Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 38 - 45)

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Chiêm Hoá là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách tỉnh Tuyên Quang 67 km về phía Bắc. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Na Hang và huyện Lâm Bình; - Phía Nam giáp huyện Yên Sơn;

- Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Tây giáp huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2012 là 127.882,10 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 25 xã). Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 279 (tuyến QL có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện trong những năm tới.

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Chiêm Hóa có địa hình mang đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc và chủ yếu là đồi núi trung bình với độ cao bình quân 120 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20-250, địa hình bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi cao, hệ thống sông, suối lớn. Đồi, núi thấp dần theo hướng Đông - Nam, xen kẽ đồi bát úp tạo điều kiện cho việc trồng cây nguyên liệu giấy và các cánh đồng phù sa nhỏ ven sông.

Địa mạo Cácxtơ là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện.

2.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu của huyện Chiêm Hóa có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.

a) Nhiệt độ:

- Nhiệt độ dao động từ 15,1 - 29,8 0C; biên độ dao động nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 23,2 - 24,3 0C. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là tháng 12, tháng 01, tháng 02 cao nhất là các tháng 6, 7, 8.

- Nhìn trung nhiệt độ trung bình năm phù hợp để phát triển các thảm thực vật, cây công nghiệp, cây SXNN và là môi trường tốt cho các động vật nuôi, động vật hoang dã. Tuy nhiên các tháng đầu mùa hạ thường xuất hiện dông và mưa đá ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

2.1.1.4 Thủy văn

Chiêm Hoá có nhiều sông, suối lớn, độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung, các con suối đều đổ dồn về sông Gâm, là nguồn thuỷ năng rất tốt cho phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.

Các suối lớn như Ngòi Đài, Ngòi Quẵng cùng nhiều khe suối nhỏ khác với tổng chiều dài khoảng 317 km, tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống cho nhân dân...

2.1.1.5 Thực trạng môi trường

Chiêm Hoá là một huyện miền núi có địa hình là đồi núi trung bình với độ cao bình quân 120 m so với mặt nước biển. Mật độ dân số không cao, công nghiệp chưa phát triển mạnh, môi trường thiên nhiên ở Chiêm Hoá nói chung là tốt và có chiều hướng cải thiện dần. Địa bàn có nhiều sông, suối, thác, hồ đập, các khu rừng

đặc dụng, di tích lịch sử... Nhiều khu vực trong huyện vẫn còn giữ được nét tự nhiên tạo nên những điều kiện cảnh quan thuận lợi cho phát triển du lịch, dưỡng bệnh và nghỉ ngơi….

Tuy nhiên đến nay hệ thống bãi thải, xử lý rác thải chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện theo tiêu chuẩn quy định, chất thải trong sản xuất, sinh hoạt chưa được xử lý kịp thời, việc sử dụng các loại hoá chất trong SXNN chưa đúng theo quy trình kỹ thuật nên có ảnh hưởng nhất định đến môi trường đất, nước.

Hiện tượng xói mòn, rửa trôi làm giảm độ phì nhiêu của đất, các hiện tượng dị thường của khí hậu đã gây ra sự cạn kiệt nước của các dòng sông, suối vào mùa khô và mực nước ngầm giảm dần. Đến mùa mưa, lũ lụt thường xảy ra ở các xã phía Nam của huyện làm ách tắc giao thông, thiệt hại hoa màu, cây trồng, vật nuôi. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản chưa thực sự gắn liền với đầu tư phục hồi tài nguyên và môi trường, diện tích rừng trong những năm gần đây có tăng mạnh nhưng mức tăng chất lượng rừng còn hạn chế, độ dày tán che thấp...

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển KT-XH thì việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường tương xứng với mức độ đầu tư khai thác và yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững là điều hết sức có ý nghĩa

2.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2010 có xét đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số: 24/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 và các tài liệu của Đoàn Địa chất 109, Liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm 1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành hữu quan, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau:

- Mangan: Có 06 điểm mỏ tại xã Phúc Sơn và Minh Quang với trữ lượng trên 652.913 tấn (hiện có 01 điểm mỏ đang khai thác);

- Antimon: Có 06 điểm mỏ tại các xã Ngọc Hội, Hòa Phú, Yên Lập và Xuân Quang với trữ lượng trên 104.466 tấn;

- Vàng: Có 06 điểm mỏ tại các xã Ngọc Hội, Phú Bình, Hòa Phú, Tân Mỹ và Kiên Đài với trữ lượng trên 18.683 kg;

- Sắt magnetit tại xã Hà Lang đã tìm kiếm trong đo vẽ bản đồ 1/50.000 với trữ lượng 175.000 tấn; Chì kẽm tại xã Yên Nguyên với trữ lượng 8.000 tấn; Sắt limonit tại xã Vinh Quang và Đồng tại xã Yên Lập hiện chưa đánh giá được trữ lượng;

- Than đá: Có 01 điểm mỏ tại xã Linh Phú đã được thăm dò với trữ lượng 52.740 tấn;

Ngoài các loại khoáng sản kể trên, huyện Chiêm Hoá còn có nhiều loại khoáng sản khác như: Đất sét, cát, sỏi, đá làm vật liệu xây dựng, gốm sứ… Những loại khoáng sản này cũng đang được khai thác, sử dụng ở nhiều điểm.

2.1.1.7 Tài nguyên đất

Quá trình nghiên cứu, xác định các nhóm đất trên địa bàn huyện Chiêm Hóa được thực hiện từ những năm 2000-2001 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện. Chương trình đã áp dụng Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn do Bộ Nông nghiệp ban hành theo Quyết định số 765-NN-KHKT/QĐ ngày 08/12/1984. Kết quả trên địa bàn huyện Chiêm Hoá có các nhóm đất chủ yếu và phân bố như sau:

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Phân bố chủ yếu ở các xã Ngọc Hội, Xuân Quang, Yên Nguyên, Tân An, Trung Hà, Phúc Sơn...;

- Đất phù sa ngòi suối (Py): Phân bố rải rác ở các xã Linh Phú, Tri Phú, Kiên Đài, Bình Phú... Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 01 vụ lúa hoặc 02 vụ lúa, năng suất trung bình thấp;

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Loại đất này phân bố ở nơi có độ dốc cao (Các xã: Yên Lập, Minh Quang...). Thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, độ

dày tầng đất có biến động lớn từ < 50 cm đến trên 120 cm. Đất thường khô hạn, chặt rắn. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc < 25 0 có thể được khai thác trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm;

- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Phân bố ở các xã Nhân Lý, Yên Nguyên, Hà Lang, Tân Mỹ... Đất có tầng đất dày, khá tơi xốp, thường có thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối, phù hợp với nhiều loại cây trồng dài ngày;

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở phần lớn các xã Trung Hà, Tân An, Xuân Quang... Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt trung bình, độ dày tầng đất có các mức < 50 cm; 50 - 120 cm và >120 cm. Vùng đồi núi có độ dốc > 25 0 cần được bảo vệ rừng và trồng rừng là chính;

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Phân bố rải rác ở các xã Tri Phú, Bình Phú, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Hoà Phú... Đất thường được sử dụng để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá;

- Đất phù sa mới được bồi (Pb): Phân bố toàn bộ ở xã Phúc Thịnh;

- Đất phù sa cổ (Fp): Phân bố ở các xã Hùng Mỹ, Hoà An, Vinh Quang, Kim Bình, Ngọc Hội, Phú Bình…;

- Đất bạc màu trên đá mácma axít (Ba): Phân bố ở các xã Phúc Sơn, Yên Nguyên, Hoà Phú…;

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện;

- Núi đá không có rừng cây: Phân bố chủ yếu ở xã Minh Quang.

Sau khi huyện Lâm Bình được thành lập theo Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 28/01/2011 của Chính phủ; các xã: Bình An, Thổ Bình và Hồng Quang được điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Lâm Bình. Theo thống kê đất đai năm 2012 diện tích đất huyện Chiêm Hóa giảm khoảng 18.010 ha. Căn cứ vào các tài

liệu thổ nhưỡng kế thừa, kết hợp với kết quả khảo sát. Năm 2012 Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp (đơn vị tư vấn thực hiện dự án xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Tuyên Quang) đã xác định 5 nhóm đất, gồm 13 loại đất. Cụ thể:

1. Đất phù sa mới được bồi (Pb): Có 216 ha, chiếm 0,2% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

2. Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây, loang lổ (P): Có 116 ha, chiếm 0,1% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

3. Đất phù sa glây (Pg): có 21 ha, chiếm 0,02 % diện tích tự nhiên. 4. Đất phù sa ngòi suối (Py): có 2.733 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên. 5. Đất xám bạc màu glây (Bg): Có 228 ha, chiếm 0,2% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

6. Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có 726 ha, chiếm 0,56% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

7. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Chiếm phần lớn diện tích với 84.014 ha chiếm 65,7% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

8. Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có 18.797 ha, chiếm 14,7% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

9. Đất phù sa cổ (Fp): Có 486 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

10. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Có 2.961 ha, chiếm 2,3 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.

11. Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Có 2.286 ha, chiếm 1,8% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

12. Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Có 2.036 ha, chiếm 1,6% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

diện tích tự nhiên của huyện.

Ngoài ra còn có 4.948 ha núi đá, chiếm 3,8 % diện tích tự nhiên; 3.465 ha đất phi nông nghiệp (không điều tra), chiếm 2,7 % diện tích tự nhiên; 3.251 ha sông suối, hồ ao, chiếm 2,5% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Chiêm Hóa khá đa dạng về nhóm và loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chưa hợp lý và do sức ép về dân số, tập quán canh tác và ý thức của con người... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn thường xuyên xảy ra.

2.1.1.9 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

a) Thuận lợi

- Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nên có thể phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp làm tiền đề để phát triển công nghiệp chế biến, nhất là các sản phẩm khai thác từ lâm nghiệp, tạo cơ sở thúc đẩy quá trình CNH-HĐH;

- Nguồn khoáng sản phong phú về chủng loại và phân bố ở nhiều nơi là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;

- Địa bàn huyện với nhiều di tích danh thắng, lễ hội độc đáo nếu được đầu tư sẽ thu hút được lượng du khách đến tham quan gấp nhiều lần so với hiện nay;

- Có lực lượng lao động dồi dào là cơ sở cho việc đào tạo nghề, việc làm trong các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp.

b) Khó khăn, hạn chế

- Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi (chiếm 4/5 diện tích tự nhiên của huyện) lại bị chia cắt mạnh, chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, khó khăn cho việc đầu tư quy hoạch tập trung (nhất là quy hoạch hệ thống giao thông, thuỷ lợi);

trung tâm kinh tế lớn. Việc giao lưu trao đổi hàng hoá với bên ngoài, thu hút vốn đầu tư gặp khó khăn;

- Lực lượng lao động đông nhưng số đã qua đào tạo và lao động có trình độ cao ít trong khi môi trường làm việc có sức hấp dẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 38 - 45)