Kỹ thuật đông lạnh và giải đông tinh dịch trâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.1.5. Kỹ thuật đông lạnh và giải đông tinh dịch trâu

1.1.5.1. Kỹ thuật đông lạnh tinh dịch trâu

Sau khi pha loãng với môi trường, tinh dịch được làm lạnh đến nhiệt độ 4-50C, đây là khoảng thời gian để tinh trùng thích nghi với quá trình giảm trao đổi chất, tránh sốc lạnh làm tổn thương màng tế bào. Quá trình làm mát chậm, tốc độ mất nước trong tế bào tinh trùng đảm bảo điểm cân bằng thẩm thấu nội ngoại bào, quá trình làm mát nhanh khiến cho nước bên trong tế bào không thoát ra ngoài kịp thời dẫn đến hình thành tinh thể băng trong quá trình đông lạnh làm tổn hại tế bào tinh trùng. Andrabi (2009) cho biết, tốc độ làm mát từ 0,20C/phút đến 0,40C/phút được khuyến khích trong khi đông lạnh tinh dịch trâu.

Trong giai đoạn cân bằng, glycerol thâm nhập vào tế bào tinh trùng và đảm bảo sự cân bằng nội ngoại bào. Tuli và cs., (1981) thấy rằng, chất lượng tinh sau giải đông khi cân bằng glycerol trong 4 giờ tốt hơn so với 2 giờ hoặc 6 giờ. Theo Dhami và Sahni (1994) cho rằng thời gian cân bằng tinh dịch trong khoảng 2-4 giờ. Tuy nhiên, các tác giả đều nhận định chung tinh dịch trâu nên để ở 50C trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 giờ trước khi đông lạnh.

Sau khi cân bằng lạnh, tinh dịch được đóng gói dưới dạng cọng rạ hoặc dạng viên. Nhưng hiện nay, tinh trâu đông lạnh được đóng gói trong cọng rạ 0,25 ml hoặc 0,5 ml và được cân bằng glycerol trước khi đưa vào đông lạnh trong hơi nitơ lỏng. Cọng rạ 0,25ml được sử dụng nhiều do chi phí sản xuất thấp hơn, tiết kiệm được môi trường pha loãng tinh dịch và không gian lưu trữ

tinh đông lạnh. Theo Ansari và cs., (2011), hoạt lực sau giải đông cũng bị tác động bởi thể tích cọng rạ, sử dụng loại cọng rạ 0,25ml để đông lạnh tinh trùng trâu cho kết quả hoạt lực tinh trùng cao hơn so với loại cọng rạ 0,5ml (P<0,05).

Đông lạnh trong hơi nitơ lỏng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một hộp đẳng nhiệt đơn giản. Các ống hút được treo ở vị trí ngang 1cm đến 4 cm trên nitơ lỏng trong 10-20 phút, sau đó cho ngập trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -1960C (El-Sisy và cs., 2010; Ansari và cs., 2011).

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc đông lạnh tinh trâu bằng hệ thống máy móc chuyên dụng được lập trình sẵn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất tinh. Vale (1997) đã tiến hành giảm nhiệt độ tinh dịch trâu với tốc độ 180C/phút trong giai đoạn từ +40C xuống -400C, sau đó tiếp tục giảm nhiệt độ xuống -1400C với tốc độ 80C/phút cho kết quả tốt. Sukhato và cs., (2001) cho biết, hoạt lực tinh trùng trâu tốt hơn khi đông lạnh tinh trâu bằng phương pháp giảm nhiệt độ từ 40C xuống -1200C với tốc độ 200C/phút hoặc 300C/phút.

1.1.5.2. Kỹ thuật giải đông tinh trâu đông lạnh

Kỹ thuật giải đông tinh đông lạnh có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng sau giải đông. Quá trình giải đông cần làm tan băng nhanh để ngăn chặn sự tái kết tinh bên trong tế bào, phục hồi trạng thái cân bằng nội ngoại bào tốt hơn. Việc giải đông chậm dễ xảy ra những rối loạn pH, biến tính protein do nhiệt độ cao và gây chết tế bào. Dhami và cs., (1994) thí nghiệm giải đông tinh trâu ở 40C trong 5 phút, 400C trong 1 phút hoặc 600C trong 15 giây. Kết quả cho thấy, giải đông tinh trâu ở 600C trong 15 giây giúp chất lượng tinh trùng tốt hơn. Trong một nghiên cứu khác của Dhami và Sahni (1994) nhằm so sánh các phương pháp cân bằng lạnh (làm mát) tinh trùng trâu Murrah khác nhau, kết

quả cho thấy tỷ lệ thụ thai cao nhất đạt 68,1% đối với cho tinh dịch được cân bằng lạnh với tốc độ 0,20C/phút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)