Tiến bộ KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 34 - 35)

Cách mạng KH&CN diễn ra trên thế giới ngày càng mạnh mẽ và có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới. Đối với nước ta, phát triển KH&CN là một trong các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn 2010 - 2020, chủ trương này chú trọng đến các nội dung chủ yếu sau:

- Sắp xếp lại và phát triển có hiệu quả các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mạnh, đủ sức nghiên cứu, sáng chế công nghệ và tiếp thu có chọn lọc công nghệ tiên tiến của nước ngoài đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.

- Đổi mới nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ tin học để phát triển nhanh KT-XH của các địa phương và toàn vùng... áp dụng công nghệ trong quản lý theo Chương trình xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Chiêm Hóa được xác định trong khoảng thời gian 7 năm đến 12 năm. Theo dự báo, đó là thời kỳ tiến bộ KH&CN sẽ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Những thành tựu mới trong các lĩnh vực công nghệ điện tử, tin học, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới đang diễn ra từng ngày, từng giờ và trở thành nguồn lực chính của sự phát triển. Sự giao lưu hợp tác quốc tế và toàn cầu hoá không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà nó là chiếc cầu của giao lưu, truyền tải để các nước mau chóng tiếp cận và lĩnh hội được các thành tựu mới nhất về KH&CN. Đây là cơ hội để Việt Nam, Tuyên Quang nói chung và huyện Chiêm Hóa nói riêng thực hiện chiến lược đi tắt, đón đầu những tiến bộ KH&CN để phát triển KT-XH trong thập kỷ tới. Đối với nông nghiệp, Chiêm Hóa việc tiếp cận và ứng dụng nhanh các thành tựu KH&CN có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì thời kỳ quy hoạch cũng là thời kỳ chuyển đổi căn bản của nông nghiệp

sang SXHH theo hướng CNH-HĐH.

Đối với phát triển kinh tế, cần đặc biệt chú trọng việc ứng dụng các thành tựu KH&CN mới vào việc chuyển đổi nền kinh tế, mở rộng các ngành nghề mới tạo thêm công ăn việc làm trong quá trình đô thị hoá. Những thành tựu trong lĩnh vực sinh học cần được nhanh chóng áp dụng để đưa các giống mới vào sản xuất chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, sản xuất lúa giống, lúa có chất lượng cao, phát triển các vùng cây ăn quả, phát triển các vùng rau sạch nhằm chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, nông sản sạch, có giá trị cao.

Bên cạnh đó, sự tác động của tiến bộ KH&CN cũng đòi hỏi những thay đổi căn bản trong công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước trong quá trình tiếp cận nền kinh tế tri thức. Quá trình phát triển KH&CN đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ và chất lượng cao, phải được qua đào tạo thích ứng với yêu cầu của từng ngành nghề, cần hướng tới những lĩnh vực trong tương lai với trình độ công nghệ hiện đại, lao động không qua đào tạo sẽ dần dần bị đào thải. Do vậy, công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn ngay từ hôm nay phải được quy hoạch hướng tới các yêu cầu này. Sự phát triển của KH&CN và những thành tựu về công nghệ thông tin sẽ tạo các tiền đề làm thay đổi một cách căn bản phương thức quản lý nhà nước về KT-XH. Tất cả các nguồn thông tin từ các hoạt động của các lĩnh vực KT-XH trên địa bàn, tình hình quản lý và khai thác các nguồn lực như đất đai, lao động, dân số, các nguồn đầu tư và các thông tin hành chính khác sẽ được cập nhật một cách chi tiết và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 34 - 35)