Chiều hướng phát triển của các kiểu thảm thực vật thứ sinh ở khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cơ bản của một số kiểu thảm thực vật tại xã kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 85 - 86)

3. Giới hạn nghiên cứu

4.3.1. Chiều hướng phát triển của các kiểu thảm thực vật thứ sinh ở khu

nghiên cứu

Khả năng phục hồi rừng tự nhiên của từng kiểu TTV được đánh giá dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhưng quan trọng nhất là mật độ, nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh và phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng. Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các kiểu TTV ở KVNC cho thấy:

- Thảm cỏ thấp: Không có cây gỗ tái sinh, do bị tác động của Trâu, Bò chăn thả nhiều năm nên đã xuất hiện nhiều loài cây hạn sinh, ưa sáng như Mua, Cỏ gà…; Thảm cỏ này khó có khả năng phát triển thành rừng tự nhiên.

- Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh: số liệu ở Bảng 4.6 cho thấy:

+ Mật độ cây tái sinh lần lượt là 3.450 cây/ha và 4.210 cây/ha, trong đó tổ thành cây tái sinh ở Rừng thứ sinh đã xuất hiện một số loài cây mục đích có giá trị như Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Dẻ gai bắc bộ (Castanopsis

tonkinensis), Trám trắng (Canarium album), Dẻ gai (Castanopsis armata),

+ Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh: Ở Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh, cây tái sinh từ hạt dao động từ 78,78% - 81,07%, và chất lượng cây tái sinh tốt chiếm từ 53,25% - 58,36%. Tuy vậy, Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh vẫn cần có các biện pháp lâm sinh phù hợp để cây tái sinh phát triển thuận lợi.

+ Phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng: Ở Thảm cây bụi cây tái sinh có phân bố cụm và Rừng thứ sinh cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai kiểu thảm này có điều kiện thuận lợi phát triển thành rừng có chất lượng tốt, nếu được bảo vệ không chặt phá, không bị cháy…; Mặt khác, đặc điểm tái sinh tự nhiên của các kiểu thảm thực vật nói trên là cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp thúc đẩy quá trình phục hồi rừng trong KVNC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cơ bản của một số kiểu thảm thực vật tại xã kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 85 - 86)