Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 29 - 31)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Công nghệ thụ tinh nhân tạo trâu đã được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1940 với thành công được ghi nhận là con nghé đầu tiên ra đời vào năm 1943 tại Ấn Độ (Ranjian và Pathak, 1993). Thời gian đầu, tinh dịch được lấy ra, pha loãng để tăng liều phối. Một bước đột phá trong bảo quản tinh trùng là việc sử dụng thành công glycerol bảo quản lạnh tinh trùng động vật (Polge và cs., 1949). Sau đó là sự chuyển đổi từ phương pháp bảo tồn tinh trùng bằng cách đông lạnh sâu trên băng CO2 (-790C) sang công nghệ bảo tồn tinh trùng trong ni-tơ lỏng (-1960C) trong những năm 1950 (Foote, 2002).

Sau này khi khoa học công nghệ phát triển, tinh dịch được pha loãng, đông lạnh, bảo quản và thụ tinh nhân tạo cho trâu cái. Từ năm 1972, việc nghiên cứu đông lạnh, bảo quản, giải đông và phối giống cho trâu cái đã thành công ở

Pakistan, Ấn Độ, Bulgary (trích Alexiev, 2008 ). Hiện nay, thụ tinh nhân tạo trâu đã phát triển ở nhiều nước những tỷ lệ thành công còn thấp hơn so với phối giống trực tiếp. Theo Agarwal và Shankar (2007) thì phối giống trực tiếp, tỷ lệ có chửa khoảng 60%, trong khi đó thụ tinh nhân tạo đạt được 50%. Hàng năm đã có hàng trăm ngàn nghé con sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

Các nghiên cứu về công nghệ sản xuất tinh trâu đông lạnh đã được công bố với các công bố của Dhami, Sahni và cs. (1996); Fabbrocini, Del Serbo, Fasano (2000). Ngày nay, công nghệ sản xuất, bảo quản và sử dụng tinh trâu đông lạnh để thụ tinh nhân tạo cho trâu đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Một bước quan trọng để phát triển được sản xuất đại trà tinh trâu đông lạnh trên thế giới là việc thực hiện chương trình “Bảo quản tinh trâu đông

lạnh trong nitơ lỏng -1960C” triển khai ở Pakistan, với sự hợp tác của các nhà

khoa học của Đức, Mỹ và FAO, từ đó đã đưa ra được các chất pha loãng khác nhau để sử dụng trong đông lạnh sâu tinh dịch trâu ở tất cả các nước trên thế giới (Heuer, 1980).

Nghiên cứu về ảnh hưởng của các giống trâu đến chất lượng tinh dịch, theo Nordin và cs. (1990) nhận thấy, trâu đầm lầy trưởng thành có tỷ lệ tinh trùng sống đạt 69,9%; trong khi đó trâu Murrah tỷ lệ tinh trùng sống đạt 77,77% (Capitan và cs., 1990).

Brazil phát triển TTNT trâu từ những năm 80 (thế kỷ XX) và đã thực hiện thành công việc đông lạnh tinh trâu đạt tỷ lệ thụ thai trong TTNT là 50%, sau đó với nhiều nghiên cứu tiếp tục cải tiến để tăng tỷ lệ thụ thai lên tới 70%. Ngày nay, việc sản xuất tinh trâu đông lạnh ở Brahzil đã và đang góp phần thúc đẩy chăn nuôi trâu phát triển, đáp ứng một phần nhu cầu sữa, thịt trâu trong nước và xuất khẩu (Vale, 2010).

McCool và Entwistle (1989) cho biết, tuổi dậy thì của trâu đầm lầy trung bình ở 24 tháng tuổi, thành thục tính dục ở giai đoạn từ 30 đến 33 tháng

tuổi và lượng xuất tinh tăng theo tuổi (Jainudeen và cs, 1982). Javed và cs. (2000) quan sát thấy ở trâu sông, có sự khác biệt đáng kể lượng xuất tinh giữa các trâu có độ tuổi khác nhau.

Trâu đã được nhập vào với Argentina từ Brazil từ những năm 1900 nhưng số lượng tổng đàn chỉ khoảng 15.000 con và tập trung chủ yếu ở tỉnh tỉnh Corrientes (chiếm 60%). Do vậy, mức độ giao phối cận huyết của đàn trâu là rất cao, làm giảm khả năng sinh sản của trâu. Nhờ kỹ thuật TTNT với việc sử dụng tinh trâu đông lạnh sâu mà Argentina đã khắc phục được hạn chế này với đàn trâu trong nước. Tỷ lệ phối giống lần 1 có chửa trong TTNT trâu đạt 56,8%. Tỷ lệ đậu thai của toàn đàn đạt 71,8%, sử dụng 1,88 liều tinh/1 trâu cái có chửa (Crudeli, 1999).

Trung Quốc đã sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ từ những năm 1980 để phục vụ công tác TTNT, cải tiến các giống trâu nội. Do đó, Trung Quốc đã lai tạo thành công con lai 3 giống giữa trâu địa phương với trâu Murrah và trâu Nili-Ravi cho sản lượng thịt, sữa cao hơn nhiều so với trâu địa phương (Liang và cs., 2004).

Thái Lan đã phát triển công tác TTNT trâu từ năm 1956 với sự trợ giúp của FAO. Các trung tâm TTNT được mở ra ở nhiều khu vực trong cả nước. Tinh dịch trâu có hoạt lực tinh trùng không nhỏ hơn 70% được pha loãng với môi trường Tris - Lòng đỏ trứng gà, có bổ sung 8% glycerol và đưa vào đông lạnh (Koonjaenak, 2006).

Là nước có quần thể trâu đầm lầy lớn trong vùng Đông Nam Á, Philippin đã thực hiện chương trình phát triển thụ tinh nhân tạo trâu với quy mô lớn nhằm lai tạo và cải thiện di truyền cho đàn trâu nội. Hệ thống sản xuất tinh có thể cung cấp 55.000 cọng rạ/năm phục vụ cho công tác TTNT trâu, chiếm khoảng 5% đàn trâu cái nội (Cruz, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 29 - 31)