Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở xác tiềm năng và hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 72 - 73)

3.1.1 Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH, SXHH SXHH

CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu trong toàn bộ quá trình thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH huyện. Việc đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là đòi hỏi nỗ lực rất lớn để xử lý tốt những hạn chế như: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại còn lạc hậu; sản phẩm mũi nhọn của nông nghiệp hình thành chưa rõ; hình thức trang trại chưa phổ biến, làng nghề còn ít; sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường tỉnh Tuyên Quang kể cả hiện tại và tương lai.

Những công việc chủ yếu cần được quan tâm thực hiện ngay là: thúc đẩy hình thành vùng SXHH chuyên canh gắn với thị trường; từng bước xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các khâu kỹ thuật canh tác chủ yếu như giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, thú y; xây dựng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ theo hình thức liên kết “4 nhà”.

3.1.2 Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở xác tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất quả sử dụng đất

Để tạo ra tốc độ phát triển nhanh của ngành nông nghiệp đòi hỏi phải xác định đúng trọng tâm trọng điểm phát triển xác định đúng khâu đột phá; trên cơ sở đó tập trung sức đầu tư cho phát triển. Đối với nông nghiệp Chiêm Hóa, trọng tâm phát triển sẽ là những sản phẩm chủ lực đáp ứng nhu cầu của tỉnh và xuất khẩu. Khâu đột phá của sự phát triển là các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm phát triển chủ lực, tập trung xây dựng các doanh nghiệp đầu tầu, phát triển KH&CN và nguồn nhân lực trong từng ngành nghề trồng trọt hay chăn nuôi.

Trên cơ sở đầu tư của tỉnh, phát huy tối đa mọi nguồn lực của nông thôn cho phát triển. Nhằm thực hiện nhanh các mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn

3.1.3 Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, xây dựng NTM

Để tạo môi trường lành mạnh và an ninh cho phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế tế nông thôn bền vững, tất yếu phải gắn phát triển kinh tế với các chỉ tiêu phát triển xã hội khác. Đây cũng là đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế tỉnh với tốc độ cao và bền vững đã được xác định trong quy hoạch tổng thể. Yêu cầu cơ bản của việc gắn kết nêu trên là: song song với việc phấn đấu đạt các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao cần giữ vững các chỉ tiêu phát triển xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2 Đề xuất phương án quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012 – 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang​ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)