Đánh giá về khoảng trống trong các nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 43)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Đánh giá về khoảng trống trong các nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, ở các mức độ khác nhau đã nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại cả về lý luận và thực tiễn ở tầm vĩ mô và vi mô, trong đó có cấp huyện. Nhìn chung, các công trình đã có sự tương đối thống nhất về khái niệm, vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại,...Một số công trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn một tỉnh, huyện cụ thể và trong cả nước. Đó là những tài liệu quý báu để giúp tôi có thể tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.

Tuy nhiên, cho đến nay dường như chưa có công trình nào để nghiên cứu chuyên biệt về phát triển kinh tế trang trại dưới góc độ chủ trang trại. Điều đặc biệt, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn này đi sâu nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Phổ Yên từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế.

Một vấn đề khác là đối với kinh tế trang trại hiện nay là hiệu quả sản xuất chưaxứng tầm, sảnphẩm vẫn còn khó khăn trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chưa có thương hiệu sảnphẩm trang trại. Số lượng trang trại ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sảnxuất, chế biến bảo quản còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khuvực nhất định. Chính vì chưa cóthương hiệu, nhãn hiệu và chưa đạt các tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm nên nhiều loạinông sản sức cạnh tranh thấp, không tham gia được vào hệ thống phân phối bánbuôn, bán lẻ hiện đại trong nước.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phổ Yên là thị xã có địa hình đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo Quốc lộ 3. Thị xã Phổ Yên có có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên; Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang; Phía Đông giáp huyện Phú Bình; Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.

Thị xã Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng phía Đông (hữu ngạn sông Công) có độ cao trung bình 8 - 15 m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng. Phía Tây (tả ngạn sông Công) là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính, cao nhất là dãy Tạp Giàng 515 m. Độ cao trung bình ở vùng này là 200 - 300 m.

Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 kcal/cm2. Mưa phân bố không đồng đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gây úng lụt cho vùng thấp của Thị xã.

Chế độ thủy văn các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu.

Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu thường trùng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6,7,8,9. Bình quân mỗi năm có từ 1,5 - 2 trận lũ, năm nhiều nhất có 4 trận lũ xuất hiện. Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5 - 2% tổng lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, thị xã Phổ Yên có 10 loại đất chính. Trong đó có các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn thị xã. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn thị xã, hầu hết có độ dốc >250.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.888,72 ha. Diện tích đất nông nghiệp là 19.326,58 ha (năm 2017), chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên của thị xã. Đất phi nông nghiệp chiếm 6.539,46 ha, chiếm 25,26% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm nên đã gây ra sức ép phải tăng cường thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành nghề phụ trong đó có các nghề tiểu thủ công nghiệp, nhưng nó cũng là một cơ hội cho thị xã phát triển kinh tế, văn hóa và dịch vụ.

Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2017, diện tích rừng của thị xã là 6.668,63ha (chiếm 25,76% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất là 4.274 ha, rừng phòng hộ là 2.394,64 ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo, tre, mai,... (tập đoàn cây nhóm 4 - 6). Lượng tăng trưởng đạt 5,5 - 6,5 m3/ha/năm.

Phổ Yên là thị xã chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các đơn vị cấp xã phía Tây của thị xã. Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.214,82 ha), Phúc Thuận (2.847,87 ha), Thành Công (1.020,57 ha), Minh Đức (445,83ha), Vạn Phái (62,42ha).

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Dân số bình quân toàn thị xã năm 2017 là 173.945 người, trong đó khu vực nội thị (là các phường) có 40.055 người, khu vực ngoại thị (là các xã) có 133.890 người. Mật độ dân sốlà 672 người/km2. Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 14 xã và 4 phường là Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn và Đồng Tiến.Tổng số xóm, tổ dân phố là 328. Trong đó; tổ dân phố là 56 tổ, số xóm tại các xã là 272 xóm.

Dân số nằm ở khu vực thành thị có 40.055 người, chiếm 23% tổng dân số; Dân số nằm ở khu vực nông thôn có 133.890 người, chiếm 77%. Dân số trung bình năm 2017 là 173.945 người, có 69.964 nữ và 68.853 nam. Hiện nay lao động của địa phương chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là làm việc trong khu công nghiệp Yên Bình và khu công nghiệp Điềm Thụy của huyện Phú Bình. Lao động có tay nghề ngày càng cao, tuy hiện lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đang bị thiếu hụt nghiêm trọng do sự chuyển dịch nhanh và mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp, nên hiện nay lao động khu vực nông thôn lại nằm ở người cao tuổi và trẻ em.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

+ Các loại trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên các năm + Nguồn lực các trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên

+ Một số chỉ tiêu kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên

- Khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

+ Khó khăn, bất cập ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Phổ Yên.

+ Một số yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại ở thị xã Phổ Yên: Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại, lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trong trang trại.

- Quan điểm, định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

+ Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên + Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành tổng quan kết quả các công trình nghiên cứu, tài liệu khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ: Tổng cục Thống kê, UBND thị xã Phổ Yên, Chi cục Thống kê thị xã Phổ Yên, AgroMonitor, các công trình nghiên cứu đã triển khai,... Trên cơ sở tổng hợp phân tích một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để rút ra những vấn đề có tính lý thuyết, lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại tại địa phương.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng các phương pháp chính sau đây:

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra hay còn gọi là bảng hỏi. Đối tượng điều tra là các trang trại trên địa bàn. Nội dung của bảng hỏi bao gồm các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của trang trại (tên trang trại, loại hình trang trại, trụ sở chính, địa bàn hoạt động, người đại diện theo pháp luật, giới tính, tuổi, học vấn, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh,...), nguồn lực của trang trại (vốn đăng ký, số lao động, thời gian hoạt động, năm bắt đầu hoạt động,...), một số chỉ tiêu kết quả sản xuất, hiệu quả sản xuất của trang trại (doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động,...), khó khăn thách thức,...

Số lượng trang trại được lựa chọn để điều tra được tính theo công thức Slovin (1960) như sau:

n = N/(1 + N.e2)

Trong đó: n là dung lượng mẫu được chọn N: Tổng thể.

Ở đây tổng số trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên là 135. e: Sai số.

Vì các trang trại chăn nuôi ở địa phương được đánh giá khá đồng đều về loại vật nuôi(chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm), cũng như quy mô đầu tư, hình thức đầu tư chủ yếu là liên kết liên doanh với công ty,nên chúng ta xác định sai số không được vượt quá 18%, tức e = 0,18.

Tính toán theo công thức trên đây, ta có: n = 30,8. Do đó mẫu chọn là 31 trang trại.

Bảng 2.1. Số trang trại đã được điều tra tại các xã

Tên xã Chăn nuôi lợn Chăn nuôi tổng hợp Tổng số

Đắc Sơn 1 1 Đông Cao 3 1 4 Đồng Tiến 1 3 4 Hồng Tiến 1 1 2 Minh Đức 2 2 Phúc Thuận 3 3 Tân Hương 3 1 4 Thành Công 7 7 Tiên Phong 3 3 Vạn Phái 1 1 Tổng số 24 7 31

Như vậy, có 31 phiếu điều tra đã được thu thập 31 trang trại đang hoạt động tại 10 xã địa bàn thị xã Phổ Yên (Bảng 2.1). Trong đó có 24 trang trại chăn nuôi lợn (chiếm tỷ lệ 77,4% tổng số trang trại đã được điều tra) và 7 trang trại chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp (chiếm tỷ lệ 22,6%). Số liệu điều tra được nhập trên Excel dựa trên form đã thiết lập. Mẫu phiếu điều tra và số liệu điều tra này được trình bày ở phụ lục.

b) Phương pháp quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp hiện trường để thu thập các số liệu liên quan về thực trạng hoạt động của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn. Đồng thời quan sát là để phát hiện những trường hợp điển hình trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.

c) Phương pháp thảo luận nhóm với những người có liên quan

Người liên quan bao gồm cán bộ quản lý cấp thị xã và đại diện trang trại. Nội dung thảo luận những vấn đề liên quan đến khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn, để từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.3.2.1. Phương pháp phân tích Excel

Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm thống kê Excel/PivotTable (Dương Văn Sơn và Bùi Đình Hòa, 2012).

Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%) nhằm hiểu rõ bản chất dẫy số liệu đã quan sát.

2.3.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích mối liên hệ tương quan giữa một số biến độc lập là các biến định lượng và biến định tính (biến giả định) với các biến phụ thuộc là giá trị sản xuất của trang trại,

lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động tại trang trại. Bởi trên thực tế, phát triển kinh tế trang trại thường được dựa trên các tiêu chí chủ yếu như sự gia tăng về giá trị sản xuất của trang trại, về lợi nhuận trang trại cũng như thu nhập của người lao động tại các trang trại mà họ làm việc.

Mục đích của phân tích hồi quy nhằm ước lượng mối liên hệ giữa một số biến độc lập là nguồn lực chủ yếu của trang trại với biến phụ thuộc là giá trị sản xuất của trang trại, lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trang các trang trại.

Mô tả chi tiết các biến số độc lập và biến số phụ thuộc sẽ được trình bày ở chương 3. Phân tích mô hình hồi quy đa biến dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistic 20. Kết quả chi tiết các phân tích này được trình bày ở phụ lục.

2.3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động của trang trại, thực trạng phát triển kinh tế trang trại, kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất của trang trại. Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, được trình bày bằng bảng số liệu, hình,...

2.3.2.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của thị xã Phổ Yên thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, theo loại hình trang trại. Kết quả của phân tích này sẽ là cơ sở của việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Đề tài đồng thời sử dụng cả nghiên cứu định tính, chỉ rõ những đặc điểm mang tính định tính của trang trại, đồng thời sử dụng cả nghiên cứu định lượng thông qua xác định các thông tin định lượng của trang trại trong nghiên cứu.

2.3.2.6. Phương pháp nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để thiết lập trạng thái tồn tại của sự vật hiện tượng, chỉ ra bộ mặt hiện thực của đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho nghiên cứu giải thích nhằm chỉ ra mối quan hệ tất yếu, bản chất của hiện tượng này (tức là hiện tượng cần được giải thích) với hiện tượng khác mà có quan hệ với hiện tượng giải thích.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về sự phát triển trang trại thị xã Phổ Yên qua các năm

- Số lượng trang trại qua các năm 2013-2018 - Tỷ lệ trang trại qua các năm 2013-2018

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm danh tính của trang trại

- Tên trang trại - Địa chỉ, điện thoai

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh - Năm bắt đầu sản xuất kinh doanh

2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực trang trại

- Trình độ chủ trang trại

- Tổng số vốn kinh doanh của trang trại khi bắt đầu sản xuất kinh doanh - Tổng số vốn kinh doanh của trang trại hiện nay

- Tổng số lao động của trang trại khi bắt đầu sản xuất kinh doanh - Tổng số lao động của trang trại hiện nay

- Quy mô trang trại (đất đai, số đầu vật nuôi, máy móc thiết bị,…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)