Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở nước ta. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu có liên quan:

- Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ giao cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2000, (Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm). Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã được xuất bản thành sách: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do Nguyễn Đình Hương làm chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000).

- Trong cuốn giáo trình Kinh tế nông nghiệp do Vũ Đình Thắng, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, có một phần nghiên cứu về kinh tế trang trại. Ở đây, các tác giả đã đưa ra khái niệm về trang trại “là một hình thức tổ chức sản xuất tập trung trong nông, lâm, thủy sản với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý hiện đại” (17, Trang 56). Cuốn sách cũng đã đưa ra những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Đồng thời các tác giả cũng nghiên cứu nguồn gốc hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta từ sau đổi mới. Cuối cùng, các tác giả phác thảo một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở nước ta gồm những giải pháp trước mắt và những giải pháp cơ bản, lâu dài (Trang 58-60).

- Trần Lệ Thị Bích Hồng (2007) với luận văn về đề tài: “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại ở Việt Nam, tổng kết những mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra thực trạng phát triển của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ trong những năm vừa qua trong đó có trang trại chăn nuôi; Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ. Tác giả đã đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đồng Hỷ trong những năm tới. Tuy nhiên, luận văn nghiên cứu và đưa ra giải pháp dựa trên đặc thù vùng miền, định hướng phát triển loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ còn chưa sâu.

- Lý Văn Toàn (2007) với luận văn: “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Luận Văn đã nghiên cứu và đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đối với các mô hình kinh tế trang trại

của địa phương, đề tài đã nêu lên được sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình, các vùng khác nhau, từ đó có thể đánh giá được các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong tác động đến phát triển kinh tế trang trại.

- Nguyễn Thành Nam (2008) nghiên cứu đề tại luận văn: “Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả cho biết: Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện miền núi Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đạt được nhiều tiến bộ quan trọng. Nhưng để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hóa, hiệu quả hóa sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người vùng miền núi này, mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Kinh tế trang trại của huyện Đại Từ, trong đó có trang trại chăn nuôi đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng đó. Nghiên cứu hướng đến mục tiêu trả lời các câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Từ đến đâu? Làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất?

- Phan Ấn Quốc (2011) với đề tài: “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Kon Tum”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại, trong đó có kinh tế trang trại chăn nuôi của tỉnh Kon Tum; xác định định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế trang trại và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đẩy mạnh mở rộng sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại ở địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên tác giả đưa ra giải pháp còn mang tính lý thuyết, chưa đề cập đến giải pháp phát triển phù hợp với đặc điểm chính trị - xã hội của địa phương.

- Trần Quốc Đạt(2012) với đề tài: “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. Tác giả đã giành phần cơ sở lý luận của nghiên cứu này nêu khá đầy đủ tổng quan về kinh tế trang trại, phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của nó. Trong phần thực trạng, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Lộc, trong đó có kinh tế trang trại chăn nuôi. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của các trang trại và phát triển thị trường tiêu thụ.

- Tác giả Trương Thành Long (2014) trong đề tàiluận văn “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại, phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)