Một số chỉ tiêu kinh tếtrang trạichăn nuôi tại thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 69)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tếtrang trạichăn nuôi tại thị xã Phổ Yên

Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại là đầu ra quan trọng nhất phản ánh kết quả phương hướng kinh doanh của trang trại, thông qua một số chỉ tiêu kinh tế của trang trại. Kết quả điều tra cho thấy: Về giá trị sản xuất tại thời điểm điều tra, mỗi trang trại có giá trị sản xuất đạt bình quân 4.840,8 triệu đồng/năm và tương đối đồng đều giữa các ngành nghề chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp, cũng như giữa các trang trại điều tra (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu kinh tế của trang trại phân theo ngành nghề Ngành nghề sản xuất kinh doanh Giá trị sản xuất (1000 đ/năm) Chi phí trung gian (1000 đ/năm) Giá trị gia tăng (1000 đ/năm) Tổng chi phí (1000 đ/năm) Lợi nhuận (1000 đ/năm) Hiệu quả sử dụng đồng vốn Chăn nuôi lợn 4.851.458,3 3.310.833,3 1.540.625,0 4.841.208,3 10.250,0 0,488 Chăn nuôi gia cầm và tổng hợp 4.804.285,7 2.820.000,0 1.984.285,7 4.610,.000,0 194.285,7 0,756 Mean 4.840.806,5 3.200.000,0 1.640.806,5 4.789.000,0 51.806,5 0,549 SD 695.605,4 705.903,7 447.299,5 750.157,4 299.744,2 0,247 SE 124.934,4 126.784,0 80.337,4 134.732,2 53.835,6 0,044 CV% 14,4 22,1 27,3 15,7 578,6 0,009

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Chi phí trung gian (IC) của các trang trại, còn được gọi là chi phí sản xuất của trang trại bao gồm chi phí vật chất, chi phí dịch vụ, không bao gồm công lao động và khấu hao tài sản cố định. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 31 trang trại đã được nghiên cứu trong đề tài này, mỗi trang trại có chi phí trung gian bình quân là 3.200 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi lợn

có chi phí trung gian là 3.310,8 triệu đồng, cao hơn 490,8 triệu đồng so với trang trại chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp (Bảng 3.8), chủ yếu là do tiền con giống và thức ăn cao hơn, do chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp có thể khai thác nguồn thức ăn có sẵn và tự tìm kiếm thức ăn. Như vậy chi phí trung gian chiếm bình quân 66,8% so với tổng chi phí trong chăn nuôi ở địa phương này. Điều này cho thấy: chăn nuôi là thế mạnh, là lợi thế cạnhtranh ở địa phương, rất cần được khai thác.

Giá trị tăng thêm của các trang trại chăn nuôi là giá trị mới của sản phẩm hàng hóa chăn nuôi và dịch vụ tạo ra từ quá trình sản xuất trong chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp. Kết quả điều tra 31 trang trại cho thấy: bình quân mỗi trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên có giá trị tăng thêm đạt 1.640,8 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp có giá trị tăng thêm cao hơn, đạt bình quân 1.984,2 triệu đồng, chủ yếu là do chi phí sản xuất thấp hơn so với trang trại chăn nuôi lợn (Bảng 3.8).

Tổng chi phí bình quân mỗi trang trại là 4.789 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi lợn có tổng chi phí bình quân là 4.841,2 triệu đồng, cao hơn 52,2 triệu đồng so với trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp (Bảng 3.8). Do đó lợi nhuận thu được bình quân mỗi trang trại đạt 51,8 triệu đồng/năm, trong đó trang trại chăn nuôi lợn chỉ đạt 10,25 triệu đồng/năm, thấp hơn 184 triệu đồng so với trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp (Bảng 3.8), chủ yếu do chi phí sản xuất của trang trại chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp thấp hơn so với các trang trại chăn nuôi độc canh lợn.

Lợi nhuận thu được mỗi trang trại bình quân đạt 51.806,5 ngàn đồng/năm. Tuy nhiên hệ số biến động lớn, đạt tới 299.744,2 ngàn đồng, chứng tỏ có sự chênh lệch khá lớn về lợi nhuận giữa các trang trại. Trong đó trang trại chăn nuôi lợn có lợi nhuận đạt bình quân là 10,25 triệu đồng, thấp hơn so với trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp (lợi nhuận đạt 194,28 triệu đồng).

Bảng 3.9. So sánh thu nhập người lao động khi mới hoạt động và hiện nay theo trình độ của chủ trang trại

Đơn tính tính: Ngàn đồng/tháng

Trình độ cao nhất

của chủ trang trại Khi mới hoạt động Hiện nay

Chưa tốt nghiệp THCS 2.562,5 5.312,5

Tốt nghiệp THCS 2.750,0 5.150,0

Tốt nghiệp PTTH 3.071,4 5.357,1

Tốt nghiệp trường dạy nghề 2.500,0 5.325,0

Tốt nghiệp đại học, cao đẳng 3.000,0 5.250,0

Mean 2.758,1 5.267,7

SD 762,4 298,2

SE 136,9 53,6

CV% 27,6 5,7

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Thu nhập của người lao động làm thuê trong các trang trại là chỉ tiêu quan trọng phản ánh nhiều mặt của kinh tế trang trại. Mặt khác, nếu xét về mặt xã hội thì nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn, ở đây là thu nhập cho người lao động làm việc trong các trang trại, được coi như là cách thức để góp phần xóa đói giảm nghèo.

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 31 trang trại nghiên cứu, nếu như khi mới bắt đầu hoạt động trong những năm đầu tiên, bình quân mỗi lao động chỉ có thu nhập 2,758 triệu đồng/tháng, thì hiện nay, mỗi lao động làm thuê trong các trang trại tại thị xã Phổ Yên đã có thu nhập bình quân đạt 5,267 triệu đồng/tháng, tăng 90,9% so với khi mới bắt đầu hoạt động (Bảng 3.9 và 3.10).

Bảng 3.10. So sánh thu nhập người lao động khi mới hoạt động và hiện nay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn tính tính: Ngàn đồng/tháng

Ngành nghề sản xuất kinh doanh Khi mới hoạt động Hiện nay

Chăn nuôi lợn 2.708,3 5.220,8

Chăn nuôi gia cầm và tổng hợp 2.928,6 5.428,6

Mean 2.758,1 5.267,7

SD 762,4 298,2

SE 136,9 53,6

CV% 27,6 5,7

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Nếu so sánh giữa các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong chăn nuôi, trang trại chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp có thu nhập cao hơn so với trang trại chăn nuôi chuyên môn hóa lợn ngay cả khi vừa mới bắt đầu hoạt động trong những năm đầu tiên cũng như hiện nay với các con số tương ứng là 2,928 triệu đồng so với 2,7 triệu đồng khi mới bắt đầu hoạt động và 5,428 triệu đồng so với 5,22 triệu đồng hiện nay (Bảng 3.10 và Hình 3.3). Như vậy, việc đa dạng hóa vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi hiện nay ở thị xã Phổ Yên nhằm hạn chế rủi ro trước thiên tai cũng như sự bất ổn của thị trường được coi là sự lựa chọn thông minh của các chủ trang trại trong xác định phương hướng sản xuất kinh doanh.

Hình 3.3. Thu nhập của người lao động trong các trang trại chăn nuôi

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

0.0 1,00.0 2,00.0 3,00.0 4,00.0 5,00.0 6,00.0

Khi mới hoạt động Hiện nay

2,70.8 5,22.1 2,92.9 5,42.9 Chăn nuôi lợn Chăn nuôi tổng hợp

Như vậy, rõ ràng đã có sự thay đổi về thu nhập của người lao động làm việc trong các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị xã Phổ Yên tại các thời điểm khi trang trại mới bắt đầu hoạt động và tại thời điểm hiện nay khi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Theo đó, thu nhập của người lao động luôn luôn được tăng theo các mốc thời gian. Điều này là yếu tố quan trọng để giữ chân các lao động làm việc lâu dài trong các trang trại, đảm bảo cho sự bền vững của phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Phổ Yên.

Hộp 3.2. Mô hình chăn nuôi lợn ở xã Hồng Tiến, Phổ Yên

Mô hình trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Hà Văn Gấm, ở xóm Mãn Chiêm, xã Hồng Tiến được đánh giá sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngay khi bắt tay vào xây chuồng, anh đã thiết kế sao cho mát về mùa hè và ấm về mùa đông, có như vậy, đàn lợn mới khỏe mạnh, nhanh lớn. Vì thế, tôi đã lợp mái tôn chống nóng, bên trên còn lắp hệ thống máy phun nước để làm mát, mỗi ô bên trong chuồng đều có quạt trần. Gia đình đã thuê 5 công nhân làm việc với mức thu nhập trung bình 5,3 triệu đồng/người/tháng; trong đó, có 1 công nhân có bằng trung cấp, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh. Hàng tuần, trang trại đều được phun thuốc tiêu độc, khử trùng, vệ sinh sạch sẽ. Chất thải trang trại được thu gọn và xử lý trước khi đưa ra môi trường. Với diện tích trang trại rộng gần 1 ha, hiện nay anh Gấm nuôi 30 con lợn nái ngoại và 250 lợn thịt. Lứa lợn vừa rồi, gia đình anh mới xuất bán được 120 con với giá bán 40 nghìn đồng/kg, thu về hơn 500 triệu đồng.

3.2. Khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)