Phương hướng, mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 73 - 78)

3.2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng KT-XH. Phát triển mạnh kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng SXHH tập trung gắn với thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản trên cơ sở nhu cầu thị trường; phát huy lợi thế tự nhiên của từng xã, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá Việt Nam.

Quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản phải gắn kết công nghệ bảo quản chế biến, thị trường tiêu thụ. Gắn với việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn.

3.2.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Đến năm 2015: Công nghiệp và xây dựng chiếm 36-37%; dịch vụ chiếm

thuỷ sản chiếm 24-25%.

- Giá trị SXNN tăng bình quân trên 6,5%/năm giai đoạn 2012-2020. Lương thực bình quân đầu người đạt 530kg vào năm 2015 và năm 2020 đạt 500kg.

- Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái; duy trì độ che phủ rừng trên 70%.

3.2.1.3 Xác định các loại cây trồng, vật nuôi, bố trí thành vùng sản xuất tập trung

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng SXHH; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích mạnh mẽ kinh tế trang trại; tập trung đầu tư, nâng cấp các công trình thuỷ lợi và hệ thống kênh mương đảm bảo nước tưới và phục vụ thâm canh; Thực hiện CNH-HĐH nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với thị trường và với sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác, đặc biệt là với công nghiệp chế biến. Phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt bình quân trên 7%/năm giai đoạn 2012-2015 và trên 6,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Lương thực bình quân đầu người đạt 530kg/người/năm vào năm 2015 và 500kg/người/năm vào năm 2020. Phấn đấu xây dựng ngành SXNN của huyện thành trọng điểm SXNN của tỉnh. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đất thấp có điều kiện khí hậu thuận lợi sang phát triển các cây, con có hiệu quả; hình thành các vùng chuyên canh tập trung như mía, lạc, đậu tương...

a) Tiểu ngành trồng trọt

Dự kiến hình thành các vùng SXNN tập trung, đảm bảo ổn định :

- Trên 800 ha mía tại các xã Vinh Quang, Kim Bình, Xuân Quang, Yên Nguyên, Trung Hoà, Hoà Phú, Tân Thịnh, Phúc Thịnh, Tri Phú, Ngọc Hội

- Trên 1.400 ha đậu tương triển khai thực hiện cụ thể tại các xã: Vinh Quang, Hoà An, Trung Hoà, Kim Bình, Linh Phú, Tri Phú, Bình Nhân, Ngọc Hội.

- Trên 700 ha cây ăn quả (trong đó tập trung đầu tư phát triển vùng cam tại xã Trung Hà, Hà Lang với diện tích khoảng 300 ha).

- Duy trì ổn định diện tích 5.561 ha đất trồng lúa

- Hình thành một số điểm trồng rau an toàn tại các xã Kim Bình, Hùng Mỹ, Vinh Quang, Xuân Quang...

b) Tiểu ngành chăn nuôi

Phấn đấu đến 2015 đưa tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị SXNN chiếm tỷ trọng trên 30% và đến năm 2020 chiếm tỷ trọng trên 35%. Giai đoạn 2006-2010, bình quân đàn trâu tăng 3%/năm, đàn bò tăng 21,7%/năm, đàn lợn tăng 6%/năm, đàn gia cầm tăng 10% và giai đoạn 2012-2020 đàn trâu tăng trên 2%/năm, đàn bò tăng trên 8%/năm, đàn lợn tăng 6%/năm và đàn gia cầm tăng trên 12%/năm.

- Đến năm 2015, khoảng 65% sản phẩm chăn nuôi của huyện được sản xuất theo phương thức gia trại, trang trại bán công nghiệp, công nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, đáp ứng phần lớn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và tiến tới xuất khẩu. Khống chế có hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật.

- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập của khu vực nông thôn, góp phần cải tạo chất lượng dinh dưỡng cho người dân và thúc đẩy tiến trình giảm nghèo của huyện.

- Xây dựng và đưa vào hoạt động các hệ thống giám sát công tác kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Chỉ số Đàn trâu Đàn bò Đàn lợn Đàn gia cầm

Đầu con (Con) 46.800 8.200 150.000 2.080.000 Tỷ lệ tăng đàn (%/năm) 1,6 7,9 3,1 7,9 c) Tiểu ngành nuôi trồng thủy sản

Khai thác có hiệu quả các loại mặt nước hiện có, quy hoạch vùng chăn nuôi, khai thác thuỷ sản; quy hoạch xây dựng trạm, trại cá tại địa phương, sản xuất các loại cá giống phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 400 ha.

d) Tiểu ngành lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến gỗ. Quản lý, bảo vệ rừng hiện có, chủ động sản xuất cây giống, đảm bảo đủ giống tốt cho trồng rừng hàng năm. Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái quý hiếm tạo tiềm năng cho phát triển du lịch. Thực hiện giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế để đầu tư trồng và khai thác rừng hợp lý tiến tới làm giàu từ rừng. Ổn định độ che phủ rừng trên 70%.

3.2.1.4 Định hướng phát triển theo vùng

Định hướng phát triển KT-XH huyện Chiêm Hóa phát triển theo 3 tiểu vùng chính sau:

a) Tiểu vùng phía Tây

Tiểu vùng phía Tây có 9 xã, bao gồm các xã: Hùng Mỹ, Hà Lang, Tân Mỹ, Phúc Sơn, Trung Hà, Hồng Quang, Minh Quang, Thổ Bình, Bình An. Phát triển với định hướng cơ bản như sau:

- Đầu tư phát triển và bảo tồn vốn rừng, tạo ra vùng sinh thái bền vững cho sự phát triển của toàn huyện.

Hà Lang). Phát triển đàn gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại, đảm bảo nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến.

b) Tiểu vùng Trung tâm huyện

Tiểu vùng trung tâm huyện bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc và các xã Trung Hoà, Hoà An, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Xuân Quang, Tân An, Hoà Phú, Nhân Lý, Yên Nguyên. Đây vùng có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp và có nhiều ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển kinh tế của toàn huyện. Phát triển với định hướng cơ bản sau:

- Tăng cường đầu tư phát triển các ngành công nghiệp; dịch vụ thương mại. - Phát triển du lịch.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

- Phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mây, tre, giang đan… vùng nguyên liệu mía, đậu tương.

- Phát triển đàn gia súc, các loại gia cầm theo mô hình trang trại tạo cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Xây dựng cụm công nghiệp An Thịnh (xã Phúc Thịnh) làm trọng tâm cho phát triển công nghiệp của huyện; nâng cao tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Hình thành một số điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô vừa, hợp lý gắn với việc bố trí lại dân cư nông thôn theo quy hoạch.

c) Tiểu vùng phía Đông

Tiểu vùng phía Đông của huyện bao gồm 10 xã: Ngọc Hội, Kim Bình, Vinh Quang, Bình Nhân, Tri Phú, Linh Phú, Phú Bình, Yên Lập, Bình Phú và Kiên Đài. Đây là vùng có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp và phát triển du lịch, đồng thời cũng là vùng có ảnh hưởng tới khu vực lưu vực của sông Gâm. Phát triển

cho phát triển kinh tế của Tiểu vùng.

- Tăng cường đầu tư phát triển và bảo tồn vốn rừng, tạo ra vùng sinh thái bền vững cho sự phát triển của toàn huyện.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành vùng cây mía, đậu tương phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến.

- Phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mây, tre, giang đan...

- Phát triển đàn gia súc, các loại gia cầm theo mô hình trang trại tạo cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Phát triển Khu du lịch văn hóa lịch sử khu vực Kim Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 73 - 78)