So sánh kết quả tán sỏi với một số tác giả khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu nằng laser holmium tại bệnh viện hữu nghị việt đức​ (Trang 80)

Tác giả Năm Bệnh nhân Thành công (%) Thất bại (%)

Dương Văn Trung 2004 150 96 4

Nguyễn Minh Quang 2003 210 98 2

Vũ Hồng Thịnh 2005 150 96,76 3,24

H.Jang và Z.Wu 2007 387 100 0

Ma Ngọc Ba 2011 49 97,43 2,57

Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của H.Jiang và Z.Wu (2007) khi nghiên cứu 697 bệnh nhân có sỏi niệu quản được tán sỏi bằng laser trong đó có 387 bệnh nhân sỏi niệu quản dưới có tỷ lệ thành công là 100% [63]. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Dương Văn Trung (2004) khi nghiên cứu 1519 bệnh nhân trong đó có sỏi niệu quản, trong đó có 150 bệnh được tán sỏi bằng laser, tỷ lệ thành công là 96% [42], Nguyễn Minh Quang tỷ lệ thành công là 98% [29]. Vũ Hồng Thịnh và cộng sự (2005), khi nghiên cứu 150 trường hợp có sỏi niệu quản dưới được bằng xung hơi có tỷ lệ thành công là 96,67% [36], Ma Ngọc Ba (2011), khi tán sỏi nội soi bằng xung hơi cho 49 trường hợp sỏi niệu quản 1/3 dưới thì tỷ lệ thành công là 97,43% [4].

Sỏi dễ vỡ hay không phụ thuộc chủ yếu vào thành phần tinh thể và kết cấu của các tinh thể cấu tạo nên viên sỏi, đồng thời cũng phụ thuộc vào phương tiện để tán sỏi [61].

Tán sỏi xung hơi là hơi đi qua một hệ thống bình nén khí, dẫn truyền đến một bằng kim loại tạo nên xung động cho que này. Sự rung động với tần số cao đi qua que này tạo nên năng lượng có thể làm vỡ hòn sỏi. Vì vậy khi tán sỏi bằng xung hơi, hòn sỏi sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó các mảnh sỏi sẽ được lấy ra ngoài bằng rọ bắt sỏi. Trong khi đó laser holmium phát xạ, được viên sỏi hấp thụ trực tiếp, làm viên sỏi nóng lên phá vỡ các cấu trúc hóa học giữa các tinh thể tạo sỏi làm viên sỏi vỡ vụn ra. Nước là môi trường giúp viên sỏi hấp thu hoàn toàn năng lượng laser. Vì vậy cấu tạo sỏi càng ngâm nước nhiều, bề mặt sỏi tiếp xúc của sỏi với nước càng nhiều, sỏi sẽ càng mau vỡ vụn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bằng nguồn năng lượng laser, không có trường hợp nào sỏi không vỡ. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Nguyễn Minh Quang (2003) [29], H.Jiang và Z.Wu (2007) [63].

Nếu niệu quản có polyp dưới sỏi, các polyp sẽ che lấp hòn sỏi, sẽ làm cho việc tiếp cận viên sỏi gặp nhiều khó khăn. Các trường hợp này, Devanrajan cho rằng tán sỏi bằng laser có ưu điểm là có thể dùng laser để cắt chỗ hẹp và cắt polyp để tán sỏi được thuận lợi hơn [54].

4.3.6. Thời gian hậu phẫu.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, thời gian hậu phẫu ngắn nhất là 1 ngày,

dài nhất là 11 ngày, trung bình là 2,77 ngày. Kết quả này cũng tương

đồng với nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang (2003) thời gian hậu phẫu

trung bình 2,36 0,85 ngày [29], theo Dương Văn Trung (2009), thời gian

nằm viện là 2,0 0,9 ngày [42], kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của

Ma Ngọc Ba (2011) thời gian hậu phẫu khi tán sỏi niệu quản thấp bằng xung

hơi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là 3,6 ngày [4].

Tán sỏi nội soi bằng laser cho hiệu quả cao và rút ngắn thời gian nằm viện một cách đáng kể.

4.3.7. Tai biến và biến chứng

Tán sỏi nội soi là một can thiệp ít xâm hại, tuy nhiên vẫn có các tai biến và biến chứng. Các biến chứng của tai biến có thể là tổn thương niệu quản với mức độ khác nhau, chảy máu hay nhiễm khuẩn tiết niệu. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương mà có cách xử lý khác nhau như đặt ống thông niệu quản hay đặt ống thông JJ hay mổ mở xử lý thương tổn.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận, tất cả các trường hợp đều có nước tiểu hồng sau tán sỏi và thường hết sau 2 ngày điều trị, không có trường hợp nào cần phải truyền máu. Kết quả cũng ghi nhận 3 trường hợp có sốt sau tán sỏi nội soi, có 13 trường hợp có cơn đau quặn thận chiếm 11,4% và hết sau 2 ngày điều trị.

Các tổn thương niệu quản có thể là trầy xước niêm mạc niệu quản, mất niêm mạc niệu quản, thủng niệu quản hay đứt niệu quản. Theo nghiên cứu của chúng tôi, không trường hợp nào thủng hay đứt niêm mạc niệu quản. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang (2003) gặp biến chứng này là 0,9% [29], theo Vũ Hồng Thịnh (2005), tỷ lệ biến chứng thủng niệu quản là 0,67% [36].

Theo Harmon, sau tán sỏi nội soi, việc đặt ống thông niệu quản nhằm mục đích giảm đau, ngăn ngừa các biến chứng tắc nghẽn do phù nề niêm mạc niệu quản và các biến chứng do quá trình tán sỏi gây ra. Ngoài ra việc đặt thông niệu quản còn giúp bệnh nhân tránh được cơn đau quặn thận sau tán sỏi do mảnh vụn rơi xuống hoặc phù nề niêm mạc niệu quản gây tắc nghẽn. Đồng thời do có ống thông niệu quản, niệu quản giãn ra tạo điều kiện cho những mảnh sỏi vụn còn sót lại trong niệu quản có thể trôi ra ngoài theo dòng nước tiểu [58].

Theo nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân được đặt thông niệu quản và ống thông JJ. Việc đặt ống thông JJ và ống thông niệu quản làm giảm bế tắc niệu quản, phục hồi chức năng thận, phòng ngừa cơn đau quặn thận, thúc đẩy quá trình liền sẹo của niệu quản và giảm tỷ lệ hẹp niệu quản về sau.

4.4. THEO DÕI SAU TÁN SỎI

- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 114 trường hợp tiến cứu, 94 trường

hợp khám lại sau mổ (94/114 ). Sau tán sỏi bệnh nhân được hẹn khám lại sau 1 tháng, được siêu âm, chụp X-Quang hệ tiết niệu kiểm tra, để rút ống

thông JJ, để đánh giá kết quả sau tán sỏi nội soi.

- Thời gian khám lại của chúng tôi phần lớn là 4 tuần, sớm nhất là 4 tuần và muộn nhất là 6 tuần.

- Các triệu chứng của bệnh có thể khi mang ống thông JJ là đau thắt lưng, tiểu dắt, tiểu nhiều lần, sốt, tiểu đêm, ống thông niệu quản đóng sỏi, đau

hông lưng khi tiểu do ngược dòng bàng quang lên niệu quản, ống thông JJ di chuyển, nếu để lâu quá có thể bị đứt thành nhiều đoạn [67].

- Trong nghiên cứu, khi khám lại chỉ có 21 trường hợp có triệu chứng đau thắt lưng chiếm 18,4%, không có trường hợp nào có nhiễm trùng tiết niệu, không có trường hợp nào có ống thông JJ di chuyển.

- Tất cả các trường hợp đều sạch sỏi trên X-Quang và siêu âm, chiếm tỷ lệ 100%.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 114 trường hợp sỏi niệu quản được tán sỏi nội soi bằng laser tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 04 năm 2013, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

- Tuổi trung bình: 45 ± 12,45 tuổi, trong đó bệnh nhân trong độ tuổi từ 50 - 59 nhiều nhất với 29,82%

- Nam chiếm tỷ lệ 61,4% và nữ chiếm tỷ lệ 38,6%.

- Bệnh nhân có tiền sử can thiệp sỏi tiết niệu với tỷ lệ 24,6%. - Bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau thắt lưng (71,1%).

- Vị trí: Có 33,3 % trường hợp sỏi bên phải và 59,6% trường hợp sỏi bên trái, 7,1% trường hợp sỏi cả hai bên.

- Kích thước sỏi: 4 - 26mm, kích thước trung bình của sỏi là 11,95 ± 4,61mm. - Số lượng viên sỏi: Có 1 viên (74,6%), có 2 viên (18,4%), có 3 viên (5,3%), có 4 viên (1,8%) trường hợp.

- Đặc điểm thận trên siêu âm: thận không ứ nước (67,5%), thận ứ nước độ 1 (14%), thận ứ nước độ 2 (15,8%), thận ứ nước độ 3 (2,6%).

2. KẾT QUẢ

- 100% các trường hợp đặt máy nội soi tiếp cận được viên sỏi. - 100% các trường hợp tán vụn được sỏi.

- 24,6% thương tổn niêm mạc dạng phù nề và 6,1% thương tổn niêm mạc dạng polyp.

- 100% trường hợp sau tán sỏi được đặt thông niệu quản. - 67,57% trường hợp hết tình trạng ứ nước thận sau 1 tháng.

- Không trường hợp nào có biến chứng chảy máu, thủng niệu quản, không tán được sỏi, sỏi chạy lên thận cần chuyển phương pháp khác điều trị.

- Thời gian tán trung bình là 17,97 ± 6,75 phút.

- Thời gian nằm viện 2,77 ± 1,71 ngày ( từ 1 đến 11 ngày). - 100% trường hợp tán sỏi cho kết quả tốt.

KHUYẾN NGHỊ

Dựa trên kết quả thu nhận qua nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Cần tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu rõ về bệnh sỏi niệu

quản. Khi có triệu chứng nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị một cách kịp thời. Không nên tự ý điều trị bằng các phương pháp không mang tính khoa học có thể để lại nhiều hậu quả xấu.

2. Để giúp cho chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp bệnh

sỏi niệu quản, chúng tôi đề nghị nên chụp cắt lớp vi tính cho tất cả các trường hợp bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Trần Quán Anh (2001), "Sỏi niệu quản", Bệnh học ngoại khoa, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội, tr. 200-205.

2. Trần Quán Anh (2007), "Những triệu chứng lâm sàng và thăm khám lâm

sàng ", Bệnh học tiết niệu, Hà Nội, tr. 47-68.

3. Trần Quán Anh (2007), "Thăm dò chức năng, thăm khám điện quang và

siêu âm", Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

4. Ma Ngọc Ba (2011), Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản đoạn thấp

bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

5. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hoàng Đức và Trần Lê Linh Phương (2006),

"Phẫu thuật ít xâm lấn trong tiết niệu",Tạp chí Ngoại khoa: tr. 72-94.

6. Nguyễn Hoàng Bắc, Trần Lê Linh Phương, Trần Văn Hinh & Phạm Gia Khánh (2010), "Kết quả bước đầu áp dụng Holmium: YAG Laser trong

điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên",Tạp chí Y học, 13: tr. 13-25.

7. Vũ Nguyễn Khải Ca & Nguyễn Mễ (2007), "Sỏi niệu quản", Bệnh học tiết

niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 202-207.

8. Vũ Quỳnh Dao (1997), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và

kết quả điều trị phâu sỏi niệu quản hai bên, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Hải (2002), Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán

sỏi niệu quản, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

10. Lưu Huy Hoàng (2003), Nghiên cứu kỹ thuật và chỉ định và kết quả điều

trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.

11. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng & Vũ Lê Chuyên (2006), "Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) sỏi niệu quản đoạn trên: kinh nghiệm qua 110 trường hợp tại

bệnh viện Bình Dân (11/2000-10/2001)",http://www.nieukhoa.com.vn.

12. Nguyễn Phương Hồng & Nguyễn Văn Thành (1994), "Thành phần hóa

học sỏi tiết niệu, nhân 60 trường hợp phân tích nhiệt", Tạp chí y học,

24: tr. 23-29.

13. Nguyễn Duy Huề (2001), "Ứ nước thận", Tài liệu lớp đào tạo siêu âm

tổng quát, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr. 26-29.

14. Đỗ Lệnh Hùng & Nguyễn Minh Quang (2010), "Vai trò của nội soi tán

sỏi bằng laser trong điều trị sỏi niệu quản chậu khảm", Tạp chí Y học,

Hà Nội, 14(1): tr. 200-205.

15. Ngô Gia Huy (1985), "Sỏi niệu quản", Bài giảng bệnh học ngoại khoa,

Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, tập 4, tr.128-147.

16. Ngô Gia Hy (1985), "Tổng quan về điều trị nội khoa sỏi niệu", Báo sinh

hoạt Hội Y dược học thành phố Hồ Chí MInh tháng 6, tr. 14-12.

17. Hoàng Kỷ, Nguyễn Duy Huề, Phạm Minh Thông, Bùi Văn Lệnh (2001),

"Chẩn đoán hình ảnh bộ máy tiết niệu", Bài giảng bệnh học chẩn đoán

hình ảnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 137-154.

18. Nguyễn Kỳ (1994), "Tình hình điều trị sỏi tiết niệu tại bệnh viện Việt Đức

trong 10 năm (1982-1991)",Tập san Ngoại khoa, (1): tr. 10-13.

19. Nguyễn Kỳ (2007), "Phương pháp điều trị ngoại khoa hiện nay về sỏi

đường tiết niệu", Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,

tr.213-224.

20. Nguyễn Kỳ (2007), "Sinh lý học hệ tiết niệu", Bệnh học tiết niệu, Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 29-46.

niệu sinh dục, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.30-37.

22. Đỗ Thị Liệu (2001), "Sỏi tiết niệu", Tài liệu đào tạo chuyên đề thận học,

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr. 245-252.

23. Trần Phương Linh, Nguyễn Hoàng Đức & Trần Văn Hinh (2008), Điều trị

sỏi niệu quản bằng phẫu thuật ít xâm lấn, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 24. Lê Kim Lộc (2010), "Đánh giá kết quả điều trị sỏi NQ bằng TS qua nội

soi ngược dòng tại bệnh viện trung ương Huế", Tạp chí Y học thực

hành, (718), tr. 183-190.

25. Lương Văn Luân & Trần Đức Hòe (1996), "Một số nhận xét về dịch tễ

học bệnh sỏi tiết niệu",Tạp chí Y học Quân sự, (1): tr. 23-24.

26. Nguyễn Vũ Phương (2008), "Kết quả tán sỏi niệu quản qua nội soi ngược

dòng tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên", Tạp chí Y học

thành phố Hồ Chí Minh, (12), tr. 24-33.

27. Nguyễn Quang & Vũ Nguyễn Khải Ca (2004), "Một số nhận xét về tình hình điều trị sỏi niệu quản ngược dòng và tán sỏi bằng máy lithoclast

tại khoa phẫu thuật tiết niệu, bệnh viện hữu nghị Việt Đức", Tạp chí Y

học, (4): tr. 501-503.

28. Nguyễn Quang, Vũ Nguyến Khải Ca, Nguyễn Phương Hồng, Đỗ Trường Thành (2004), "Một số nhận xét về tình hình điều trị sỏi niệu quản bằng nội soi niệu quản ngược dòng và lithoclast tại khoa tiết niệu bệnh viện

Việt Đức ",Tạp chí Y học thực hành, (491), tr. 501-503.

29. Nguyễn Minh Quang (2003), Tán sỏi niệu quản qua nội soi bằng Laser và

xung hơi, Luận văn bác sỹ Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội. 30. Nguyễn Minh Quang & Vũ Đình Kha (2003), "Nội soi niệu quản tán sỏi

bằng Laser: Kinh nghiệm ban đầu qua 50 trường hợp", Tạp chí Y học

thành phố Hồ Chí Minh, 7(1).

giảng giải phẫu học, 2: tr. 144-146

32. Nguyễn Quang Quyền & Phạm Đăng Diệu (1997), Atlas giải phẫu người,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Sáng (1998), "Sỏi thận-tiết niệu", Bệnh học Nội khoa, NXB

Y học Hà Nội: tr. 127-132.

34. Trần Văn Sáng (1996), "Sỏi tiết niệu", Bài giảng bệnh học niệu khoa, Nhà

xuất bản Mũi Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 55-106.

35. Tạ Đức Thành (2009), Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng

phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viên Thanh Nhàn, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

36. Vũ Hồng Thịnh, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Lê Linh Phương (2005), "Tán sỏi niệu quản dưới qua nội soi tại bệnh viện Đại

học Y dược TP HCM", Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 9(1):

tr. 23-33.

37. Nguyễn Bửu Triều (2003), "Tán sỏi niệu quản qua nội soi", Nội soi tiết

niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.7-14.

38. Nguyễn Bửu Triều, Trần Quán Anh, Trần Đức Hòe, Nguyễn Kỳ (1998),

Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

39. Nguyễn Bửu Triều & Nguyễn Mễ (2007), "Sỏi thận", Bệnh học tiết niệu,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.193-201.

40. Nguyễn Bửu Triều & Nguyễn Quang (2003), "Tán sỏi niệu quản qua nội

soi", Nội soi tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.91-110.

41. Nguyễn Văn Trọng (2007), So sánh phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể với

phương pháp tán sỏi qua nội soi trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.

42. Dương Văn Trung (2004), "Kết quả tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu nằng laser holmium tại bệnh viện hữu nghị việt đức​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)