3. Giới hạn nghiên cứu
4.1.1. Thảm thực vật tự nhiên
I. Lớp quần hệ rừng kín
I.A.1.1. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất
I.A.1.1.1. Phân quần hệ cây lá rộng (Rừng thứ sinh)
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao từ từ 700m đến 1.090m, diện tích không nhiều khoảng 1.137 ha, Rừng tự nhiên khồng còn nguyên vẹn do bị tác động nhẹ, hình thái cấu trúc rừng gần với rừng nguyên sinh, thường có 4 tầng gồm 2 tầng cây gỗ (tầng ưu thế và tầng dưới tán, không có tầng vượt tán), tầng cây bụi và tầng thảm tươi.
Tầng ưu thế sinh thái: gồm các cây gỗ họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae)...Do điều kiện khí hậu ẩm ướt, trên thân các cây gỗ thường có rêu và địa y bì sinh; chiều cao tầng cây ưu thế bình quân từ 14 - 16 m, đường kính bình quân 30-40 cm, độ che phủ 55%. Các loài thường gặp là: Dẻ gai bắc bộ (Castanopsis tonkinensis), Sồi bốp (Castanopsis
cerebrina), Sồi ghè (Lithocarpus cornea), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Sồi
Bắc giang (Lithocarpus bacgiangensis), Dẻ cau (Quercus platycalyx), Chắp trơn (Beilschmiedia laevis), Vù hương (Cinnamomuum balansae), Nanh chuột
(Cryptocarya lenticellata), Sụ lá dài (Phoebe poilanei), Trám trắng (Canarium
Tầng dưới tán: Các cây mọc không liên tục và có chiều cao khác nhau, gồm các loài cây ưa bóng như họ Chè (Theaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), xen lẫn với cây con tái sinh của các loài ở tầng trên. Gồm các loài cây gỗ có chiều cao trung bình 8-10m, đường kính 15- 20 cm và độ che phủ của tầng khoảng 50%. Gồm chủ yếu là các cây gỗ nhỏ như: Chà hươu (Wendlandia glabrata), Gáo (Anthocephalus
indicus), Vàng vè (Adina globiflora), Vàng kiêng (Nauclea purpure), Chè lá dày
(Achitea vanllii),…
Tầng cây bụi: gồm các loài cây bụi, cây gỗ nhỏ cao dưới 6 m, độ che phủ 40%. Thành phần thực vật gồm các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): Dâu da đất (Baccaurea sapida), Cánh kiến (Mallotus
philippinensis), Sói rừng (Alchornea rugosa), Đom đóm (Alchornea trewioides),
Thàu táu (Aporosa dioica), Lộc mại lá dài (Claoxxylon longifolium), Đom đóm lá
dài (Alchornea tiliaefolia), Dạ nâu (Chaetocarpus castanocarpus), Lộc mại
(Claoxylon polot), Cọc rào (Cleistanthus myrianthus)…. Đặc biệt trong tầng này
còn xuất hiện các loài dương xỉ thân gỗ (Cylthea phodoplaylla), các loài thuộc họ Cọ dừa (Palmaceae) như Cau rừng (Pinanga baviensis)...
Tầng thảm tươi: có chiều cao trung bình dưới 2m bao gồm các loài thân cỏ là chủ yếu gồm: Quyển bá bạc (Selaginella argentea), Gai kim vàng
(Barleria lupulina), Bán tự vườn (Helmiraphis brunelloides), Gai rừng
(Boehmeria nivea), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium
aegyptium), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Sa nhân (Amomum echinosphaera), Sẹ
lá lớn (Alpinia galanga),…;Độ che phủ của tầng này rất thấp 20%.
Thực vật ngoại tầng bao gồm các loài: Dần toòng (Gymnostemma
pentaphyllum), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Cẩm cù (Hoya carnosa),
Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bách bộ (Stemona tuberosa)…
Do phân bố ở nơi cao, dốc nên rừng ít bị tác động do khai thác, trữ lượng gỗ bình quân từ 110 - 125m3/ha, các loài cây gỗ quý còn lại khá nhiều, đặc biệt là các loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam như: Trầm hương
(Aquilaria crassna), Vù hương (Cinamomum balansae). Cũng do khí hậu ẩm ướt, độ tàn che lớn mà khả năng tái sinh có xu hướng lặp lại tổ thành tầng cây mẹ. Đây là kiểu thảm tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu.
II. Lớp quần hệ rừng thưa
II.A.1.1. Quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất
Kiểu thảm thực vật này có diện tích 1.278,5 ha, phân bố ở độ cao dưới 700m, nơi có khí hậu khô, nóng hơn so với vùng cao. Do phân bố ở thấp nên hầu hết rừng đã qua tác động. Đây là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau khai thác chọn. Mặc dù đã qua khai thác nhưng với mức độ nhẹ nên vẫn giữa được cấu trúc của rừng nguyên sinh. Các cây có chiều cao trung bình 14 - 16m, đường kính trung bình 30- 40 cm. Các loài cây chiếm ưu thế là những loài: Sồi bốp (Castanopsiscerebrina), Sồi ghè (Lithocarpus
cornea), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Sồi Bắc giang (Lithocarpus
bacgiangensis), Dẻ cau (Quercus platycalyx)…
Do khai thác chọn của những năm trước khi thành lập KBT, nên trữ lượng gỗ trong kiểu rừng này thường thấp hơn so với kiểu rừng kín lá rộng thường xanh Á nhiệt đới, trữ lượng gỗ bình quân đạt 80-100 m3/ha. Độ tàn che rừng đạt 0,5-0,7.
II.A.1.2. Quần hệ rừng tre nứa trên núi đất (dưới 700m)
II.A.1.2.2. Phân quần hệ rừng tre, nứa mọc thuần loài
Trong KVNC gặp Phân quần hệ rừng tre, nứa mọc tự nhiên thuần loài. Loại hình này gặp rải rác với diện tích 114,2 ha, gồm rừng Nứa (Neohouzeana
dulloa), rừng Vầu (Bambusa nutans). Nhờ tác dụng của hệ rễ tre, nứa mà lớp
đất mặt dưới rừng tre, nứa được hạn chế mức độ giảm thấp độ xốp và khả năng thấm nước của đất dưới các trận mưa rào. Đồng thời, nhờ có lớp thảm mục dưới rừng tre, nứa, với tác dụng bám giữ đất khá tốt của hệ rễ rừng tre,nứa mà cường độ xói mòn đất dưới rừng tre, nứa rất thấp. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên tre nứa đang ngày một suy giảm cả về số lượng và chất lượng; kỹ thuật
trồng, khai thác, sử dụng tre nứa chưa được chú ý nhiều và đặc biệt là nhận thức của người dân chưa thấy rõ giá trị của nguồn tài nguyên này cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là những thách thức không nhỏ để phát triển nguồn tài nguyên tre nứa tại địa phương.
III. Lớp quần hệ cây bụi
III.A.1.1. Quần hệ cây bụi thường xanh trên núi đất
III.A.1.1.1. Phân quần hệ cây bụi có cây gỗ mọc rải rác (Thảm cây bụi)
Thảm cây bụi được hình thành do quá trình khai thác, chặt phá rừng quá mức với diện tích 133,91 ha. phân bố trên các nương rẫy luân phiên hoặc bỏ hoang trong thời gian ngắn chỉ còn sót lại một vài cây gỗ phẩm chất kém.
Gồm những cây có chiều cao từ 3-5 m, thuộc các họ Sim (Myrtaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Na (Annonaceae) và một số họ khác. Thành phần loài thực vật thường gặp như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trâm tía (Syzygium
cuminii), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa)…, mọc xen kẽ với các loài cây gỗ tiên
phong ưa sáng, sinh trưởng nhanh như: Màng tang (Litsea cubeba), Kháo vàng
(Machilus bonii), Giổi lông (Michelia balansae), Côm lá nhỏ (Elaeocarpus
dubius), Thàu táu (Aporosa dioica), Thôi chanh (Euodia meliaefolia)… Mật độ
của cây bụi phục thuộc vào độ tàn che của tầng cây gỗ, nơi tác động mạnh mật độ cây bụi nhiều và ngược lại. Đây là kiểu thảm tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu.
III.A.1.1.2. Phân quần hệ cây bụi không có cây gỗ
Trước khi thành lập KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, đa số người dân địa phương lấy hoạt động khai thác rừng (gỗ, củi, măng rừng, dược liệu...) làm sinh kế chủ yếu. Diện tích rừng tự nhiên tại xã Kỳ Thượng giảm nhanh chóng. Khi có sự quản lí của tỉnh và ý thức của người dân địa phương, diện tích rừng tự nhiên tăng lên đáng kể, phân quần hệ cây bụi không có cây gỗ có diện tính khoảng 23,35 ha. Đây là kiểu thảm thực vật hình thành do quá trình đốt nương làm rẫy liên tục với thời gian dài, đất thoái hoá, ít có khả năng tái sinh các loài cây gỗ. Thành phần loài cây bụi phổ biến gồm:
Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Trâm tía (Syzygium
baviensis), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia)… Dưới cây bụi là các loài thân
thảo như: Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus),
Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ chít
(Thysanolaena maxima),…
IV. Lớp quần hệ cỏ
Thảm cỏ được hình thành do sự thoái hóa của rừng hoặc sau khi chuyển đổi canh tác vài năm và sau đó bỏ hoang. Thảm cỏ có rải rác trong KVNC.
IV. A.1. Nhóm quần hệ cỏ không dạng lúa
Thảm thực vật này có 2 nhóm chính: nhóm quần hệ trảng cỏ không dạng lúa > 1m và nhóm quần hệ trảng cỏ không dạng lúa < 1m. Trong KVNC, nhóm quần hệ trảng cỏ không dạng lúa > 1m có 2 loại: trảng cỏ cây không dạng lúa lâu năm, trảng cỏ cây không dạng lúa 1 năm. Tuy nhiên, nhóm quần hệ cỏ không dạng lúa < 1m chiếm diện tích lớn hơn. Đặc biệt ưu hợp Cỏ lào
(Chromolaena odorata) + Đơn buốt (Bidens pilosa) gặp phổ biến ở những nơi địa
hình thấp của KVNC cùng với một số loài cây khác thuộc họ Cói (Cyperaceae), họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), họ Ráy (Araceae)... Do điều kiện khí hậu và đất đai còn khá tốt, lại phân bố xen kẽ rừng tự nhiên nên xuất hiện một số loài cây gỗ tái sinh với diện tích khoảng 2,7 ha.
IV. B.1. Nhóm quần hệ cỏ dạng lúa thấp có cây bụi mọc rải rác (< 50 cm)
IV. B.1.1. Quần hệ cỏ chịu hạn (Thảm cỏ)
Đây là kiểu thảm thực vật hình thành có diện tích 97,1 ha do quá trình canh tác liên tục với thời gian dài, đất thoái hoá, rồi bỏ hoang hóa, ít có khả năng tái sinh các loài cây gỗ. Đặc trưng của thảm thực vật chủ yếu là họ Hoà thảo (Poaceae) gồm các loài là Cỏ hoa tre (Apluda mutica), Cỏ mật (Chloris barbata),
Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium aegyptium), Cỏ lồng vực
(Echinochloa crusgalli), Cỏ mần trầu (Eleusine indica). Rải rác có các loài cây bụi
như Mua bo (Blastus eberhardtii), Mua bà (Melastoma candidum). Kiểu thảm thực vật này rất khó có thể phục hồi thành rừng tự nhiên trong thời gian ngắn.
Hiện nay, thảm cỏ này được người dân sử dụng làm bãi chăn thả gia súc. Đây là thảm thực vật mà tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn này.
IV. C.1. Nhóm quần hệ cỏ dạng lúa cao có cây gỗ che phủ từ 10 - 40%
IV. C.1.1. Quần hệ cỏ chịu hạn
Quần thể cỏ chịu hạn có khả năng chịu hạn tốt do chúng có một số đặc điểm sau: bộ rễ phát triển mạnh, sâu và rộng, lá có cấu tạo làm giảm sự thoát hơi nước (diện tích lá hẹp, lá có lông, lớp biểu bì dày, có sáp ở mặt lá), hàm lượng nước trong thân lá nhỏ, cây không cần nhiều nước lúc hạn tuy nhiên, các quá trình trao đổi chất vẫn không bị suy giảm. Đặc biệt cỏ chịu hạn có khả năng tạo hạt trong điều kiện bất lợi của môi trường. Trong điều kiện thuận lợi cỏ chịu hạn có thể mọc cao từ 30 – 30 cm trước khi ra hoa kết hạt nhưng trong điều kiện hạn nặng, cây chỉ mọc cao khoảng 3 cm và tạo một ít hạt trước khi chết. Một số đại diện của quần hệ cỏ chịu hạn trong khu vực nghiên cứu: ưu hợp Lau (Saccharum spontaneum) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica) phục hồi trên đất sau nương rãy. Thành phần cây gỗ, cây bụi chịu hạn là: Me rừng
(Phyllanthus emblica), Đơn nem lá to (Maesa balansae), Màng tang (Litsea
cubeba), Bùm bụp (Mallotus apelta), Sòi trắng (Sapiumsebiferum), Sim
(Rhodomyrtus tomentosa), Tổ kén lông (Helicteres hirsuta),...