Tình hình phát triển kinh tếtrang trại ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 40)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.1. Tình hình phát triển kinh tếtrang trại ở một số địa phương

1.2.1.1. Trên phạm vi cả nước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016 trên địa bàn cả nước hiện có 33.488 trang trại, trong đó có 9.216 trang trại trồng trọt (chiếm 27,52%), 20.869 trang trại chăn nuôi (chiếm 62,32%), 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 7,02%) và 1.053 trang trại tổng hợp (chiếm 3,14%).Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc có 1.637 trang trại, Bắc TrungBộ có 3.145 trang trại, Tây Nguyên có 3.275 trang trại và Đông bằng Sông Cửu Long có 7.347 trang trại. Đến năm 2017,trên phạm vi cả nước có 34.048trang trại, trong đó, có 9.099trang trại trồng trọt (chiếm 26,7%), 21.158 trang trại chăn nuôi (chiếm 62,1%), 2.627trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 7,7%) và 1.164trang trại khác (chiếm 3,4%).

Có thể nói, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao; là đơn vị sản xuất tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cũng như chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Kinh tế trang trại là nhân tố mới ở nông thôn; là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, góp phần vào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, gắn liền với quá trình phân công lao động ở khu vực nông thôn.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, hiện đại, trong đó có những chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế trang trại.

Trong đó, các tỉnh miền Bắc tuy có số lượng trang trại không nhiều, song đã xuất hiện những mô hình phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại các tỉnh Sơn La, Ðiện Biên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Ðịnh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên,… đã xuất hiện các mô hình kinh tế trang trại cho thu nhập cao.

Tuy nhiên, phần lớn trang trại hiện nay sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu thông tin về thị trường nông sản, khoa học kỹ thuật và quản lý; thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài. Do sản xuất tự cung, tự cấp, bị động cho nên người dân thường xuyên bị thiệt hại khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích hộ nông dân sản xuất trang trại tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, trong đó cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

1.2.1.2. Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội)

Sau dồn điền, đổi thửa, huyện Quốc Oai tập trung quy hoạch, phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, giúp đa dạng hóa sản phẩm nông sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Vài năm trở lại đây, mô hình kinh tế vườn trại kết hợp chăn nuôi ở huyện Quốc Oai khá phát triển. Thay vì chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, nhiều gia đình đã chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn theo mô hình trang trại. Đơn cử như xã Cấn Hữu thuộc huyện Quốc Oai, đã phát triển được 219 trang trại chủ yếu theo mô hình tổng hợp hoặc chăn nuôi gà. Hiện toàn xã có tổng đàn gà đẻ khoảng 60 vạn con, sản lượng trứng đạt 32 vạn quả/ngày. Trong đó, 90% hộ gia đình đầu tư chăn nuôi theo hình thức công nghiệp khép kín.

Chủ tịch UBND xã Cấn Hữu Nguyễn Văn Lợi cho biết, để có các mô hình trang trại như hiện nay, xã đã quy hoạch ruộng đất, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức cho cán bộ, nhân dân đi tham quan, học tập

kinh nghiệm ở nhiều nơi. Ngoài ra, xã còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội mở các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, trang bị kiến thức chăn nuôi cho nông dân. Hiện nhiều gia đình như ông: Nguyễn Văn Lâm, Cấn Văn Mai, Nguyễn Văn Chiến, Đặng Quốc Sơn,… chăn nuôi quy mô lớn, thu nhập mỗi năm đạt từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

Tương tự, những năm gần đây, số lượng trang trại ở xã Đông Yên cũng tăng nhanh. Chủ tịch Hội Chăn nuôi xã Đông Yên Đỗ Thanh Đồng cho biết, toàn xã có 46 trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô từ 5.000 đến 10.000 con và hàng chục hộ nuôi gà đồi kết hợp với làm vườn. Riêng gia đình ông Đồng, nhờ chăn nuôi gà kết hợp với trồng bưởi Diễn, đu đủ, mỗi năm gia đình có thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Thị Sắc cho biết, sau dồn điền, đổi thửa, UBND huyện đã hướng dẫn các xã lập quy hoạch vùng sản xuất. Đến nay, huyện đã phê duyệt quy hoạch cho 16 xã với tổng diện tích chuyển đổi hơn 2.100ha từ trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau an toàn, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, thủy sản, chăn nuôi,… Toàn huyện hiện có 402 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT cho doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/trang trại/năm; trên 200 gia trại có doanh thu từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng/trang trại/năm,...

Cùng với mở rộng các mô hình kinh tế trang trại, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Quốc Oai đã liên kết, thành lập các hội chăn nuôi quy mô xã nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ông Nguyễn Văn Lâm ở xã Cấn Hữu cho biết: Tham gia vào hội chăn nuôi, các hộ gia đình cùng nhập chung thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh với số lượng lớn, giá thấp hơn so với mua lẻ ngoài thị trường. Hội cũng thống nhất được giá đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, xã Cấn Hữu đã xây dựng được chuỗi sản xuất thịt lợn sinh học Hợp tác xã Đồng Tâm, có thể kiểm soát chất lượng từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm.

Một trong những tiêu chí được huyện Quốc Oai chú trọng đó là sản xuất sạch. Toàn huyện đã phát triển được 11 nhóm với 220 hộ gia đình tham gia chăn nuôi theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn ở các xã Cấn Hữu, Đồng Quang, Thạch Thán. Để tiếp tục hỗ trợ sản xuất phát triển, huyện đã thành lập Hợp tác xã Nông sản an toàn Quốc Oai, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn của huyện, tháo gỡ đầu ra cho nông sản. Qua đó, góp phần tạo ra sự bền vững trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn.

1.2.1.3. Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Theo Đinh Ngọc Tưởng (2015): Huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) là một huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế trang trại, với nhiều loại hình như: trang trại trồng trọt, trang trạichăn nuôi và trang trại tổng hợp. Trong những năm qua huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại. Vì vậy trong một thời gian ngắn kinh tế trang trại đã phát triển nhanh, hiện nay là huyện có 24 trang trại, trong đó có 10 trang trạichăn nuôi. Các trang trại đã thu hút được tiềm năng, lợi thế đất đai, nguồn lực vốn, lao động,… Kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trạichăn nuôi nói riêng thực sự là ngành sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Kinh tế trang trạichăn nuôi đóng góp khoảng 0,56% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm.Hầu hết các trang trạichăn nuôi của huyện Yên Lập sản xuất kinh doanh đều có hiệu quả kinh tế cao với giá trị sản xuất bình quân 5.303,23 triệu đồng/trang trại/năm. Lợi nhuận bình quân 355,78 triệu đồng, trong đó trang trại nuôi lợn kết hợp nuôi cá có lợi nhuận khá cao 463,7 triệu đồng/năm. Kinh tếtrang trại đã huy động, khai thác tốt lượng vốn tự có trong dân để đầu tư sản xuất với mức bình quân chiếm 77,70% tổng vốn đầu tư. Kinh tế trang trại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Kinh tếtrang trạichăn nuôi đang trở thành hình thức sản xuất kinh doanh điển hình đối với người dân của huyện Yên Lập, là loại hình sản xuất có hiệuquả cao, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

1.2.1.4. Phát triển trang trại chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017 tỉnh Thái Nguyên có 753 trang trại, trong đó chỉ có 1 trang trại trồng trọt, 743 trang trại chăn nuôi (chiếm tỷ lệ 98,7%), có 4 trang trại nuôi trồng thủy sản và 5 trang trại khác. Tính đến năm 2018, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 780 trang trại chăn nuôi tập trung, tăng 5 % so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, có 374 trang trại chăn nuôi lợn, hơn 300 trang trại gia trại chăn nuôi gà, còn lại là các trang trại, gia trại chăn nuôi thủy sản, trâu, ngựa, dê, chồn, nhím,... Khoảng 80% các trang trại chăn nuôi có quy mô chăn nuôi dưới 1.000 con/năm. Hầu hết số trang trại chăn nuôi quy mô lớn chủ yếu tập trung ở các huyện: Phú Lương, Phú Bình và Phổ Yên. Trong đó, nổi bật là chăn nuôi lợn ở Phổ Yên, Phú Lương, chăn nuôi già đồi ở Phú Bình,…

Như vậy ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của các trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là trang trại chăn nuôi. Để hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích người dân phát triển kinh tế trang trại như: hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận VietGAP, hỗ trợ 50% giá mua máy cơ giới hóa sản xuất chăn nuôi; hỗ trợ các gia đình xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại an toàn sinh học trong vùng quy hoạch, với giống năng suất cao.Những năm qua, sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân trong tỉnh phát huy được lợi thế địa phương, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Mô hình liên kết chăn nuôi trang trại quy mô lớn;trong đó các công ty sẽ đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Người chăn nuôi đầu tư chuồng trại và công chăm sóc theo đúng hướng dẫn. Sau thời gian quy định, công ty đến nhập lại thành phẩm và người chăn nuôi được hưởng lãi theo sản phẩm, được thưởng thêm nếu chăn nuôi tốt. Đây là yếu tố then chốt góp phần phát triển bền vững chăn nuôi ở địa phương này.

1.2.1.5. Đánh giá thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở nước ta

Những mặt được của kinh tế trang trại thời gian qua có thể tựu trung ở một số điểm sau:

Thứ nhất: Đây là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu

sản xuất hàng hoá qui mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra các vùng sản xuất tập trung làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, tăng tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.

Thứ hai: Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm diện

tich lớn đất trống, đồi núi trọc, diện tích còn hoang hoá (khoảng 20-30 vạn ha) đưa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biền.

Thứ ba: Góp phần huy động lượng vốn đầu tư khá lớn trong dân (có thể

tới 20.000 tỷ đồng) để đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Thứ tư: Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, ngoài 30 vạn lao

động của gia đình còn thuê thêm 10 vạn lao động thường xuyên và 30 triệu ngày công lao động thời vụ/năm.

Thứ năm: Hàng năm làm ra giá trị tổng sản lượng gần 12.000 tỷ đồng,

trong đó 87% là sản phẩm hàng hoá.

Cuối cùng: một số trang trại đã sản xuất và cung cấp giống tốt, làm dịch

vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.

Tuy vậy, sự phát triển của trang trại đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết:

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa được thể chế hoá thành những chính sách cụ thể, việc giao và cho thuê đất chưa được thực hiện chu đáo, nhiều chủ trang trại vẫn còn băn khoăn chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản

xuất, nhất là gần 30% số đất chưa được giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài. Ở hầu hết các địa phương có trang trại phát triền chưa chủ động triển khai quy hoạch sản xuất, thiếu sự gắn bó giữa trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung của vùng; hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, thị trường kém phát triển, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa nên trang trại chưa góp phần tích cực phát huy được đầy đủ sức mạnh kinh tế của vùng.

- Phần lớn các trang trại mới chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật truyền thống mà chưa quan tâm nhiều tới việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, tưới nước, cơ giới hoá, bảo quản chế biến,… nên năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao. Bên cạnh đó, một số chủ trang trại chưa nắm bắt kịp thời yêu cầu của thị trường để định hướng sản xuất nên sản phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ, hiệu quả chưa cao. Đồng thời về phía Nhà nước chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)