Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực trang trại

- Trình độ chủ trang trại

- Tổng số vốn kinh doanh của trang trại khi bắt đầu sản xuất kinh doanh - Tổng số vốn kinh doanh của trang trại hiện nay

- Tổng số lao động của trang trại khi bắt đầu sản xuất kinh doanh - Tổng số lao động của trang trại hiện nay

- Quy mô trang trại (đất đai, số đầu vật nuôi, máy móc thiết bị,…)

2.4.4. Nhóm chỉ tiêu vềkết quả sản xuất kinh doanh và môi trường sản xuất kinh doanh của trang trại

- Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại năm ngoái - Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tới của trang trại

- Đâu là lý do chính khiến chủ trang trại lựa chọn địa bàn đầu tư tại địa phương

- Đâu là khó khăn chính của trang trại gặp phải khi hoạt động tại địa phương - Cơ cấu thị trường đầu ra sản phẩm của trang trại

- Thu nhập bình quân lao động của trang trại khi mới hoạt động - Thu nhập bình quân lao động của trang trại hiện nay

- Một số thông tin về kinh tế của trang trại về: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng đồng vốn,….

2.4.5. Nhóm chỉ tiêu về các biến số trong mô hình hồi quy đa biến

- Biến phụ thuộc:Giá trị sản xuất của trang trại, lợi nhuận của trang trại

và thu nhập của người lao động trong trang trại.

- Biến độc lập định lượng: Tuổi, thâm niên kinh doanh, vốn sản xuất, lao

động, diện tích đất đai, diện tích nhà xưởng,…

- Biến độc lập định tính (biến giả định): Trình độ chủ trang trại, ngành

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên

3.1.1. Các loại trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên qua các năm

Theo số liệu của Chi cục Thống kê thị xã Phổ Yên, cấu trúc phân loại trang trại trên địa bàn thị xã Phổ Yên chỉ có loại hình trang trại chăn nuôi, không có trang trại trồng trọt cũng như trang trại lâm nghiệp và thủy sản. Đây là điều khá khác biệt nếu so với các địa phương khác, chứng tỏ lợi thế chăn nuôi quy mô lớn ở địa phương này, rất cần được khai thác.

Kết quả điều tra cho thấy: Tổng số trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị xã có biến động thay đổi qua các năm, chủ yếu phụ thuộc thị trường cũng như tình hình đầu tư nguồn lực của chủ trang trại. Nếu như năm 2013 toàn thị xã có 104 trang trại chăn nuôi, trong đó có 84 trang trại lợn và 20 trang trại chăn nuôi tổng hợp và gia cầm; đến năm 2014, có 9 trang trại tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn về nguồn lực đầu tư, trong đó có 1 trang trại lợn và 8 trang trại gia cầm và chăn nuôi tổng hợp. Đến năm 2015, số lượng trang trại chăn nuôi tăng đột biến, đạt 147 trang trại, trong số đó có 125 trang trại lợn và 22 trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp.

Năm 2016, toàn thị xã có 145 trang trại chăn nuôi, trong đó có 115 trang trại chăn nuôi lợn, giảm 10 trang trại so với năm 2015, số trang trại chăn nuôi gia cầm tăng thêm 2 trang trại, thành tổng cộng 30 trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp. Năm 2017, do giá thịt lợn hơi giảm nhanh, nên số trang trại chăn nuôi lợn giảm xuống chỉ còn 97 trang trại và 27 trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp, nên tổng số trang trại chăn nuôi toàn thị xã chỉ còn 124 trang trại.

Bảng 3.1. Các loại trang trại tại thị xã Phổ Yên

Loại trang trại 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng số trang trại 104 95 147 145 124 135

Số trang trại lợn 84 83 125 115 97 107

Số trang trại gia cầm và

tổng hợp 20 12 22 30 27 28

Tỷ lệ trang trại lợn/tổng số

trang trại chăn nuôi (%) 80,8 87,4 85,0 79,3 78,2 79,3

Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Phổ Yên và tính toán của tác giả, 2018

Năm 2018, do giá thịt lợn hơi bắt đầu có xu hướng tăng dần, nên một số trang trại chăn nuôi, nhất là trang trại chăn nuôi lợn bắt đầu hoạt động trở lại, nên tổng số trang trại toàn thị xã là 135, trong đó có 107 trang trại chăn nuôi lợn và 28 trang trại gia cầm và chăn nuôi tổng hợp (Bảng 3.1 và hình 3.1).

Ta thấy, rõ ràng tỷ lệ trang trại chăn nuôi lợn/tổng số trang trại chăn nuôi đạt cao nhất vào các năm 2014 và 2015 với con số tương ứng là 87,4% và 85%, sau đó gần như giữ ổn định vào các năm 2017 và 2018 với tỷ lệ đạt từ 78,2- 79,3% (Bảng 3.1).

Hình 3.1. Các loại trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên

Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Phổ Yên, 2018

104 95 147 145 124 135 84 83 125 115 97 107 20 12 22 30 27 28 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số trang trại Số trang trại lợn

Số trang trại gia cầm và tổng hợp

Số lượng các trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên, nhất là trang trại chăn nuôi lợn, đạt cao nhất trong các năm 2015 và 2016 được giải thích bởi diễn biến giá cả thịt lợn hơi trong ở nước ta, đại diện là 2 tỉnh Đồng Nai và Thái Bình được trình bày ở hình 3.2.

Hình 3.2. Diễn biến giá thịt lợn hơi tại tỉnh Thái Bình và Đồng Nai

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Agro-Monitor, 2018

Ta thấy: Nếu như các tháng của năm 2016, giá thịt lợn hơi tại 2 tỉnh Đồng Nai và Thái Bình luôn giữ ở mức xung quanh 45-50 ngàn đồng/kg, thì đến 6 tháng đầu năm 2017, giá thịt lợn hơi liên tục giảm dần, thậm chí có tháng trạm đáy là 15 ngàn đồng/kg, làm điêu đứng nhiều chủ trang trại, thậm chí phá sản rất nhiều trang trại chăn nuôi, nhất là trang trại chăn nuôi lợn. Thực tế đáng buồn này buộc cả hệ thống chính trị trong cả nước phải vào cuộc bằng những chiến dịch “giải cứu”, chung tay góp sức nhà chăn nuôi lợn. Sau đó, các tháng tiếp theo giá thịt lợn hơi được nhích dần lên, đạt tới hơn 40 ngàn đồng/kg. Các tháng cuối năm 2018 giá thịt lợn hơi đạt khoảng 50 ngàn đồng/kg. Như vậy, giá cả thịt lợn hơi đã có tác động đến phát triển chăn nuôi, đến kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Như vậy có thể nói, thị trường ổn định, tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn là vấn đề luôn có những khó khăn mà các trang trại luôn phải đối mặt. Vì vậy, chính sách xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định trong trung hạn cần hướng tới mô hình

kinh doanh chuỗi giá trị bao trùm, bao gồm cả các liên kết ngang giữa các trang trại với nhau và các liên kết theo chiều dọc, tức là liên kết giữa các công ty/nhà máy chế biến, sản xuất và/hoặc các công ty xuất nhập khẩu liên kết với các trang trại. Việc duy trì ổn định ở mức cao hợp lý về giá thịt lợn hơi ở nước ta trong những tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 đã chứng minh cho chiến lược phát triển thị trường này là hoàn toàn đúng đắn, là bài học kinh nghiệm đáng quý cho các loại hàng hóa nông sản khác ở Việt Nam.

Theo số liệu của Chi cục Thống kê thị xã Phổ Yên, hiện nay, trong tổng số 135 trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị xã thì có trên 90 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT (tăng 10 trang trại so với năm 2017). Trong đó, có 60 trang trại chăn nuôi lợn, còn lại là chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp. Các trang trại hiện có tổng số vốn đầu tư khoảng trên 150 tỷ đồng; thu nhập trung bình mỗi trang trại đạt từ 100-150 triệu đồng/năm.

Để khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, những năm gần đây, thị xã Phổ Yên đã triển khai nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Đồng thời, tiến hành quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung gắn với quy hoạch nông thôn mới; đẩy mạnh xây dựng mối liên kết liên doanh giữa các hộ chăn nuôi với nhau và giữa hộ chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn; hỗ trợ kinh phí, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật giúp các chủ trang trại mở rộng sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm để phát huy hiệu quả trong chăn nuôi,…

Bên cạnh đó, thị xã cũng tăng cường tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các hộ chăn nuôi, nhất là các cơ sở chăn nuôi lớn phải xây dựng hầm biogas, đệm lót sinh học và các biện pháp kỹ thuật khác nhằm bảo đảm vấn đề môi trường. Phấn đấu tăng tổng đàn gia súc, gia cầm và hình thành một số trang trại kiểu mẫu về hiệu quả sản xuất, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.

Hiện nay, các trang trại trên địa bàn huyện Phổ Yên đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá bán sản phẩm đầu ra rẻ trong khi giá thức ăn tăng cao. Thời gian tới, huyện tiếp tục khuyến khích các hộ dân phát triển kinh tế trang trại bằng việc quy hoạch khu giết mổ tập trung tại xóm Bến, xã Đắc Sơn; tạo điều kiện thuận lợi cho người làm trang trại được vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng; phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi. Cùng với đó là triển khai xây dựng, phát triển các trang trại mới như: Chăn nuôi lợn tại các xã: Thành Công, Tân Hương, Tân Phú, Hồng Tiến,…Chăn nuôi gia cầm ở Phúc Thuận, Thành Công,…. Chăn nuôi thủy sản, ba ba tại xã Hồng Tiến, nuôi ếch tại xã Nam Tiến, nuôi cá giống tại xã Tân Hương, Đồng Tiến,....

3.1.2. Nguồn lực chủ yếu của các trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yên

Trong nông nghiệp, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật chất, bao gồm: đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu, giống câytrồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất nhất định,… Nguồn lực sản xuất của nông nghiệp cũng có thể tồn tại dưới hình thái vật chất, bao gồm: đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất nhất định,... Nguồn lực, nhất là nguồn lực đầu tư của các trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế trang trại.

Trong nguồn lực, học vấn của chủ trang trại là yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực của trang trại. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 31 trang trại chăn nuôi đã điều tra, vấn còn tới 8 chủ trang trại, chiếm tỷ lệ 25,8%, có học vấn chưa tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), có 10 chủ trang trại (chiếm tỷ lệ 32,3%) đã tốt nghiệp THCS, có 7 chủ trang trại (chiếm 22,6%) tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH), có 4 chủ trang trại đã tốt nghiệp trường dạy nghề, có 2 chủ trang trại tốt nghiệp đại học, cao đẳng (Bảng 3.2).

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Anh Vũ và Nguyễn Đức Đồng (2017): Kết quả ước lượng ảnh hưởng của trình độ giáo dục đến hiệu quả sản xuất cho thấy sự phi hiệu quả được giảm thiểu đáng kể đối với những chủ trang trại có trình độ giáo dục hay học vấn cao hơn. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai các chương trình, các khóa huấn luyện đào tạo cho chủ trang trại. Vì vậy chính sách hỗ trợ đào tạo cho chủ trang trại cần được tiếp tục thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.

Bảng 3.2. Trình độ cao nhất của chủ trang trại phân theo ngành nghề

Trình độ cao nhất của chủ trang trại Chăn nuôi lợn Chăn nuôi gia cầm và tổng hợp Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Chưa tốt nghiệp THCS 8 25,8 0,0 8 25,8 Tốt nghiệp THCS 8 25,8 2 6,5 10 32,3 Tốt nghiệp PTTH 4 12,9 3 9,7 7 22,6

Tốt nghiệp trường dạy nghề 4 12,9 0,0 4 12,9

Tốt nghiệp đại học, cao đẳng 0,0 2 6,5 2 6,5

Tổng số 24 77,4 7 22,6 31 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Trong chất lượng nhân lực chủ trang trại, độ tuổi cũng là điều đánh được bàn luận. Kết quả điều tra cho thấy: trong tổng số 31 chủ trang trại đã điều tra, độ tuổi bình quân là 43,5 tuổi, độ lệch chuẩn là 6,1 tuổi, sai số 1,1 tuổi, nên biến động chỉ là 14,1%, chứng tỏ độ tuổi của chủ trang trại khá đồng đều, và còn khá trẻ (Bảng 3.3).

Để phát triển kinh tế trang trại chính sách nguồn nhân lực cần chú trọng hơn tới những chủ trang trại, nhất là chủ trang trại trẻ tuổi. Vì họ là những người có nhu cầu học hỏi lớn hơn, dám chấp nhận rủi ro, đổi mới cách thức quản lý và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Chủ trang trại trẻ là nhân tố quan

trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trang trại quy mô lớn và phát triển mô hình kinh doanh chuỗi giá trị bao trùm như đã nói ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Có thể nói đây là thế mạnh của trang trại chăn nuôi của thị xã Phổ Yên. Các trang trại có thâm niên sản xuất kinh doanh bình quân là 8,2 năm, độ lệch là 3,2 năm, sai số 0,6 năm, biến động 39,3% (Bảng 3.3).

Nguồn lực đất đai bình quân mỗi trang trại là 0,926 ha, được đánh giá là không lớn về quy mô diện tích, song độ lệch chuẩn khá cao, tới 0,533 ha, vì vậy biến động tới 57,6% (Bảng 3.4). Rõ ràng rằng không thể phát triển kinh tế trang trại hiệu quả và bền vững nếu quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, manh mún và rời rạc. Vì vậy cần đẩy mạnh tập trung và tích tụ ruộng đất để hình thành các trang trại có quy mô diện tích lớn hơn. Trên thực tế hiện nay, việc mua bán ruộng đất vẫn diễn ra ở các xã trên địa bàn thị xã Phổ Yên, nhưng phần lớn đều là tự phát, sang nhượng theo kiểu “tiền trao cháo múc”, thiếu sự quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó, một số mua bán chưa chắc đã phải là để tích tụ và tập trung ruộng đất. Vì vậy, chính sách cần bám sát đời sống thực tế hơn để thúc đẩy quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất cho phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác, tăng quy mô đất đai của trang trại chỉ thực hiện được khi thúc đẩy thị trường đất sản xuất nông nghiệp phát triển.

Bảng 3.3. Tuổi và thâm niên sản xuất kinh doanh của chủ trang trại Ngành nghề sản xuất

kinh doanh Tuổi Thâm niên sản xuất kinh

doanh (năm) Chăn nuôi lợn 44,4 8,5 Chăn nuôi tổng hợp 40,4 7,0 Mean 43,5 8,2 SD 6,1 3,2 SE 1,1 0,6 CV% 14,1 39,3

Cùng với quy mô đất đai của trang trại, số đầu vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng. Kết quả điều tra cho thầy: Tổng số đầu vật nuôi bình quân mỗi trang trại là 464 con, trong đó bình quân trang trại chăn nuôi lợn nuôi 340 con/lứa; trang trại gia cầm và tổng hợp nuôi tới 889,3 con/lứa. Độ lệch chuẩn cao, tới 471 con, nên biến động đến 101,6%, chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn về số đầu vật nuôi giữa các trang trại (Bảng 3.4). Như vậy, xét về quy mô số đầu vật nuôi trên thực tế ở thị xã Phổ Yên đã có một số trang trại có quy mô đầu vật nuôi đủ lớn để có thể tạo ra một số lượng hàng hóa lớn, bên cạnh đó vẫn còn một số trang trại chăn nuôi với số đầu vật nuôi còn chưa nhiều. Vì vậy vẫn cần có sự đầu tư mở rộng cả về quy mô số đầu vật nuôi cũng như cơ cấu đàn vật nuôi trong mỗi lứa.

Mỗi trang trại có diện tích nhà xưởng, kho bãi được đánh giá là tương đối nhỏ, chỉ đạt bình quân 333,4 mét vuông, trong đó trang trại chăn nuôi lợn chỉ có bình quân 290,8 mét vuông, thấp hơn nhiều so với trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp (Bảng 3.4). Vì vậy rất cần mở rộng diện tích nhà xưởng để làm kho bãi, cũng như mở rộng quy mô diện tích thực hiện tập trung và tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)