Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tếtrang trạichăn nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 82)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tếtrang trạichăn nuô

tại thị xã Phổ Yên

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.

Theo nhiều tác giả, chỉ tiêu định lượng để xác định là kinh tế trang trại, bao gồmhai tiêu chí định lượng sau đây: (1) Giá trị sản lượng hàng hoávà dịch vụ, (2) Quy mô sản xuất của trang trạiphải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. Phát triển kinh tế trang trại thực chất là đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trang trại trên cơ sở gia tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận của trang trại.

Vì vậy, trong nghiên cứu này, tôi tập trung tìm hiểu kinh tế trang trại được xét đến ba biến số phụ thuộc quan trọng là giá trị sản xuất của trang trại, lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trong trang trại. Sau đây chúng ta lần lượt đi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại, đến lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trong trang trại.

Bảng 3.11 mô tả các biến số trong mô hình hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong trang trại và giá trị sản xuất của trang trại. Các biến định lượng ở đây gồm: tuổi, vốn, lao động, đất đai, diện tích nhà xưởng, tổng chi phí. Có hai biến giả định là trình độ chủ trang trại (với 1 là tốt nghiệp phổ thông trung học, 0 là chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, trong đó giả thiết đặt ra là trang trại nào có chủ trang trại đã tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ có giá trị sản xuất cao hơn, có lợi nhuận trang trại cao hơn và thu nhập người lao động cao hơn chủ trang trại chưa tốt nghiệp phổ thông trung học). Biến giả định ngành nghề sản xuất kinh doanh với 1 là chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp, 0 là chăn nuôi lợn, với giả thiết đặt ra là chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp có lợi thế hơn về giá trị sản xuất của trang trại, lợi nhuận cũng như thu nhập của người lao động so với trang trại chuyên môn hóa chăn nuôi lợn.

Bảng 3.11. Diễn giải các biến số trong mô hình hồi quy đa biến

Biến số Đơn vị tính Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi (X1) Năm 43,52 6,12 Trình độ (X2) 1 = tốt nghiệp PTTH, 0 = chưa tốt nghiệp PTTH 0,42 0,50

Thâm niên kinh doanh

(X3) Năm 8,16 3,21

Ngành nghề (X4)

1 = chăn nuôi gia cầm và tổng hợp, 0 = chăn nuôi lợn 0,23 0,43 Vốn (X5) 1000 đồng 1.529,52 204,49 Lao động (X6) Người 2,87 1,54 Đất đai (X7) Ha 0,926 0,533

Diện tích nhà xưởng (X8) Mét vuông 333,55 149,59 Tổng chi phí (X9) 1000 đồng/năm 4.789.000,00 750.157,36 Giá trị sản xuất (Y1) 1000 đồng/năm 4.840.806,45 695.605,37 Lợi nhuận trang trại (Y2) 1000 đồng/năm 51.806,45 299.744,16 Thu nhập của người lao

động (Y3) 1000 đồng/tháng 5.267,74 298,20

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Ta thấy, trong tổng số 31 trang trại đã được điều tra, mỗi lao động có thu nhập bình quân 5.267,74 ngàn đồng/tháng. Giá trị sản xuất của trang trại đạt bình quân 4.840.806,45 ngàn đồng/năm, do đó lợi nhuận thu được mỗi trang trại bình quân đạt 51.806,5 ngàn đồng/năm. Tuy nhiên hệ số biến động lớn, đạt tới 299.744,2 ngàn đồng, chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn về lợi nhuận giữa

các trang trại đã điều tra. Mỗi trang trại có tổng số vốn đầu tư là 1.529,52 ngàn đồng, có 2,87 lao động. Diện tích đất đai mỗi trang trại bình quân là 0,926 ha, được đánh giá là không lớn về quy mô, tuy nhiên độ lệch chuẩn khá cao (tới 0,533 ha), chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn về diện tích đất đai giữa các trang trại. Tổng chi phí 4.789 triệu đồng, và giá trị sản xuất đạt bình quân 4.840,8 triệu đồng (Bảng 3.11).

3.2.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại

Bảng 3.12. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (Beta) Giá trị t Mức ý nghĩa thống kê (Sig) Hằng số -2.103.554,53 -1,842 0,048 Tuổi (X1) 357,02 0,003 0,024 0,981 Trình độ (X2) -113.612,69 -0,082 -0,675 0,508

Thâm niên kinh doanh (X3) 14.557,69 0,067 0,875 0,392 Ngành nghề (X4) -171.819,65 -0,105 -0,958 0,350

Vốn (X5) 715,87 0,210 1,453 0,162

Lao động (X6) -47.757,03 -0,106 -0,911 0,373

Đất đai (X7) 95.633,99 0,095 1,098 0,285

Diện tích nhà xưởng (X8) 366,11 0,079 0,528 0,603

Tổng chi phí (X9) 0,57 0,612 4,977 0,000

Hệ số điều chỉnh R2 = 0,919 Hệ số Durbin-Watson = 1,981

Hệ số VIF = 2.710; 4.112; 3.634; 1.447; 2.959; 5.170; 3.336; 1.826; 5.478; 3.722

Bảng 3.12 tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại. Mô hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng giá trị sản xuất của trang trại có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị Sig = 0,048, nhỏ hơn 0,05, tức là mức tin cậy đạt 95%, chứng tỏ rằng giá trị sản xuất của trang trại chịu ảnh hưởng và có liên quan ít nhất tới các yếu tố: tuổi, trình độ của chủ trang trại, thâm niên kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư, lao động, đất đai, diện tích nhà xưởng và tổng chi phí. Cần chú ý rằng, hệ số điều chỉnh R2 = 0,919 có nghĩa rằng: tất cả 9 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này chỉ có thể giải thích được khoảng 91,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc là thu nhập người lao động, còn lại 8,1% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số. Hệ số Durbin-Watson = 1,981, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số 9 biến độc lập đã nghiên cứu với thu nhập. Hệ số VIF của tất cả các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Mô hình hồi quy có dạng như sau: Hàm số Y1 (giá trị sản xuất) = - 2.103.554,53 + 357,02X1 (tuổi) - 113.612,69X2 (trình độ) + 14.557,69 X3 (thâm niên kinh doanh) - 171.819,65X4 (ngành nghề) + 715,87X5 (vốn) - 47.757,03X6 (lao động) + 95.633,99X7 (đất đai) + 366,11X8 (diện tích nhà xưởng) + 0,57X9 (tổng chi phí).

Ta thấy: Các biến số thu nhập của người lao động, tuổi, thâm niên kinh doanh, vốn đầu tư, đất đai, diện tích nhà xưởng và tổng chi phí sản xuất có quan hệ tương quan thuận cùng chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Điều này có nghĩa rằng: để tăng giá trị sản xuất, các trang trại cần chú ý đầu tư gia tăng các yếu tố này, trong đó đặc biệt là thu nhập của người lao động, vốn đầu tư, diện tích đất đai, diện tích nhà xưởng và tổng chí phí sản xuất. Ngoài ra cũng cần chú ý đến tuổi và thâm niên kinh doanh của chủ trang trại.

Một điều đáng chú ý là hai biến giả định trình độ và ngành nghề sản xuất kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ nghịch ngược chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Trình độ của chủ trang trại (1 là đã tốt nghiệp THPT, 0 là chưa tốt nghiệp

THPT) có hệ số âm nghĩa là các chủ trang trại chưa tốt nghiệp THPT có giá trị sản xuất cao hơn các trang trại mà chủ trang trại đã tốt nghiệp THPT. Mặt khác, ngành nghề sản xuất kinh doanh của trang trại (1 là chăn nuôi gia cầm và tổng hợp, 0 là chăn nuôi lợn) có hệ số âm, tức là các trang trại chăn nuôi lợn có giá trị sản xuất cao hơn trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp.

Biến số có tương quan chặt chẽ nhất với giá trị sản xuất được xếp theo thứ tự là giá trị sản xuất của trang trại (0,917), tiếp đến là vốn đầu tư (0,717), thu nhập của người lao động (0,707), lao động (0,552). Ta thấy rõ ràng rằng để có thể gia tăng giá trị sản xuất cần gia tăng trước hết các yếu tố này, trong đó đặc biệt chú ý đến thu nhập của người lao động trong trang trại để họ yên tâm làm ăn và có thể làm việc lâu dài cho trang trại.

3.2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại

Bảng 3.13 tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại. Mô hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại có hệ số điều chỉnh R2 = 0,443 có nghĩa rằng: tất cả 9 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này chỉ có thể giải thích được khoảng 44,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc là lợi nhuận của trang trại, còn lại 55,7% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số. Hệ số Durbin-Watson = 1,93, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số 9 biến độc lập đã nghiên cứu với thu nhập. Hệ số VIF của tất cả các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Hàm số Y2 (lợi nhuận trang trại) = -504.361,51 + 7.875,22X1 (tuổi) + 28.204,89X2 (trình độ) + 30.498,93X3 (thâm niên kinh doanh) - 64.784,18X4 (ngành nghề) + 910,69X5 (vốn) - 93.505,17X6 (lao động) + 41.495,32X7 (đất đai) + 575,60X8 (diện tích nhà xưởng) - 504.361,51X9 (tổng chi phí).

Ta thấy: Các biến số tuổi, trình độ chủ trang trại, thâm niên kinh doanh, vốn đầu tư, đất đai và diện tích nhà xưởng có quan hệ tương quan thuận cùng chiều với lợi nhuận của trang trại. Điều này có nghĩa rằng: để tăng lợi nhuận

trang trại, các trang trại cần chú ý đầu tư gia tăng các yếu tố này, trong đó đặc biệt là đất đai của trang trại, thâm niên kinh doanh và trình độ của chủ trang trại. Rõ ràng để ra có thể tăng lợi nhuận cho trang trại cần có sự tích tụ và tập trung ruộng đất để tăng quy mô trang trại. Ngoài ra cũng cần chú ý đến tuổi của chủ trang trại, vốn đầu tư và diện tích nhà xưởng của trang trại.

Hai biến định lượng là lao động và tổng chi phí có tương quan nghịch ngược chiều với lợi nhuận của trang trại. Điều này có nghĩa rằng trong điều kiện tại thời điểm để lấy số liệu điều tra, nếu cứ càng tăng số lao động, tăng chi phí đầu tư cho chăn nuôi, thì lợi nhuận của trang trại chăn nuôi sẽ càng giảm xuống, bởi giá sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh như đã thảo luận ở mục trên.

Bảng 3.13.Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến lợi nhuận trang trại

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (Beta) Giá trị t Mức ý nghĩa thống (Sig) Hằng số -504.361,51 -0,500 0,622 Tuổi (X1) 7.875,22 0,161 0,498 0,623 Trình độ (X2) 28.204,89 0,047 0,163 0,872

Thâm niên kinh doanh (X3) 30.498,93 0,326 1,824 0,082 Ngành nghề (X4) -64.784,18 -0,092 -0,339 0,738

Vốn (X5) 910,69 0,621 1,702 0,104

Lao động (X6) -93.505,17 -0,482 -1,744 0,096

Đất đai (X7) 41.495,32 0,095 0,449 0,658

Diện tích nhà xưởng (X8) 575,60 0,287 0,760 0,456 Tổng chi phí (X9) -504.361,51 -0,723 -2,731 0,013 Hệ số điều chỉnh R2 = 0,443

Hệ số Durbin-Watson = 1,93

Hệ số VIF = 3.916; 3.165; 1.204; 2.767; 5.023; 2.874; 1.698; 5.387; 2.642

Một điều đáng chú ý là biến giả định ngành nghề sản xuất kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ nghịch ngược chiều với lợi nhuận của trang trại. Điều nay có nghĩa rằng, ngành nghề sản xuất kinh doanh của trang trại (với 1 là chăn nuôi gia cầm và tổng hợp, 0 là chăn nuôi lợn) có hệ số âm, tức là các trang trại chăn nuôi lợn có lợi nhuận cao hơn trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp. Mặt khác, trình độ của chủ trang trại (1 là đã tốt nghiệp THPT, 0 là chưa tốt nghiệp THPT) có hệ số dương, nghĩa là các chủ trang trại đã tốt nghiệp THPT có lợi nhuận cao hơn các trang trại mà chủ trang trại chưa tốt nghiệp THPT.

Mức độ ảnh hưởng của các biến số nghiên cứu đến lợi nhuận của trang trại có khác nhau thông qua so sánh hệ số tương quan. Ta thấy, nhìn chung tất cả các biến số độc lập nghiên cứu có hệ số tương quan đạt giá trị tuyệt đối đều thấp, biến động từ 0,025 đến 0,375. Trong đó, cao nhất là tổng chi phí sản xuất (-0,375), ngành nghề (0,261),… Vì vậy để tăng lợi nhuận của trang trại cần chú ý đến các yếu tố này.

3.2.2.3. Yếu tố ảnh hướng đến thu nhập của người lao động trong trang trại

Bảng 3.14 tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong trang trại. Mô hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị Sig = 0,001 < 0,05, tức là mức tin cậy cao 95%, chứng tỏ rằng thu nhập của người lao động trong trang trại chịu ảnh hưởng và có liên quan ít nhất tới các yếu tố: tuổi, trình độ của chủ trang trại, thâm niên kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư, lao động, đất đai, diện tích nhà xưởng và tổng chi phí. Cần chú ý rằng, hệ số điều chỉnh R2 = 0,711 có nghĩa rằng: tất cả 9 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này chỉ có thể giải thích được khoảng 71,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc là thu nhập người lao động, còn lại 28,9% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số. Hệ số Durbin-Watson = 2,711, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số 9 biến độc lập đã nghiên cứu với thu nhập của người lao động trong trang trại. Hệ số VIF của tất cả các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 3.14. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến thu nhập người lao động

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (Beta) Giá trị t Mức ý nghĩa thống (Sig) Hằng số 2.978,982 3,995 0,001 Tuổi (X1) 10,155 0,208 0,870 0,395 Trình độ (X2) 236,774 0,398 1,860 0,078

Thâm niên kinh doanh (X3) 16,346 0,176 1,236 0,231

Ngành nghề (X4) 211,044 0,301 1,499 0,150

Vốn (X5) -0,002 -0,002 -0,006 0,996

Lao động (X6) -44,664 -0,231 -1,060 0,302

Đất đai (X7) -110,026 -0,254 -1,611 0,123

Diện tích nhà xưởng (X8) 0,149 0,075 0,264 0,794 Tổng chi phí (X9) -1,629E-005 -0,041 -0,118 0,907 Hệ số điều chỉnh R2 = 0,711

Hệ số Durbin-Watson = 2,711

Hệ số VIF = 3,962; 3,169; 1,395; 2,783; 5,716; 3,290; 1,714; 5,535; 9,666; 8,326

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Hàm số Y3 (thu nhập) = 2.978,982 + 10,155X1 (tuổi) + 236,774X2 (trình độ) + 16,346X3 (thâm niên kinh doanh) + 211,044X4 (ngành nghề) - 0,002X5 (vốn) - 44,664X6 (lao động) - 110,026X7 (đất đai) + 0,149X8 (diện tích nhà xưởng) -1,629 E-005X9 (tổng chi phí).

Ta thấy: Các biến số vốn đầu tư, lao động, diện tích đất đai và tổng chi phí sản xuất có tương quan âm tính ngược chiều với thu nhập của người lao động trong trang trại. Điều này có nghĩa rằng trong điều kiện sản xuất kinh doanh như tại thời điểm điều tra, nếu cứ càng đầu tư cao, nhiều vốn, càng sử dụng nhiều lao

động, càng mở rộng diện tích đất đai, càng đầu tư chi phí cao thì thu nhập của người lao động lại có xu hướng giảm. Lý do chính ở đây là do sản phẩm của trang trại (chủ yếu là chăn nuôi) có giá bán thường bằng thậm chí thấp hơn giá thành sản xuất, nên sản xuất không hiệu quả, dẫn đến tình trạng “được mùa, mất giá”, nông sản làm ra không có người mua, thiếu thị trường tiêu thụ.

Các biến số: tuổi, trình độ của chủ trang trại, thâm niên kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, diện tích nhà xưởng có tương quan thuận cùng chiều với thu nhập của người lao động. Điều này có nghĩa rằng khi các yếu tố này tăng thì thu nhập của người lao động trong trang trại cũng tăng theo. Trong đó, các biến số có tương quan chặt chẽ nhất với thu nhập của người lao động được xác định là giá trị sản xuất (0.707), tổng chi phí (0,579), vốn (0,541), diện tích nhà xưởng (0,431),….

Hai biến giả định trình độ của chủ trang trại và ngành nghề kinh doanh đều có tương quan thuận cùng chiều với thu nhập của người lao động. Điều này có nghĩa là: người lao động làm việc trong các trang trại mà chủ trang trại đã tốt nghiệp phổ thông trung học thì họ sẽ có thu nhập cao hơn so với làm việc trong các trang trại mà chủ trang trai chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, lý do là họ có trình độ học vấn cao hơn, nên biết cách làm ăn, nên sản xuất đạt hiệu quả hơn, do vậy trả công lao động cao hơn. Trong khi đó, đối với ngành nghề kinh doanh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)