Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cơ bản của một số kiểu thảm thực vật tại xã kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 43 - 45)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

3.1.4.1. Khí hậu

Xã Kỳ Thượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng của khí hậu đại dương có các đặc trưng sau:

- Mùa trong năm: Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 9.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 230C, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 250C. Nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 200C, biên độ nhiệt ngày và đêm 5-80C, tổng tích ôn trung bình năm là 8.0000C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 410C (tháng 6), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đã có lần xuống tới 00C (tháng 1). Trong năm, những ngày có nhiệt độ xuống dưới 100C ở trong các thung lũng thuộc Đồng Sơn - Kỳ Thượng thường kéo dài theo các đợt gió mùa Đông Bắc trong mùa rét.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm là 2.000 - 2.400 mm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, chiếm khoảng 80% lượng mưa trong năm. Đặc biệt trong tháng 7-8 thường xảy ra lũ ở các suối trong khu vực. Trong mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 15-20% lượng mưa trong năm nên mùa khô thường gây ra hiện tượng khô hạn kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm là 80%, cao nhất vào các tháng 3-4 lên tới 89% và thấp nhất là 65% vào các tháng 1-2. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.300 mm. Trong những tháng khô hạn có lúc độ ẩm xuống 40-50% gây ra nóng bức và khô, ảnh hưởng không tốt đến cây cối.

- Chế độ gió: Khu vực xã Kỳ Thượng có 2 loại gió thịnh hành là gió Đông Bắc vào mùa khô hanh và gió Đông Nam vào mùa mưa. Gió Đông Bắc lạnh thường xảy ra vào các ngày khô hanh độ ẩm thấp thường gây thiệt hại cho cây cối.

+ Bão: Mặc dù khu vực xã Kỳ Thượng gần biển nhưng do vịnh Hạ Long có nhiều đảo che chắn nên ít bị ảnh hưởng của bão lớn. Tuy vậy, hàng năm vẫn chịu ảnh hưởng trung bình từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào với tốc độ gió cấp 8, cấp 9 gây mưa lớn kéo dài, nhiều vùng bị lũ lụt ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Sương muối: Do đặc điểm địa hình nên trong các thung lũng thường xuất hiện sương muối. Sương muối thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1 ảnh hưởng đến cây trồng đặc biệt là cây trồng nông nghiệp và cây trồng lâm nghiệp trong giai đoạn đang được chăm sóc ở vườn ươm.

- Các nhân tố cực đoan: Mùa mưa hay có mưa lớn và kéo dài gây lũ cục bộ. Gần đây xuất hiện mưa axit. Mùa đông thường xuất hiện sương muối. Đây là yếu tố gây trở ngại không nhỏ đến đời sống, giao thông và sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.4.2. Thuỷ văn

Khu vực xã Kỳ Thượng có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối tụ nước đổ về sông Ba Chẽ ở phía Bắc và hệ thống suối tụ nước đổ về sông Man ở phía Nam. Hai hệ suối này đều bắt nguồn từ các dãy núi và đỉnh núi trong khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đồng Sơn - Kỳ Thượng nơi có khá nhiều rừng tự nhiên, tuy có cạn về mùa khô nhưng các suối phần lớn có nước quanh năm, đáp ứng được yêu cầu đời sống và sản xuất trong khu vực. Những năm gần đây do ảnh hưởng của nạn phá rừng tự nhiên, mở đường và san lấp đồng ruộng của các xã quanh khu BTTN dẫn đến nước trên hai hệ thống suối thường đục hơn, nhiều cát trôi, nhiều lũ cuốn làm hại hoa màu, đời sống và cảnh quan.

Hồ Cao Vân có diện tích 146 ha, dung tích 5.000.000 m3 đón nước chủ yếu từ các suối bắt nguồn phía Tây Nam núi Thiên Sơn để cung cấp nước sạch cho huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, tuy nằm ngoài khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc điều tiết khí hậu của xã Kỳ Thượng. [7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cơ bản của một số kiểu thảm thực vật tại xã kỳ thượng, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)