Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 64)

- Việc sử dụng khai thác đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện đã góp phần hình thành các vùng chuyên canh tập trung, vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá lớn, nâng cao đời sống của nhân dân.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất cần thông qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:

- Chi phí sản xuất (DC): bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi phí… Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí vật chất trên một đơn vị diện tích gieo trồng (ha).

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (1 năm).

- Lãi = tổng giá trị sản xuất – tổng chi phí

- Hiệu quả đồng vốn = tổng chi phí / tổng giá trị sản xuất

Các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp các cây trồng trên cùng một vùng đất. Nguyên tắc chung là lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công lao động cao mà chi phí vật chất thấp. Từ các chỉ tiêu trên tính toán hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng của huyện. Các kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Chi phí sản xuất của một số loại cây trồng chính (tính cho 1 ha)

Cây trồng

Urê Supe lân Kaliclorua Phân hữu cơ Cám cá Giống Chi phí khác Thuốc sâu (Tr.đ) Thuốc trừ cỏ ( Tr.đ) Tổng L.bón (kg) Tiền (Tr.đ) L.bón (kg) Tiền (Tr.đ) L.bón (kg) Tiền (Tr.đ) L.bón (tấn) Tiền (Tr.đ) Lượng (kg) Tiền (Tr.đ) Lượng (kg) Tiền (Tr.đ) Lúa xuân 127,50 1,21 85,23 0,26 56,12 0,59 8,50 0,68 - - 94,50 1,42 13,55 0,50 0,35 18,56 Lúa mùa 116,25 1,10 65,50 0,20 41,05 0,43 8,25 0,66 - - 90,00 1,35 13,00 0,55 0.35 17,64 Ngô xuân 143,30 1,36 68,90 0,21 82,31 0,86 7,55 0,60 - - 27,00 1,76 9,00 0,65 0,30 14,74 Ngô đông 178,20 1,69 68,90 0,21 93,70 0,98 8,35 0,67 - - 26,00 1,69 9,00 0,66 0,30 15,20 Đậu tương 32,15 0,31 48,46 0,15 65,08 0,68 5,00 0,40 - - 60,00 1,20 8,00 0,70 0.43 11,87 Khoai tây 141,27 1,34 64,30 0,19 96,26 1,01 22,00 1,76 - - 900,00 13,50 8,50 0,50 0.40 27,20 Bắp cải 165,34 1,57 81,17 0,24 135,50 1,42 25,00 2,00 0,35 2,45 12,00 0,76 0,35 20,79 Cà chua 189.20 1,80 150,00 0,45 231,24 2,43 35,28 2,82 - - 0,13 9,53 9,50 0,75 0,45 27,74 Cà rốt 200,00 1,90 180,50 0,54 250,00 2,63 42,00 3,36 - - 2,00 8,80 15,50 0,45 0,35 33,53 Cây ăn quả 160,00 1,52 220,10 0,66 530,00 5,57 32,50 2,60 - - - 18,50 36,50 3,35 1,65 70,35

Cá - - - - - 4,50 0,36 1500 18,00 - 10,50 25,00 - - 54,10

Ghi chú :

Urê : 9,500 đồng/ kg Cám cá : 12,000 đồng/kg Phân hữu cơ : 80 đồng/kg Supe lân : 3,000 đồng/ kg Kaliclorua : 10,500 đồng/kg

Bảng 2.7. Giá trị sản xuất của một số loại cây trồng chính (tính cho 1 ha)

Cây trồng Năng suất

(tấn/ha) Giá (đ/kg) Giá trị sản xuất (trđ) Lúa xuân 7,00 5000 35,00 Lúa mùa 6,50 5000 32,50 Ngô xuân 6,50 5500 35,75 Ngô đông 6,00 6000 36,00 Đậu tương 2,85 15000 42,75 Khoai tây 11,45 6500 74,425 Bắp cải 20,50 4000 82,00 Cà chua 15,50 5500 85,25 Cà rốt 14,35 6500 93,28

Cây ăn quả 12,50 20000 250,00

Cá 6,50 25000 162,50

Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng đất của một số loại cây trồng chính (tính cho 1 ha)

Tên cây trồng Chi phí SX (tr.đ) Giá trị SX (tr.đ) Lãi (tr.đ) Hiệu quả ĐV (lần) Lúa xuân 18,56 35,00 16,44 1,89 Lúa mùa 17,64 32,50 14,86 1,84 Ngô xuân 14,74 35,75 21,01 2,43 Ngô đông 15,20 36,00 20,80 2,37 Đậu tương 11,87 42,75 30,88 3,60 Khoai tây 27,20 74,42 47,23 2,73 Bắp cải 20,79 82,00 61,21 3,94 Cà chua 27,74 85,25 57,51 3,07 Cà rốt 33,53 93,28 59,75 2,78

Cây ăn quả 70,35 250,00 179,65 3,55

Hiệu quả xã hội có mối liên quan trực tiếp với hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của các LUT. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng được, ở đây chỉ có thể đánh giá theo chỉ tiêu định tính, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu như sau:

- Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

- Khả năng cung cấp đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá.

- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật (khả năng chấp nhận của người dân).

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm

Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.

Hiện nay, tình trạng lao động nông nghiệp, nông thôn bỏ quê đi tìm việc làm ở các thành phố lớn là rất phổ biến. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các loại hình sử dụng đất, ta tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động của mỗi loại hình sử dụng đất:

lao động

của các LUT hiện trạng (tính cho 1 ha)

Kiểu hình sử dụng đất Công lao

động (công)

Giá trị ngày công (đồng)

LUT 1 Lúa xuân - lúa mùa 534 58.614

LUT 2 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 724 71.961 Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương 740 84.027 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 840 105.726 Lúa xuân - Lúa mùa - bắp cải 964 95.965

LUT 3 Ngô xuân - ngô đông 385 108.597

Ngô xuân - cà chua 512 153.359

Cà chua - khoai tây 610 171.697

Đậu tương - ngô đông 455 113.582

Ngô xuân - cà rốt 625 129.208

LUT 4 Cây ăn quả 1.150 156.217

LUT 5 Nuôi trồng thủy sản 750 144.533

Qua bảng ta thấy, mức độ đầu tư công lao động cho các LUT là khác nhau. LUT 1 với mức đầu số công lao động 534 công/ha mức thu nhập bình quân trên 1 công lao động của LUT 1 đạt 58.614 đồng /công. Ở các LUT 2 (2 lúa -màu) có mức đầu tư bình quân tương đối cao trong số các LUT, với mức đầu số công lao động bình quân là 817 công /ha với mức đầu tư số công lao động như vậy mức thu nhập bình quân trên 1 công lao động của LUT 2 đạt 89.420 đồng/công. LUT 3 (chuyên rau màu) mức đầu tư số công lao động bình quân 647 công/ha mức thu nhập bình quân trên 1 công lao động của LUT 3 đạt 169.111 đồng/công. Đây là loại hình sử dụng đất có giá trị ngày công lao động khá cao. Song cần lựa chọn các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao để bố trí các công thức luân canh mùa vụ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa đối với LUT này. LUT 4 (cây ăn quả) có mức đầu tư số ngày công lao động 1.150 công /ha, là loại hình có sự đầu tư lao động cao nhất tuy nhiên

phải lại đem lại giá trị ngày công lao động tương đối cao với 144.533 đồng/ha. Trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa để hiệu quả của LUT này ngày càng cao.

Theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, từ khi Đảng và nhà nước có chính sách đổi mới, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất các sản phẩm hàng hoá, việc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp đã thu hút nhiều lao động tham gia. Bởi vì: các cây trồng hàng hoá đòi hỏi sự chăm sóc rất cao, đầu tư nhiều lao động. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, yêu cầu về cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm tăng lên, một bộ phận lao động đã chuyển sang hoạt động thương mại và dịch vụ. Thu nhập của người dân ngày càng tăng, kéo theo đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí tăng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

2.4.3 Hiệu quả về môi trường

- Việc phân bổ đất đai vào mục đích lâm nghiệp đảm bảo duy trì và phát triển tỷ lệ che phủ của rừng đạt trên 65%; Điều này đã đảm bảo môi trường sinh thái và đa dạng sinh học được bảo vệ.

Hiệu quả môi trường là một vấn đề đang được xã hội quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kĩ thuật, mọi giải pháp về quản lý... được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hoặc tác động xấu tới môi trường đất, nước và không khí. Đó là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho một vùng lãnh thổ. Và việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống trồng trọt hiện tại với môi trường là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về mẫu đất, nước, nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu:

- Mức độ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó tới môi trường.

- Mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.

Kali xúc tiến quá trình quang hợp, hình thành và vận chuyển đường bột trong cây. Nó rất cần cho cây lấy bột như lúa ngô, khoai, cây lấy đường như mía, củ cải đường. Nó khắc phục được tình trạng thiếu sáng khi trồng.Kali xúc tiến sự tạo thành prôtit, cần để hình thành tế bào mới. Vì vậy nó giúp cho cây đẻ nhánh, đâm cành nảy lộc.Kali tăng cường sự hút nước, làm chậm sự đống kết của dịch tế bào khi gặp lạnh, nên giúp cây chống hạn, chổng nồng, chống lạnh tổt. Kali tăng cường sự tạo thành các mô chống đỡ làm cho cây cứng, khiến cây lấy sợi được dài sợi. Cũng nhờ vậy giúp cây chống bệnh tốt. Nói chung các cây trồng chính trong xã đều bón trong ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.Có khoai tây là bón thiếu khoảng 25 kg/ha, cà rốt thì lại bón thừa lượng kali đến 50kg/ha.

Ngoài việc bón các loại phân hóa học cho cây trồng thì thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật cũng được sử dụng trong quá trình phát triển của cây trồng. Một số loại thuốc được sử dụng như: đối với cây ngô thuốc trừ sâu được sử dụng basudin 10H (sâu đục than), Factact 50WP (sâu xám); với đậu tương thuốc được sử dụng là Sherpa(sâu hại lá), Padan 95SP(bọ xít xanh), Surpacide 40ND(sâu đục quả); Với bắp cải sử dụng thuốc Sherpa 20EC (rệp hai răng), Zineb Bul 80WP(bệnh thối nhũn), Score 250EC(bệnh đốm lá); cà chua dùng thuốc sau Admire 50EC(bọ phấn trắng), Sumicidin 10EC(sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn), Copper B 2- 3%(bệnh héo cây non)… ngoài ra còn có các loại thuốc diệt cỏ như: Sofit 300 ND, Sirius 10WP, Bebu… Nói chung những loại thuốc này đều nằm trong danh mục cho phép. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc quá nhiều cho cây trồng như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái, cần có những biện pháp dùng sao cho hợp lý và hạn chế.

NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA – TỈNH TUYÊN QUANG

3.1 Những định hướng chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.1.1 Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH, SXHH SXHH

CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu trong toàn bộ quá trình thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH huyện. Việc đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là đòi hỏi nỗ lực rất lớn để xử lý tốt những hạn chế như: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại còn lạc hậu; sản phẩm mũi nhọn của nông nghiệp hình thành chưa rõ; hình thức trang trại chưa phổ biến, làng nghề còn ít; sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường tỉnh Tuyên Quang kể cả hiện tại và tương lai.

Những công việc chủ yếu cần được quan tâm thực hiện ngay là: thúc đẩy hình thành vùng SXHH chuyên canh gắn với thị trường; từng bước xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các khâu kỹ thuật canh tác chủ yếu như giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, thú y; xây dựng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ theo hình thức liên kết “4 nhà”.

3.1.2 Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở xác tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất quả sử dụng đất

Để tạo ra tốc độ phát triển nhanh của ngành nông nghiệp đòi hỏi phải xác định đúng trọng tâm trọng điểm phát triển xác định đúng khâu đột phá; trên cơ sở đó tập trung sức đầu tư cho phát triển. Đối với nông nghiệp Chiêm Hóa, trọng tâm phát triển sẽ là những sản phẩm chủ lực đáp ứng nhu cầu của tỉnh và xuất khẩu. Khâu đột phá của sự phát triển là các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm phát triển chủ lực, tập trung xây dựng các doanh nghiệp đầu tầu, phát triển KH&CN và nguồn nhân lực trong từng ngành nghề trồng trọt hay chăn nuôi.

Trên cơ sở đầu tư của tỉnh, phát huy tối đa mọi nguồn lực của nông thôn cho phát triển. Nhằm thực hiện nhanh các mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn

3.1.3 Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, xây dựng NTM

Để tạo môi trường lành mạnh và an ninh cho phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế tế nông thôn bền vững, tất yếu phải gắn phát triển kinh tế với các chỉ tiêu phát triển xã hội khác. Đây cũng là đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế tỉnh với tốc độ cao và bền vững đã được xác định trong quy hoạch tổng thể. Yêu cầu cơ bản của việc gắn kết nêu trên là: song song với việc phấn đấu đạt các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao cần giữ vững các chỉ tiêu phát triển xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2 Đề xuất phương án quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012 – 2020

3.2.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển

3.2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng KT-XH. Phát triển mạnh kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng SXHH tập trung gắn với thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản trên cơ sở nhu cầu thị trường; phát huy lợi thế tự nhiên của từng xã, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá Việt Nam.

Quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản phải gắn kết công nghệ bảo quản chế biến, thị trường tiêu thụ. Gắn với việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn.

3.2.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Đến năm 2015: Công nghiệp và xây dựng chiếm 36-37%; dịch vụ chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)