Trong các OTC thu thập các thông tin về thành phần loài, dạng sống, chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính thân. Cụ thể như sau:
- Đối với cây gỗ có chiều cao từ 4m trở xuống được đo bằng sào chia vạch đến 0,01m. Đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác.
- Đo đường kính cây (tại điểm cách mặt đất 1,30m - D1.3). Những cây có đường kính từ 20cm trở xuống đo trực tiếp bằng thước kẹp với độ chính xác 0,1cm. Cây lớn hơn 20cm, đo chu vi bằng thước dây, tra bảng tương quan đường kính - chu vi, tính được đường kính tương ứng.
* Phương pháp nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang (phân bố khoảng cách từ một điểm ngẫu nhiên đến các cây lân cận).
Cây tái sinh (cây gỗ) là cây có chiều cao ≥ 20cm, đường kính < 6cm. Ứng dụng phương pháp ô 6 cây của Thomasius, mỗi kiểu thảm thực vật chọn 36 vị trí ngẫu nhiên đến 6 cây gần nhất. Khi đó trong phân bố Poisson được phép sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans để đánh giá khi dung lượng mẫu đủ lớn. Qua đó dự đoán được đặc điểm giai đoạn phát triển của quần xã thực vật trong khu vực nghiên cứu. U được tính theo công thức:
( . 0, 5). 0, 26136 r n U Trong đó:
+ r: là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất n lần quan sát
+:là mật độ cây tái sinh trên đơn vị diện tích (cây /m2) + n : là số lần quan sát.
Nếu U ≤ - 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm. Nếu U ≥ 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều.
* Nghiên cứu cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao (n/Hvn) theo các cấp sau:
Cấp chiều cao Cự ly cấp chiều cao (cm)
I < 50
II 50 - 100
III 100 - 150
IV 150 - 200
V > 250
* Mật độ cây tái sinh (cây/ ha) tính theo công thức:
N =
s n
x 10.000 Trong đó:
+ N: là mật độ cây tái sinh (cây/ha) + n: là số lượng cây
+ S: là diện tích ô điều tra
* Hệ số tổ thành loài cây được tính theo công thức:
Ni % = m 1 i ni ni x 100 Trong đó: Ni %: là hệ số tổ thành ni: là số cây của loài thứ i trong quần xã m: là tổng số loài trong quần xã
+ Nếu Ni 5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành và
đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sinh thái rừng.
+ Nếu Ni < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành.
Trong ODB: Xác định tên loài, đếm số lượng cây gỗ tái sinh, đo Hvn, xác định nguồn gốc cây tái sinh (từ hạt, chồi). Phân loại chất lượng cây tái sinh theo 3 tiêu chuẩn: tốt, trung bình, xấu.
+ Cây tốt (A) là cây có tán lá phát triển đều, thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt không sâu bệnh.
+ Cây trung bình (B) là cây không cong queo, không sâu bệnh, ít khuyết tật, không gãy cành, cụt ngọn nhưng khả năng sinh trưởng kém hơn.
+ Cây xấu (C) là cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.
- Xác định độ che phủ: tính theo tỉ lệ phần trăm (%) diện tích đất bị thảm thực vật che phủ. Độ nhiều (độ dày rậm) thảm tươi được đánh giá theo tiêu chuẩn của Drude, cụ thể ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Kí hiệu độ nhiều (độ dày rậm) thảm tươi theo Drude
Kí hiệu Tình hình thực bì
Soc Thực vật gần như khép tán có độ phủ trên 90% diện tích.
Cop 3 Thực vật gặp rất nhiều có độ phủ là 90 - 70 % diện tích Cop 2 Thực vật gặp nhiều có độ phủ là 70 - 50 % diện tích Cop 1 Thực vật có khá nhiều có độ phủ 50 - 30 % diện tích
Sp Thực vật mọc rải rác phân tán có độ phủ 30 - 10 % diện tích Sol Thực vật gặp rất ít có độ phủ < 10%
Un Một vài cây cá biệt
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu thực vật
- Định loại các loài cây theo phương pháp so sánh hình thái, đối chiếu với khóa phân loại và mô tả loài theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2003) [24]; “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000) [3], “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cộng sự (2003 - 2005) [5].
- Xác định dạng sống theo thang 5 bậc của Raunkiaer (1934) [81] và Hoàng Chung (2008) [12]. Theo cách phân loại này dạng sống thực vật gồm các kiểu sau:
1. Cây chồi trên mặt đất (Phanerophytes) - Ph. 2. Cây chồi mặt đất (Chamephytes) - Ch. 3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) - He. 4. Cây chồi ẩn (Cryptophytes) - Cr.
5. Cây một năm (Therophytes) - Th.
- Xác định chiều hướng phát triển của các kiểu thảm thực vật theo quy luật diễn thế tiến hóa của Trần Đình Lý (1998)[44] và Thái Văn Trừng (2000)[67].
2.3.4. Phương pháp kế thừa
Đề tài kế thừa những tài liệu, số liệu của các tổ chức (Sở NN & PTNN, UBND các cấp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh) và của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới