Hiệu quả về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 70 - 72)

- Việc phân bổ đất đai vào mục đích lâm nghiệp đảm bảo duy trì và phát triển tỷ lệ che phủ của rừng đạt trên 65%; Điều này đã đảm bảo môi trường sinh thái và đa dạng sinh học được bảo vệ.

Hiệu quả môi trường là một vấn đề đang được xã hội quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kĩ thuật, mọi giải pháp về quản lý... được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hoặc tác động xấu tới môi trường đất, nước và không khí. Đó là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho một vùng lãnh thổ. Và việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống trồng trọt hiện tại với môi trường là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về mẫu đất, nước, nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu:

- Mức độ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó tới môi trường.

- Mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.

Kali xúc tiến quá trình quang hợp, hình thành và vận chuyển đường bột trong cây. Nó rất cần cho cây lấy bột như lúa ngô, khoai, cây lấy đường như mía, củ cải đường. Nó khắc phục được tình trạng thiếu sáng khi trồng.Kali xúc tiến sự tạo thành prôtit, cần để hình thành tế bào mới. Vì vậy nó giúp cho cây đẻ nhánh, đâm cành nảy lộc.Kali tăng cường sự hút nước, làm chậm sự đống kết của dịch tế bào khi gặp lạnh, nên giúp cây chống hạn, chổng nồng, chống lạnh tổt. Kali tăng cường sự tạo thành các mô chống đỡ làm cho cây cứng, khiến cây lấy sợi được dài sợi. Cũng nhờ vậy giúp cây chống bệnh tốt. Nói chung các cây trồng chính trong xã đều bón trong ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.Có khoai tây là bón thiếu khoảng 25 kg/ha, cà rốt thì lại bón thừa lượng kali đến 50kg/ha.

Ngoài việc bón các loại phân hóa học cho cây trồng thì thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật cũng được sử dụng trong quá trình phát triển của cây trồng. Một số loại thuốc được sử dụng như: đối với cây ngô thuốc trừ sâu được sử dụng basudin 10H (sâu đục than), Factact 50WP (sâu xám); với đậu tương thuốc được sử dụng là Sherpa(sâu hại lá), Padan 95SP(bọ xít xanh), Surpacide 40ND(sâu đục quả); Với bắp cải sử dụng thuốc Sherpa 20EC (rệp hai răng), Zineb Bul 80WP(bệnh thối nhũn), Score 250EC(bệnh đốm lá); cà chua dùng thuốc sau Admire 50EC(bọ phấn trắng), Sumicidin 10EC(sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn), Copper B 2- 3%(bệnh héo cây non)… ngoài ra còn có các loại thuốc diệt cỏ như: Sofit 300 ND, Sirius 10WP, Bebu… Nói chung những loại thuốc này đều nằm trong danh mục cho phép. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc quá nhiều cho cây trồng như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái, cần có những biện pháp dùng sao cho hợp lý và hạn chế.

NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA – TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 70 - 72)