa học vừa

có ý nghĩa thực tiễn cao. Kết quả đề tài sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi cho các hộ dân và các doanh nghiệp chăn nuôi trâu ở địa phương; chắc chắn khối lượng bình quân của nghé thế hệ sau sẽ tăng lên, tương ứng với giá trị kinh tế từ đó được tăng thêm; thời gian chăn nuôi trâu thương phẩm được rút ngắn do có trâu giống tốt; thương hiệu trâu đực giống Chiêm Hóa được khẳng định giúp cho người chăn nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- 05 trâu đực giống được tuyển chọn từ đàn trâu Chiêm Hóa, được đưa về nuôi tập trung tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi, có khối lượng bình quân 650 kg/con, độ tuổi trung bình 4,5 tuổi.

Đàn trâu cái địa phương là trâu đang được nuôi tại huyện Chiêm Hóa và các địa phương lân cận, các trâu cái có khả năng sinh sản bình thường, đã đẻ 1 lứa và chưa được phối giống.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: + Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch trâu (khai thác, pha chế, bảo quản tinh dịch) tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi.

+ Nghiên cứu khả năng thụ thai của đàn trâu cái nội được phối giống bằng tinh trâu đực giống Chiêm Hóa đông lạnh tại Tuyên Quang và Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/6/2018 đến tháng 31/10/2019

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa

Nghiên cứu ảnh hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch của trâu Chiêm Hóa.

2.3.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ và chất lượng của tinh cọng rạ sau giải đông lượng của tinh cọng rạ sau giải đông

Kiểm tra đánh giá chất lượng tinh cọng rạ đông lạnh trâu đực giống Chiêm Hóa và xác định tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của các trâu đực Chiêm Hóa với đàn trâu cái địa phương.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa và ảnh hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số chỉ tiêu sản xuất của tinh dịch hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số chỉ tiêu sản xuất của tinh dịch

- Nghiên cứu khả năng sản xuất, ảnh hưởng của cá thể đến một số chỉ tiêu sản xuất (lượng tinh, phẩm chất tinh) của 5 trâu đực giống Chiêm Hóa được nuôi nhốt và có khẩu phần ăn như nhau.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu sản xuất (lượng tinh, phẩm chất tinh) của trâu Chiêm Hóa.

Mỗi vụ lấy kiểm tra 25 mẫu/trâu. Lấy trong 2 vụ (xuân - hạ, thu - đông) - Mỗi cá thể trâu đực được nuôi trong một ô chuồng riêng với diện tích là 45m2, trong đó gồm 20m2 chuồng có mái che và 25m2 sân chơi không mái, có máng ăn và máng uống riêng cho từng con. Quản lý cá thể và phòng bệnh cho đàn trâu được thực hiện nghiêm ngặt, kiểm tra thú y định kỳ 2 lần/năm. Trâu đực giống trong nghiên cứu được cho ăn cùng chế độ dinh dưỡng tính sẵn cho từng cá thể theo tiêu chuẩn cơ sở dựa trên tiêu chuẩn của Kearl (1982). Các loại thức ăn thô được ăn tự do gồm có cỏ Alfalfa, cỏ pangola, cỏ ghinê và thức ăn tinh có tỷ lệ protein không nhỏ hơn 16%, nước uống đầy đủ, ngoài ra còn bổ sung khoáng bằng đá liếm.

2.4.1.1. Phương pháp khai thác tinh dịch trâu Chiêm Hóa

Thời gian khai thác tinh: từ 7 giờ đến 8 giờ sáng.

Tần suất khai thác tinh dịch: 3-4 ngày/lần (2 lần/1 tuần).

- Chuẩn bị âm đạo giả: Các bộ phận của âm đạo giả được khử trùng rồi

lắp ráp và bảo quản trong tủ ấm 420C trước khi lấy tinh.

- Chuẩn bị trâu đực: Trâu đực đến ngày khai thác tinh được tắm sạch sẽ

và thụt rửa bao dương vật trước khi khai thác tinh 30 phút bằng nước muối sinh lý 0,9%.

- Chuẩn bị trâu làm giá: Chọn trâu làm giá có tầm vóc thích hợp, vệ sinh cơ thể trâu sạch sẽ và cho vào giá.

- Khai thác tinh: Kích thích cho trâu đực hưng phấn rồi cho trâu đực

nhảy trâu giá và lấy tinh bằng âm đạo giả.

Mẫu tinh dịch khai thác được đưa ngay vào phòng thí nghiệm và đặt trong bể nước ấm 350C để kiểm tra các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch.

2.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cá thể mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng của tinh trâu

Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm:

+ Lượng tinh (V - ml). + Hoạt lực tinh trùng (A - %). + Nồng độ tinh trùng (C - tỷ/ml). + pH. + Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%). + Tỷ lệ tinh trùng sống (%).

* Lượng tinh (thể tích tinh dịch trong một lần xuất tinh - V, ml): là lượng

tinh dịch khai thác được trong 1 lần trâu đực xuất tinh, được xác định bằng ống nhựa có chia vạch khắc ml, đặt thăng bằng ngang tầm mắt. Đọc kết quả theo mặt cong của mặt thoáng tinh dịch.

* Độ pH của tinh dịch:được xác định bằng giấy đo pH.

Dùng đũa thủy tinh lấy 1 giọt tinh dịch nhỏ lên giấy pH và sau 3 giây thì so sánh màu của giấy với bảng màu chuẩn.

* Hoạt lực của tinh trùng (A, %):

Hoạt lực của tinh trùng là tổng số tinh trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong tinh dịch trên vi trường quan sát.

Dùng micropipét hút 0,01 ml tinh dịch + 0,09 ml dung dịch A (môi trường pha loãng tinh dịch không có glycerol) rồi nhỏ lên phiến kính chuyên dụng và

được giữ ấm ở nhiệt độ 380C. Dùng lamen khô, sạch đậy lên giọt tinh sao cho giọt tinh dịch quét đều bốn cạnh của lamen. Đưa phiến kính lên soi dưới kính hiển vi với độ phóng đại 200 lần. Ước lượng tỷ lệ phần trăm số tinh trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi trường mà ta quan sát được. Việc đánh giá cho điểm được tiến hành theo thang điểm 10 của Milovanov.

* Nồng độ tinh trùng (C,tỷ/ml): Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử

dụng phương pháp xác định nồng độ tinh trùng bằng buồng đếm Newbower. Lắp lamelle kính đã được làm sạch, khô lên mặt buồng đếm. Dùng ống pha loãng hồng cầu để hút tinh dịch đến vạch 0,5 sau đó hút tiếp dung dịch NaCl 3% đến vạch 11. Chú ý: không được để có bọt khí trong ống pha loãng hồng cầu trong quá trình hút. Nếu có bọt khí phải súc rửa sạch ống pha loãng và làm lại. Bịt hai đầu ống pha loãng bằng ngón tay cái và ngón tay giữa, lắc nhẹ từ 5-6 lần cho tinh dịch trộn đều với dung dịch NaCl. Mức độ pha loãng 200 lần. Bỏ đi vài giọt dung dịch ở phần ống dưới, nhỏ hỗn hợp này vào trong buồng đếm, đưa lên kính hiển vi có độ phóng đại 200-400 lần để đếm.

* Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %): được xác định bằng phương pháp của

Chemineau (1991), cụ thể:

+ Phết tiêu bản: Lấy một phiến kính A khô sạch, không có vết xước trên mặt. Ghi số hiệu đực giống, ngày kiểm tra ở một đầu phiến kính, lấy một giọt tinh dịch kéo ngang trên phiến kính. Đặt chiều rộng lam kính B trùng khít với cạnh ngang tinh dịch và nghiêng phiến kính A một góc 450, kéo xuôi nhẹ một lần sao cho tinh dịch dàn đều trên phiến kính A.

+ Cố định: Để phiến kính có tinh dịch dàn đều tự khô trong không khí hoặc hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn để tinh trùng dính chặt trên lam kính, cố định 2-3 phút sau đó cho vòi nước chảy nhẹ vào lam kính (tránh tinh trùng bị trôi mất), vẩy khô.

+ Nhuộm: Dùng xanh Methylen 5% nhỏ lên phiến kính để trong 5 phút, sau đó từng giọt nước trôi thật nhẹ nhàng trên lamen bằng nước sạch, vẩy khô.

+ Quan sát trên kính hiển vi và đếm: Đặt phiến kính lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần, đếm số tinh trùng kỳ hình và tổng số tinh trùng có trong vi trường.

+ Đếm hết tinh trùng trong vi trường này xong mới chuyển sang vi trường khác cho đủ tổng số tinh trùng trong khoảng 300-500. Nếu vi trường có tinh trùng quá dầy thì chọn vi trường khác để đếm.

Công thức tính như sau:

K (%) = Số lượng tinh trùng kỳ hình x 100 500

* Tỷ lệ tinh trùng sống (Sg %): Xác định theo phương pháp của Blom

(1950) , bằng cách nhỏ 1 giọt tinh dịch lên lam kính lõm và 2 giọt Eos5%, đảo nhẹ, sau đó nhỏ 4 giọt Nigrosin 10%, đảo nhẹ, để ấm 370C trong 30 giây. Lấy 1 giọt tinh dịch đã nhuộm phết kính dàn mỏng đều đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần. Đếm tổng số 500 tinh trùng gồm cả tinh trùng sống và tinh trùng chết (tinh trùng chết là những tinh trùng bắt màu đỏ Eosin). Tính tỷ lệ tinh trùng sống bằng công thức sau:

Tỷ lệ tinh trùng sống (%) = Số lượng tinh trùng sống x 100 500

2.4.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ và chất lượng của tinh cọng rạ sau giải đông lượng của tinh cọng rạ sau giải đông

2.4.2.1. Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ

Các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn, số lượng tinh sản xuất và số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn được tính toán theo từng cá thể, bằng phép tính số học thường quy sau khi đưa mẫu tinh dịch trâu đạt tiêu chuẩn vào sản xuất tinh đông lạnh.

2.4.2.2. Phương pháp đánh giá hoạt lực tinh trùng sau giải đông

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (%) được xác định sau khi bảo quản tinh đông lạnh 24 giờ, kiểm tra ngẫu nhiên 1 cọng rạ của từng lô tinh cọng rạ của từng lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của từng trâu đực, giải đông ở nhiệt độ 37°C trong 30 giây, kiểm tra hoạt lực tinh trùng trên kính hiển vi, nếu hoạt lực A  40% thì đạt tiêu chuẩn.

2.4.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt lực tinh trùng sau thời gian bảo quản 6 tháng và 12 tháng

Tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ được bảo quản trong ni tơ lỏng - 1960C, được đánh số cá thể, ngày sản xuất và sau thời gian bảo quản 6 tháng- 12 tháng được lấy ngẫu nhiên các cọng tinh của mỗi cá thể trâu và tiến hành giải đông tinh ở nhiệt độ 37°C trong 30 giây, kiểm tra hoạt lực tinh trùng trên kính hiển vi và đánh giá hoạt lực A (%) theo phương pháp đánh giá mục.

Xác định thời điểm phối giống thích hợp từ thông tin các cá thể trâu, quan sát bằng mắt thường, xác định thời điểm phối giống thích hợp là lúc lúc niêm dịch tiết ra nhiều có màu đục và đặc, kéo dài khó đứt, âm hộ ướt, niêm mạc âm đạo chuyển từ mầu hồng tươi sang mầu tím sẫm. Thời gian phối giống thích hợp là khoảng thời gian 10-12h kể từ khi trâu cái bắt đầu chịu đực.

Phương pháp phối giống kép: 1 liều vào thời điểm phối giống thích hợp 10- 12h kể từ khi trâu cái bắt đầu chịu đực; phối lặp lại sau 6 giờ kể từ khi phối tinh lần 1. Phương pháp pha loãng, phân liều, đóng gói, đông lạnh tinh dịch, sau khi đánh giá các chỉ tiêu (V.A.C) của tinh dịch đảm bảo tiêu chuẩn tiến hành pha loãng tinh dịch đảm bảo nồng độ tinh trùng từ 80-100 triệu tinh trùng/1 ml, đóng liều 0,25ml/cọng.

Đông lạnh nhanh (PP1): Đặt cọng rạ trên khay nằm ngang cách bề mặt nitơ lỏng 4cm, sau đó đưa ngay các cọng rạ ngập trong nitơ lỏng để bảo quản.

2.4.2.4. Phương pháp xác định tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng trâu Chiêm Hóa

Sử dụng phương pháp khám thai qua trực tràng sau khi phối 90 ngày để xác định trâu cái có chửa. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu tính theo công thức:

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) = Số trâu cái có chửa x 100 Tổng số trâu cái phối lần một

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được từ nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thông kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2002) trên phần mềm Exel và Minitab 16.

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa

3.1.1. Ảnh hưởng của cá thể đến khả năng sản xuất tinh dịch

Khả năng sinh sản của gia súc đực nói chung và của trâu đực giống nói riêng được thể hiện chủ yếu qua một số chỉ tiêu như: lượng xuất tinh, nồng độ tinh trùng, hoạt lực tinh trùng, pH tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống (Blom, 1983)… Nếu tinh dịch có số lượng, chất lượng tốt thì sản xuất được tinh đông lạnh có chất lượng tốt, khả năng thụ thai cao và ngược lại, nguyên nhân do các chỉ tiêu này có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau (Sajjad và cs., 2007; Da Luz và cs., 2013). Do vậy, trong công tác TTNT việc đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch của các cá thể đực giống có tầm quan trọng đặc biệt. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của 05 trâu đực giống Chiêm Hóa cụ thể như sau:

3.1.1.1. Lượng xuất tinh (thể tích tinh dịch V, ml)

Lượng tinh (thể tích tinh dịch) là chỉ tiêu đầu tiên đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của trâu đực, chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 33)