Khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tếtrang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 69)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2. Khó khăn, bất cập và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tếtrang

3.2.1. Khó khăn, bất cập trong phát triển kinh tế trang trại thị xã Phổ Yên

Qua quan sát, tìm hiểu của tôi, phần lớn các trang trại chăn nuôi ở thị xã Phổ Yênđều nằm xen kẽ trong các khu dân cư, nơi vốn có quỹ đất nhỏ hẹp, không đủ diện tích xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách

vệ sinh đến khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân sống xung quanh trang trại. Trong số các trang trại chăn nuôi đang hoạt động ở thị xã, chỉ có khoảng 10% số trang trại có báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; 6 trang trại thực hiện kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải song số phí thu được còn rất thấp.

Cũng theo quan sát tôi thấy, trong hoạt động chăn nuôi của các trang trại, chất thải trong chăn nuôi lợn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas, song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối. Hầu hết các hệ thống biogas hiện nay trên địa bàn đều được các trang trại xây dựng nhỏ hơn mức cần thiết nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế. Một số trang trại quy mô lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc kéo dài ở địa phương, các xã, các thôn, các địa bàn dân cư, nơi có các trang trại chăn nuôi.

Tuy nhiên việc yêu cầu các trang trại xử lý chất thải, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của các trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư, vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước thải rất tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi nên hầu hết các trang trại đều "trốn" đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết. Bênh cạnh đó, trong quy hoạch phát triển chăn nuôi chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường,... Do đó, thời gian tới, cần tăng cường kiểm tra, xử lý, đình chỉ sản xuất đối với các trang trại có hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; yêu cầu các trang trại phải có đầy đủ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về xử lý ô nhiễm được xác nhận của cơ quan chức năng trước khi đưa vào hoạt động; khẩn trương quy hoạch vùng chăn nuôi cho từng loại vật nuôi, từng bước hạn chế, không cho phép chăn nuôi gia trại, chăn nuôi quy mô nhỏ trong khu dân cư.

Một trong những yếu tố quyết định đến quy mô, thời điểm hoạt động của các trang trại trên địa bàn huyện nhiều năm qua chính là giá thức ăn chăn nuôi và giá bán ra của sản phẩm. Nếu giá thức ăn ổn định so với giá bán của sản phẩm thì các trang trại hoạt động sẽ ổn định và dần mở rộng. Ngược lại, nếu giá đầu vào tăng cao, không phù hợp với đầu ra thì lập tức các trang trại sẽ giảm số lượng nuôi hoặc bỏ trống chuồng. Bởi hầu hết các chủ trang trại đều có bước “khởi nghiệp” từ kinh tế nông hộ, với số chủng loại và số lượng nuôi hạn chế. Thêm vào đó, đại đa số lực lượng lao động làm việc trong các trang trại đều là những thành viên trong gia đình chứ không phải thuê ngoài nên các chủ trang trại không nhất thiết phải lo đến việc duy trì sản xuất để giữ chân người lao động. Gần đây nhất là vào những tháng giữa năm 2015-2017, các mặt hàng thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, có lúc tăng gấp hơn 2 lần và lãi suất vốn vay ngân hàng cũng tăng mạnh trong khi giá đầu ra không tăng đã khiến nhiều trang trại giảm đến 2/3 số lượng đàn hoặc bỏ trống chuồng; một số trang trại cố duy trì số lượng đàn với hy vọng đến khi được bán giá sẽ ổn định thì bị lỗ tới hàng trăm nghìn đồng/con lợn, hàng chục nghìn đồng/con gà. Chỉ rất ít trang trại có quy mô lớn, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ và lấy phân để phục vụ trồng trọt thì lãi suất chỉ bằng 1/4-1/3 lúc bình thường.

Ngoài ra, các chủ trang trại còn phải đối diện với khó khăn trong vấn đề phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường. Trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì được Nhà nước hỗ trợ thuốc, công tiêm phòng (bệnh cúm gia cầm đối với gà, dịch tai xanh đối với lợn, bệnh tụ huyết trùng đối với trâu, bò) thì đối với các trang trại lại phải tự túc hoàn toàn. Điều này khiến một số trang trại bỏ ngỏ việc tiêm phòng. Việc xây dựng chuồng trại cũng có nhiều hạn chế. Đại đa số đều do người dân tự nghĩ ra hoặc học theo một mô hình nào đó mà ít có sự định hướng, hướng dẫn cụ thể của cơ quan chuyên môn (phần do người dân không yêu cầu, phần do quy định và cơ chế của Nhà nước đối với các ngành chức năng để thực hiện công việc này chưa rõ ràng, cụ thể).

Giống như các địa phương khác, thị xã Phổ Yên hiện nay chưa có khu chăn nuôi tách khỏi khu dân cư nên trong các năm 2014-2015, đã có 3 chủ trang trại đã bị người dân “kiện” do gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống, đến sinh hoạt và năng suất cây trồng của các hộ xung quanh. Trên thực tết, thị xã Phổ Yên đã tính đến việc quy hoạch khu chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, nhưng để thực hiện được việc này thì cần phải có thời gian và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để các chủ trang trại hiểu được lợi ích, ý nghĩa của việc làm này đối với vấn đề môi trường và với chính các chủ trang trại.

Như vậy, điều đáng lo ngại nhất đối với các chủ trang trại hiện nay chính là vấn đề phòng dịch bệnh, giá cả đầu vào, ra và thị trường tiêu thụ. Cuối năm 2015, do mắc bệnh Lép-tô, đàn lợn của các trang trại đã dính bệnh này, một số đã chết, những con còn lại đã phải bán tống, bán tháo với giá rẻ, gây thiệt hại lớn cho các chủ trang trại. Do lo ngại về dịch bệnh nên hiện nay nhiều trang trại chuyên chăn nuôi lợn đã chuyển dịch sang nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp như: gà, vịt, cá,...

Mặt khác, khi vật nuôi bị mắc bệnh, theo thói quen thông thường, hầu hết các chủ trang trại đều tự mua thuốc về điều trị, đến khi không được thì bán với giá rẻ, chứ ít để ý đến việc phải báo cho các cơ quan chức năng do lo ngại sự can thiệp không kịp thời sẽ gây thiệt hại kinh tế cho gia đình. Từ thực tế này, các chủ trang trại chăn nuôi mong muốn các cơ quan chức năng của thị xã Phổ Yên quan tâm hơn nữa đến công tác phòng dịch, thúc đẩy phát triển mạnh hơn nữa đội ngũ cũng như mạng lưới thú y địa phương để làm tốt công tác dịch vụ thú y, đảm bảo sức khỏe đàn vật nuôi ở địa phương; đồng thời có cơ chế chính sách lâu dài, ổn định giúp người dân vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất, có biện pháp can thiệp giúp người nông dân đảm bảo đầu ra, tránh việc các thương lái tự do ép giá,...

3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên tại thị xã Phổ Yên

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.

Theo nhiều tác giả, chỉ tiêu định lượng để xác định là kinh tế trang trại, bao gồmhai tiêu chí định lượng sau đây: (1) Giá trị sản lượng hàng hoávà dịch vụ, (2) Quy mô sản xuất của trang trạiphải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. Phát triển kinh tế trang trại thực chất là đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trang trại trên cơ sở gia tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận của trang trại.

Vì vậy, trong nghiên cứu này, tôi tập trung tìm hiểu kinh tế trang trại được xét đến ba biến số phụ thuộc quan trọng là giá trị sản xuất của trang trại, lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trong trang trại. Sau đây chúng ta lần lượt đi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại, đến lợi nhuận của trang trại và thu nhập của người lao động trong trang trại.

Bảng 3.11 mô tả các biến số trong mô hình hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong trang trại và giá trị sản xuất của trang trại. Các biến định lượng ở đây gồm: tuổi, vốn, lao động, đất đai, diện tích nhà xưởng, tổng chi phí. Có hai biến giả định là trình độ chủ trang trại (với 1 là tốt nghiệp phổ thông trung học, 0 là chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, trong đó giả thiết đặt ra là trang trại nào có chủ trang trại đã tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ có giá trị sản xuất cao hơn, có lợi nhuận trang trại cao hơn và thu nhập người lao động cao hơn chủ trang trại chưa tốt nghiệp phổ thông trung học). Biến giả định ngành nghề sản xuất kinh doanh với 1 là chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp, 0 là chăn nuôi lợn, với giả thiết đặt ra là chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi tổng hợp có lợi thế hơn về giá trị sản xuất của trang trại, lợi nhuận cũng như thu nhập của người lao động so với trang trại chuyên môn hóa chăn nuôi lợn.

Bảng 3.11. Diễn giải các biến số trong mô hình hồi quy đa biến

Biến số Đơn vị tính Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi (X1) Năm 43,52 6,12 Trình độ (X2) 1 = tốt nghiệp PTTH, 0 = chưa tốt nghiệp PTTH 0,42 0,50

Thâm niên kinh doanh

(X3) Năm 8,16 3,21

Ngành nghề (X4)

1 = chăn nuôi gia cầm và tổng hợp, 0 = chăn nuôi lợn 0,23 0,43 Vốn (X5) 1000 đồng 1.529,52 204,49 Lao động (X6) Người 2,87 1,54 Đất đai (X7) Ha 0,926 0,533

Diện tích nhà xưởng (X8) Mét vuông 333,55 149,59 Tổng chi phí (X9) 1000 đồng/năm 4.789.000,00 750.157,36 Giá trị sản xuất (Y1) 1000 đồng/năm 4.840.806,45 695.605,37 Lợi nhuận trang trại (Y2) 1000 đồng/năm 51.806,45 299.744,16 Thu nhập của người lao

động (Y3) 1000 đồng/tháng 5.267,74 298,20

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Ta thấy, trong tổng số 31 trang trại đã được điều tra, mỗi lao động có thu nhập bình quân 5.267,74 ngàn đồng/tháng. Giá trị sản xuất của trang trại đạt bình quân 4.840.806,45 ngàn đồng/năm, do đó lợi nhuận thu được mỗi trang trại bình quân đạt 51.806,5 ngàn đồng/năm. Tuy nhiên hệ số biến động lớn, đạt tới 299.744,2 ngàn đồng, chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn về lợi nhuận giữa

các trang trại đã điều tra. Mỗi trang trại có tổng số vốn đầu tư là 1.529,52 ngàn đồng, có 2,87 lao động. Diện tích đất đai mỗi trang trại bình quân là 0,926 ha, được đánh giá là không lớn về quy mô, tuy nhiên độ lệch chuẩn khá cao (tới 0,533 ha), chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn về diện tích đất đai giữa các trang trại. Tổng chi phí 4.789 triệu đồng, và giá trị sản xuất đạt bình quân 4.840,8 triệu đồng (Bảng 3.11).

3.2.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại

Bảng 3.12. Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (Beta) Giá trị t Mức ý nghĩa thống kê (Sig) Hằng số -2.103.554,53 -1,842 0,048 Tuổi (X1) 357,02 0,003 0,024 0,981 Trình độ (X2) -113.612,69 -0,082 -0,675 0,508

Thâm niên kinh doanh (X3) 14.557,69 0,067 0,875 0,392 Ngành nghề (X4) -171.819,65 -0,105 -0,958 0,350

Vốn (X5) 715,87 0,210 1,453 0,162

Lao động (X6) -47.757,03 -0,106 -0,911 0,373

Đất đai (X7) 95.633,99 0,095 1,098 0,285

Diện tích nhà xưởng (X8) 366,11 0,079 0,528 0,603

Tổng chi phí (X9) 0,57 0,612 4,977 0,000

Hệ số điều chỉnh R2 = 0,919 Hệ số Durbin-Watson = 1,981

Hệ số VIF = 2.710; 4.112; 3.634; 1.447; 2.959; 5.170; 3.336; 1.826; 5.478; 3.722

Bảng 3.12 tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại. Mô hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng giá trị sản xuất của trang trại có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị Sig = 0,048, nhỏ hơn 0,05, tức là mức tin cậy đạt 95%, chứng tỏ rằng giá trị sản xuất của trang trại chịu ảnh hưởng và có liên quan ít nhất tới các yếu tố: tuổi, trình độ của chủ trang trại, thâm niên kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư, lao động, đất đai, diện tích nhà xưởng và tổng chi phí. Cần chú ý rằng, hệ số điều chỉnh R2 = 0,919 có nghĩa rằng: tất cả 9 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này chỉ có thể giải thích được khoảng 91,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc là thu nhập người lao động, còn lại 8,1% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số. Hệ số Durbin-Watson = 1,981, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số 9 biến độc lập đã nghiên cứu với thu nhập. Hệ số VIF của tất cả các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Mô hình hồi quy có dạng như sau: Hàm số Y1 (giá trị sản xuất) = - 2.103.554,53 + 357,02X1 (tuổi) - 113.612,69X2 (trình độ) + 14.557,69 X3 (thâm niên kinh doanh) - 171.819,65X4 (ngành nghề) + 715,87X5 (vốn) - 47.757,03X6 (lao động) + 95.633,99X7 (đất đai) + 366,11X8 (diện tích nhà xưởng) + 0,57X9 (tổng chi phí).

Ta thấy: Các biến số thu nhập của người lao động, tuổi, thâm niên kinh doanh, vốn đầu tư, đất đai, diện tích nhà xưởng và tổng chi phí sản xuất có quan hệ tương quan thuận cùng chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Điều này có nghĩa rằng: để tăng giá trị sản xuất, các trang trại cần chú ý đầu tư gia tăng các yếu tố này, trong đó đặc biệt là thu nhập của người lao động, vốn đầu tư, diện tích đất đai, diện tích nhà xưởng và tổng chí phí sản xuất. Ngoài ra cũng cần chú ý đến tuổi và thâm niên kinh doanh của chủ trang trại.

Một điều đáng chú ý là hai biến giả định trình độ và ngành nghề sản xuất kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ nghịch ngược chiều với giá trị sản xuất của trang trại. Trình độ của chủ trang trại (1 là đã tốt nghiệp THPT, 0 là chưa tốt nghiệp

THPT) có hệ số âm nghĩa là các chủ trang trại chưa tốt nghiệp THPT có giá trị sản xuất cao hơn các trang trại mà chủ trang trại đã tốt nghiệp THPT. Mặt khác, ngành nghề sản xuất kinh doanh của trang trại (1 là chăn nuôi gia cầm và tổng hợp, 0 là chăn nuôi lợn) có hệ số âm, tức là các trang trại chăn nuôi lợn có giá trị sản xuất cao hơn trang trại chăn nuôi gia cầm và tổng hợp.

Biến số có tương quan chặt chẽ nhất với giá trị sản xuất được xếp theo thứ tự là giá trị sản xuất của trang trại (0,917), tiếp đến là vốn đầu tư (0,717), thu nhập của người lao động (0,707), lao động (0,552). Ta thấy rõ ràng rằng để có thể gia tăng giá trị sản xuất cần gia tăng trước hết các yếu tố này, trong đó đặc biệt chú ý đến thu nhập của người lao động trong trang trại để họ yên tâm làm ăn và có thể làm việc lâu dài cho trang trại.

3.2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại

Bảng 3.13 tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại. Mô hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của trang trại có hệ số điều chỉnh R2 = 0,443 có nghĩa rằng: tất cả 9 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này chỉ có thể giải thích được khoảng 44,3% sự thay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứuthực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)