Giới thiệu môi trường pha loãng, đông lạnh tinh dịch trâu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 27 - 29)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.1.6. Giới thiệu môi trường pha loãng, đông lạnh tinh dịch trâu dùng

trong nghiên cứu

Môi trường pha loãng, đông lạnh tinh dịch trâu là môi trường của Nhật Bản (Vũ Đình Ngoan và cs., 2010).

a) Thành phần môi trường như sau: Tris 1,363 g Axit Citric 0,762g Fructose 0,375 g Lactose 1,500 g Raffinose 2,700 g Penicillin G 100.000 UI Streptomycin 100 mg Lòng đỏ trứng gà 20% Glycerin 7,5 % Nước cất vừa đủ 100 ml

b) Vai trò và cơ chế tác dụng của các thành phần có trong môi trường: - Tris có tác dụng làm tăng thêm sức đệm cho môi trường, duy trì áp lực thẩm thấu.

- Axit Citric (hydroxymethyl-amino-methane) là một hóa chất quan trọng trong quá trình đông lạnh tinh dịch gia súc (Rasul và cs., 2001, Barbas và Mascarenhas, 2009). Dhami và cs. (1994) thấy rằng tris giúp hoạt lực sau giải đông của tinh trùng trâu đạt kết quả tốt hơn so với citrate và axit citric. Một nghiên cứu của tác giả Singh và cs., (2000b) cũng cho biết, tris giúp hoạt lực tinh trùng trâu sau giải đông tốt hơn so với 2 môi trường của hãng IMV (Pháp) là Laiciphos và Biociphos.

- Glycerol là chất bảo vệ lạnh được sử dụng nhiều nhất trong các môi trường pha loãng tinh dịch. Glycerol có khả năng tạo liên kết hydrô với nước và thấm qua màng tế bào, không độc hại trong quá trình tiếp xúc với các tế bào trong nồng độ giữa khoảng 1 mol/lít đến 5 mol/lít, tùy thuộc vào loại tế bào và điều kiện tiếp xúc (Fuller và Paynter, 2004). Tác dụng bảo vệ tinh trùng trong quá trình đông lạnh của glycerol do nó tăng áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào để kéo nước trong tế bào ra ngoài, qua đó làm giảm nguy cơ hình thành tinh thể băng trong tế bào, hạ thấp điểm đóng băng của nước trong tế bào (Holt, 2000b; Medeiros và cs., 2002; Lemma, 2011).

- Lòng đỏ trứng gà là một thành phần phổ biến trong các môi trường đông lạnh tinh dịch cho hầu hết các loài vật nuôi, bao gồm cả trâu (Sansone và cs., 2000). Thành phần lipoprotein (low density lipoproteins - LDL) có trong lòng đỏ trứng là yếu tố quan trọng bảo vệ tinh trùng trong quá trình đông lạnh. LDL bảo đảm tính ổn định của màng tinh trùng, các phospholipid có trong LDL tạo một lớp màng bảo vệ bề mặt tinh trùng hoặc thay thế các màng phospholipid của tinh trùng bị tổn thương trong quá trình đông lạnh (Foulkes và cs., 1980; Graham và Foote, 1987). Ngoài ra, LDL còn có tác dụng bắt giữ những protein có hại trong bào tương của tinh trùng, do vậy nâng cao khả năng chịu lạnh của tinh trùng (Bergeron và Manjunath, 2006). Nồng độ lòng đỏ trứng cho đông lạnh tinh dịch trâu cần đạt 20% lượng môi trường pha loãng tinh dịch (Sansone và cs., 2000; Andrabi và cs., 2008b).

- Fructose, Lactose, Raffinose là chất cung cấp năng lượng cho tinh trùng, bảo vệ màng tinh trùng và giải độc cho tinh trùng.

- Penicillin G, Streptomycin là chất kháng khuẩn để hạn chế tác hại của vi khuẩn với tinh trùng.

Các loại đường đa phân tử không có khả năng khuếch tán qua màng tế bào như lactose, fructose, sucrose, raffinose, trehalose hoặc dextrans là thành phần bảo vệ lạnh trong môi trường pha loãng. Đường tạo ra một áp suất thẩm thấu, gây mất nước trong tế bào, do vậy giảm tỷ lệ nước đóng băng trong tế bào. Các loại đường cũng tương tác với các phospholipid trong màng tế bào giúp cho màng tế bào ít bị tác động xấu trong quá trình đông lạnh.

Trong tinh dịch trâu có các loại vi sinh vật khác nhau như một số loại vi khuẩn Staphylococcus spp., Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, nấm men… (Ramaswamy và cs., 2002; Kapoor, 2003), chúng làm giảm khả năng vận động của tinh trùng (Panangala và cs., 1981), tổn thương acrosome (El- Mulla và cs., 1996), tiết độc tố gây hại tinh trùng (Morrell, 2006), do vậy các loại kháng sinh được bổ sung vào môi trường pha loãng tinh dịch để tiêu diệt các vi khuẩn có trong tinh dịch nhưng không ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu chiêm hóa tuyên quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)