Đặc điểm niệu quản vị trí viên sỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu nằng laser holmium tại bệnh viện hữu nghị việt đức​ (Trang 76 - 77)

Trong lúc soi niệu quản, chúng tôi quan sát đánh giá niêm mạc niệu quản tại vị trí viên sỏi. Kết quả cho thấy đa phần niêm mạc niệu quản bình thường, chiếm 69,3%. Có 30,7% niêm mạc niệu quản bị thương tổn dạng phù nề và polyp. Các thương tổn này che phủ một phần hay hoàn toàn viên sỏi gây khó khăn cho thao tác tán sỏi. Dựa vào phân loại của Tamaguchi K, nghiên cứu ghi nhận:

Tổn thương niêm mạc niệu quản phù nề dạng bán cầu (edematous hemispheric lesion): 28 trường hợp, chiếm 24,6%. Thương tổn lại này thường che phủ một phần viên sỏi, niêm mạc phủ bám lên bề mặt và các rãnh của viên sỏi. Cũng theo Gurbuz ZG và cộng sự nhận thấy sỏi niệu quản thể khảm có hiện tượng phù nề hình bán cầu trên và dưới viên sỏi, phù nề làm gây hẹp lòng niệu quản, làm cho tán sỏi nội soi gặp nhiều khó khăn [57].

Tổn thương niêm mạc niệu quản phì đại dạng polyp (polyppoid): Có 7 trường hợp chiếm 6,1%. Có thể có một hay nhiều polyp, chiều dài thay đổi, gây cản trở cho quá trình tiếp cận viên sỏi. Các polyp này che phủ một phần hay hoàn toàn viên sỏi làm cho không thể quan sát được viên sỏi trong tán sỏi nội soi, gây khó khăn và dễ có tai biến trong quá trình tán sỏi nội soi. Các polyp này được hình thành do quá trình viên sỏi kích thích niêm mạc niệu quản, gây viêm mạn tính dẫn đến tăng sinh và phì đại niêm mạc [78].

Tổn thương niêm mạc niệu quản là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tán sỏi nội soi. Do vậy các nghiên cứu về tán sỏi nội soi đều đề cập đến tổn

thương này. Theo Nguyễn Quang và cộng sự trong nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có 52 trường hợp có tổn thương polyp trong tán sỏi nội soi, làm cho việc tiếp cận hòn sỏi khó khăn, phải lách qua chỗ phù nề mới đến được sỏi và nhiều khi việc cố lách qua chỗ phù nề gây xuất huyết hoặc làm khó khăn cho thủ thuật [28]. Theo Dương Văn Trung và cộng sự trong nghiên cứu 1519 bệnh nhân tại Bệnh viện Bưu điện I được tán sỏi nội soi có 20% sỏi niệu quản có tổn thương niêm mạc dạng polyp, đây là các sỏi lâu ngày gây viêm nhiễm và niêm mạc niệu quản gây tăng sinh phì đại, polyp che lấp viên sỏi gây cản chở việc tiếp cận viên sỏi [42].

Khi tán sỏi bằng xung hơi thì các tổn thương niêm mạc dạng polyp thực sự là một trở ngại lớn. Nhiều khi phải chuyển mổ mở vì polyp che lấp sỏi, làm đầu tán không thể tiếp xúc được sỏi. Nhưng với tán sỏi bằng laser holmium thì năng lượng laser có thể cắt polyp này bộc lộ rõ viên sỏi.

Theo nghiên cứu của chúng tôi có 35 trường hợp niêm mạc phù nề hoặc polyp (30,7%). Các viên sỏi có bề mặt xù xì thì dễ tán hơn các viên sỏi có bề mặt nhẵn và các trường hợp sỏi bị che khuất thì khó tán hơn các trường hợp sỏi không bị che khuất. Nhờ thấy viên sỏi mà chúng tôi có thể định hướng trục niệu quản phía trên, đặt đầu dây tán chính xác lên sỏi, giúp hạn chế các tai biến có thể xảy ra trong tán do không quan sát được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu nằng laser holmium tại bệnh viện hữu nghị việt đức​ (Trang 76 - 77)