3. Giới hạn nghiên cứu
2.3.4. Phương pháp kế thừa
Đề tài kế thừa những tài liệu, số liệu của các tổ chức (Sở NN & PTNN, UBND các cấp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh) và của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Khu vực nghiên cứu: Xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ
Kỳ Thượng là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh, nằm trong khoảng 21°11′13″ vĩ độ Bắc, 107°9′0″ kinh độ Đông, với các mặt tiếp giáp: Phía Đông giáp với xã Đồn Đạc của huyện Ba Chẽ; Phía Tây giáp với xã Đồng Sơn; Phía Nam giáp với các xã: Đồng Lâm, Vũ Oai, Hoà Bình; Phía Bắc giáp với các xã: Đạp Thanh, Thanh Sơn của huyện Ba Chẽ. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 9.780,16 ha. Đất nông - lâm nghiệp có 9.267,90 ha, chiếm 94,76% so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 97,91 ha, chiếm 1,06% đất nông nghiệp và 1,00% so với tổng diện tích tự nhiên của xã, đất lâm nghiệp: 9.169,69 ha chiếm 98,94% đất nông nghiệp và 93,76% so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã.
3.1.2. Địa hình
Địa hình xã Kỳ Thượng tương đối đa dạng, thuộc loại địa hình đồi núi, đại bộ phận nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, độ cao trung bình từ 150 - 250m so với mặt biển, sắp xếp theo dạng bát úp và cấu tạo bởi đá lục nguyên, có độ dốc từ 12 - 350. Đặc biệt đỉnh Thiên Sơn cao nhất với 1.096 m so với mực nước biển. Địa hình đồi có độ chia cắt trung bình từ 1,5 - 2 km, quá trình phong hoá và xói mòn đều diễn ra mạnh, nên lớp phủ thổ nhưỡng thường có tầng dày, mỏng đến trung bình, quá trình đá ong hoá cũng diễn ra ở một số đỉnh đồi tạo lên lớp đất xói mòn trơ sỏi đá. Đây là vùng đất có khả năng quy hoạch trồng rừng lấy gỗ, phát triển chăn nuôi đại gia súc. [7]
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
Tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam cho thấy địa chất của khu vực xã Kỳ Thượng hình thành từ kỷ Triat thuộc thời kỳ Đệ Tứ với các loại đá mẹ thuộc nhóm đá trầm tích chính: Phấn sa, Sa thạch, Sỏi sạn kết, Phù sa cổ, đôi chỗ có đá phiến sét xen kẽ. Trên các đỉnh núi, đá mẹ có nguồn gốc macma phun trào nhờ hoạt động tạo sơn Hymalaya thuộc kỷ Trias - judava tạo nên. Kết quả điều tra xây dựng bản đồ dạng đất do Viện Điều tra Quy hoạch rừng xây dựng tháng 04 năm 2001, đã phát hiện trong khu vực có 22 dạng đất trong 4 nhóm đất chính sau:
- Đất Feralit có mùn trên núi (độ cao trên 700 m). Đất khá nhiều mùn nên có màu nâu nhạt, phát triển trên đá Sa thạch khối, có tầng đất mỏng đến trung bình hoặc rất mỏng, có nhiều đá lộ đầu, phân bố rải rác nhưng tập trung chủ yếu trên núi cao Thiên Sơn, Am Váp, đèo Mo.
- Đất Feralit màu nâu vàng, vàng nhạt vùng đồi phát triển trên đá Phiến sét, Sa thạch, Phấn sa, Sạn kết. Phân bố chủ yếu ở vùng thấp dưới 700 m. Tầng đất dày đến trung bình, nơi đất mỏng thường là sườn các đỉnh núi có đá Sa thạch khối phân bố, thành phần cơ giới trung bình,
- Đất Feralit màu vàng đỏ đến đỏ vàng hay xám vàng, phát triển trên Sa thạch, Sỏi kết của nền phù sa cổ thường phân bố trên các đồi thấp trong khu vực các xã Kỳ Thượng và các xã Đồng Sơn, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hoà Bình. Tầng đất mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, đất nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm đất thung lũng, đất đồng ruộng trên nền phù sa cổ và bồi tụ ven suối. Nhóm đất này nhỏ, tầng đất dày, chủ yếu là đất cát pha, thành phần cơ giới nhẹ, phân bố chủ yếu dọc theo các sông suối, thung lũng hẹp của xã Kỳ Thượng.
Nhìn chung, đất đai xã Kỳ Thượng là đất Feralit màu đỏ vàng, vàng đỏ
đến vàng nhạt có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp dễ thoát nước, tầng đất trung bình, khả năng kết dính kém đất dễ bị rửa trôi xói mòn nếu mất rừng. Đất đai thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp.[7].
3.1.4. Khí hậu, thủy văn
3.1.4.1. Khí hậu
Xã Kỳ Thượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng của khí hậu đại dương có các đặc trưng sau:
- Mùa trong năm: Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 9.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 230C, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 250C. Nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 200C, biên độ nhiệt ngày và đêm 5-80C, tổng tích ôn trung bình năm là 8.0000C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 410C (tháng 6), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đã có lần xuống tới 00C (tháng 1). Trong năm, những ngày có nhiệt độ xuống dưới 100C ở trong các thung lũng thuộc Đồng Sơn - Kỳ Thượng thường kéo dài theo các đợt gió mùa Đông Bắc trong mùa rét.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm là 2.000 - 2.400 mm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, chiếm khoảng 80% lượng mưa trong năm. Đặc biệt trong tháng 7-8 thường xảy ra lũ ở các suối trong khu vực. Trong mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 15-20% lượng mưa trong năm nên mùa khô thường gây ra hiện tượng khô hạn kéo dài từ 2 đến 3 tháng.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm là 80%, cao nhất vào các tháng 3-4 lên tới 89% và thấp nhất là 65% vào các tháng 1-2. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.300 mm. Trong những tháng khô hạn có lúc độ ẩm xuống 40-50% gây ra nóng bức và khô, ảnh hưởng không tốt đến cây cối.
- Chế độ gió: Khu vực xã Kỳ Thượng có 2 loại gió thịnh hành là gió Đông Bắc vào mùa khô hanh và gió Đông Nam vào mùa mưa. Gió Đông Bắc lạnh thường xảy ra vào các ngày khô hanh độ ẩm thấp thường gây thiệt hại cho cây cối.
+ Bão: Mặc dù khu vực xã Kỳ Thượng gần biển nhưng do vịnh Hạ Long có nhiều đảo che chắn nên ít bị ảnh hưởng của bão lớn. Tuy vậy, hàng năm vẫn chịu ảnh hưởng trung bình từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào với tốc độ gió cấp 8, cấp 9 gây mưa lớn kéo dài, nhiều vùng bị lũ lụt ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Sương muối: Do đặc điểm địa hình nên trong các thung lũng thường xuất hiện sương muối. Sương muối thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1 ảnh hưởng đến cây trồng đặc biệt là cây trồng nông nghiệp và cây trồng lâm nghiệp trong giai đoạn đang được chăm sóc ở vườn ươm.
- Các nhân tố cực đoan: Mùa mưa hay có mưa lớn và kéo dài gây lũ cục bộ. Gần đây xuất hiện mưa axit. Mùa đông thường xuất hiện sương muối. Đây là yếu tố gây trở ngại không nhỏ đến đời sống, giao thông và sản xuất nông lâm nghiệp.
3.1.4.2. Thuỷ văn
Khu vực xã Kỳ Thượng có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối tụ nước đổ về sông Ba Chẽ ở phía Bắc và hệ thống suối tụ nước đổ về sông Man ở phía Nam. Hai hệ suối này đều bắt nguồn từ các dãy núi và đỉnh núi trong khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đồng Sơn - Kỳ Thượng nơi có khá nhiều rừng tự nhiên, tuy có cạn về mùa khô nhưng các suối phần lớn có nước quanh năm, đáp ứng được yêu cầu đời sống và sản xuất trong khu vực. Những năm gần đây do ảnh hưởng của nạn phá rừng tự nhiên, mở đường và san lấp đồng ruộng của các xã quanh khu BTTN dẫn đến nước trên hai hệ thống suối thường đục hơn, nhiều cát trôi, nhiều lũ cuốn làm hại hoa màu, đời sống và cảnh quan.
Hồ Cao Vân có diện tích 146 ha, dung tích 5.000.000 m3 đón nước chủ yếu từ các suối bắt nguồn phía Tây Nam núi Thiên Sơn để cung cấp nước sạch cho huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, tuy nằm ngoài khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc điều tiết khí hậu của xã Kỳ Thượng. [7]
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
3.2.1. Dân số, dân tộc
Kỳ Thượng là một xã miền núi thuộc huyện Hoành Bồ, có diện tích tự nhiên 9.780,16 ha, dân cư phân bố theo triền núi và chia làm 3 thôn, 6 bản, với 146 hộ dân và 674 nhân khẩu. Đặc biệt, 100% dân số của xã là người dân tộc Dao. Người dân Kỳ Thượng chủ yếu sống bằng nghề nông, điều kiện kinh tế của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều. Ngoài ra, phong tục tập quán ở các thôn, bản còn nhiều lạc hậu, nhất là nhận thức về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình còn hạn chế. Do đó, công tác y tế trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn.
3.2.2. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp
Kỳ Thượng là xã nghèo vùng cao, miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh. Kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp và trồng rừng.
- Ngành nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng trong cả năm đạt 121 ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa vụ chiêm đạt 22,5 ha. Tổng diện tích gieo trồng trong vụ mùa là 29,5 ha. Vì vậy, thu nhập hàng năm về trồng trọt của người dân là khá thấp.
+ Chăn nuôi: Tổng đàn trâu 65 con, bò 89 con, dê 33 con; lợn 471, đàn gà 5.450 con, thu từ chăn nuôi đạt 625 triệu đồng. Do không có bãi chăn thả nên nhân dân chuyển đổi sang trồng rừng.
- Ngành lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trồng trong năm 139,6 ha; tổng diện tích khai thác gỗ rừng trồng 56 ha = 2.201m3; chủ yếu là cây keo và quế, củi 685m3. Thu từ lâm nghiệp 2.193 triệu đồng. Trong đó cây Keo đem lại nguồn thu chính cho người dân trong xã.
3.2.3. Giao thông
Những năm gần đây được tỉnh đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông chính đến trung tâm xã đều là đường bê tông, đường nhựa, việc đi lại và vận tải hàng hóa thuận lợi. Phong trào xây dựng nông thôn mới được thực hiện đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
3.2.4. Giáo dục, y tế
- Giáo dục: Công tác giáo dục tiếp tục được các cấp quan tâm chỉ đạo,
chất lượng giảng dạy và học tập được cải thiện rõ rệt. Xã Kỳ Thượng chưa có trường THPT, có 1 trường THCS với 114 học sinh, 1 trường Mầm non với 80 cháu, tỷ lệ các cháu đến trường học đạt 100%. Công tác xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh mẽ, có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Hình thành nhiều mô hình giáo dục như: Mẫu giáo tư thục, trung tâm giáo dục cộng đồng nhằm đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.
- Y tế: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, tập thể cán bộ Trạm y tế xã Kỳ Thượng đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác. Với biên chế 5 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ, nhiều năm qua trạm đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho hàng ngàn lượt người; trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh và tiêm phòng đủ 6 liều vắc xin; phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ được khám thai và tiêm phòng uốn ván…; Công tác xã hội hoá y tế và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giám sát dịch bệnh cũng được triển khai tích cực.
* Nhận xét và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thảm thực vật KVNC
* Những yếu tố thuận lợi :
- Xã Kỳ Thượng thuộc địa bàn quản lý của Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, do đó tài nguyên rừng được bảo vệ, hạn chế rất nhiều các vụ khai thác trái phép gỗ, chặt phá rừng lấy đất trồng trọt so với trước đây.
- Xã Kỳ Thượng thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm khá thuận lợi cho cây trồng nông nghiệp và thảm thực vật rừng phát triển.
- Xã Kỳ Thượng là xã vùng cao, được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, đường giao thông, các dự án xóa đói giảm nghèo, cho người dân vay vốn và hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi…nên đời sống từng bước được cải thiện, làm giảm bớt áp lực khai thác tài nguyên rừng.
* Những yếu tố khó khăn:
- Xã Kỳ Thượng là xã vùng cao, có 100% đồng bào là dân tộc Dao, trình độ nhận thức còn hạn chế, đất trồng lúa ít, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, một bộ phận thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng với săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản trái phép là nguồn thu chủ yếu.
- Tập quán lâu đời của người dân là chặt phát rừng lấy đất làm nương, rãy. Thói quen thả trâu, bò tự do trong rừng có khi hàng tháng trời mới đi tìm trâu, bò về.
- Điều kiện thời tiết mùa đông thường có rét đậm, rét hại, sương muối…, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp (trồng rừng, cây trồng nông nghiệp, chăn nuôi…).
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Các kiểu thảm thực vật trong KVNC
Xã Kỳ Thượng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Tuy nhiên, do các hoạt động của người dân địa phương như khai thác gỗ, củi, dược liệu…nên thảm thực vật rừng đã bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, hiện nay ở xã Kỳ Thượng rừng nguyên sinh còn lại không nhiều mà chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi, rừng gỗ trung bình, rừng nghèo và rừng trồng…; Theo khung phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật KVNC có các kiểu thảm như sau:
4.1.1. Thảm thực vật tự nhiên
I. Lớp quần hệ rừng kín
I.A.1.1. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất
I.A.1.1.1. Phân quần hệ cây lá rộng (Rừng thứ sinh)
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao từ từ 700m đến 1.090m, diện tích không nhiều khoảng 1.137 ha, Rừng tự nhiên khồng còn nguyên vẹn do bị tác động nhẹ, hình thái cấu trúc rừng gần với rừng nguyên sinh, thường có 4 tầng gồm 2 tầng cây gỗ (tầng ưu thế và tầng dưới tán, không có tầng vượt tán), tầng cây bụi và tầng thảm tươi.
Tầng ưu thế sinh thái: gồm các cây gỗ họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae)...Do điều kiện khí hậu ẩm ướt, trên thân các cây gỗ thường có rêu và địa y bì sinh; chiều cao tầng cây ưu thế bình quân từ 14 - 16 m, đường kính bình quân 30-40 cm, độ che phủ 55%. Các loài thường gặp là: Dẻ gai bắc bộ (Castanopsis tonkinensis), Sồi bốp (Castanopsis
cerebrina), Sồi ghè (Lithocarpus cornea), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Sồi
Bắc giang (Lithocarpus bacgiangensis), Dẻ cau (Quercus platycalyx), Chắp trơn (Beilschmiedia laevis), Vù hương (Cinnamomuum balansae), Nanh chuột
(Cryptocarya lenticellata), Sụ lá dài (Phoebe poilanei), Trám trắng (Canarium
Tầng dưới tán: Các cây mọc không liên tục và có chiều cao khác nhau, gồm các loài cây ưa bóng như họ Chè (Theaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), xen lẫn với cây con tái sinh của các loài ở tầng trên. Gồm các loài cây gỗ có chiều cao trung bình 8-10m, đường kính 15- 20 cm và độ che phủ của tầng khoảng 50%. Gồm chủ