(tính bình quân cho 1 ha)
STT LUT Kiểu sử dụng đất Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí sản xuất (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Giá trị ngày công lao động (1000đ) 1 2L - 1M
Lúa xuân – lúa
mùa – ngô đông 91.330 33.440 57.890 1,73 204 Lúa xuân – lúa
mùa – rau đông 103.950 34.485 69.465 2,01 192
2 2L Lúa xuân – lúa
mùa 62.830 23.470 39.360 1,68 213
3 1L - 1M Ngô xuân – lúa
mùa 55.830 20.820 35.010 1,68 188
4 1L Lúa mùa 32.330 11.500 20.830 1,81 190
5 CM
Ngô xuân – ngô
mùa 45.750 18.440 27.310 1,48 183
Ngô mùa – rau
đông 63.370 20.135 43.235 2,15 165 6 Cây lâu năm và CAQ Chè 95.000 29.500 65.500 2,22 198 Bưởi, vải 98.500 21.500 77.000 3,58 195 7 CLN Keo 44.500 25.000 19.500 0,78 150
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ)
Qua bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp như sau:
*LUT 2 vụ lúa – 1 vụ màu: đây là loại hình sử dụng đất đảm bảo về vấn đề an ninh lương thực cho người dân trong vùng, ngoài ra đây là hình thức canh tác truyền thống của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn địa phương. Đối với loại hình sử dụng đất này có hai kiểu sử dụng đất với hiệu quả kinh tế khác nhau rõ rệt:
+ Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông: cho hiệu quả kinh tế tương đối cao, GTSX trên 1 ha đạt 91.330 nghìn đồng với mức chi phí sản xuất là 33.440 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 57.890 nghìn đồng/ ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,36 lần.
+ Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa – rau đông: cho hiệu quả kinh tế cao so với các kiểu sử dụng đất. GTSX trên 1 ha đạt 103.950 nghìn đồng với mức chi phí sản xuất là 34.485 nghìn đồng, thu nhập thuần 69.465 nghìn đồng/ ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,01 lần.
*LUT 1 lúa – 1 màu: ngô xuân – lúa mùa cho hiệu quả kinh tế trung bình so với các kiểu sử dụng đất khác, với GTSX trên 1 ha đạt 55.830 nghìn đồng với mức chi phí sản xuất là 20.820 nghìn đồng, thu nhập thuần 35.010 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1,68 lần.
*LUT chuyên màu:
+ Ngô xuân – lúa mùa: cho hiệu quả kinh tế tương đối thấp với GTSX trên 1 ha đạt 45.750 nghìn đồng với mức chi phí sản xuất là 18.440 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 27.310 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn 1,48 lần.
* LUT 1 lúa: Lúa mùa
Loại hình sử dụng đất này cho hiệu quả kinh tế thấp, GTSX trên 1 ha đạt 32.330 nghìn đồng với mức CPXS là 11.500 nghìn đồng, thu nhập thuần 20.830 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1,48 lần. Để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với loại hình sử dụng đất này cần phải áp dụng giống mới và phương thức thâm canh mới.
*LUT Cây lâu năm và cây ăn quả
+Cây lâu năm (cây chè): đây là loại hình sử dụng đất truyền thống của huyện, đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao với GTSX là 95.000 nghìn đồng/ ha, chi phí sản xuất 29.500 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 65.500 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,22 lần.
+ Cây ăn quả (bưởi, vải): Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX 98.500 nghìn đồng/ ha, chi phí sản xuất 21.500 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 77.000 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn 3,58 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn *LUT Cây lâm nghiệp: cây keo
Việc xác định chi phí sản xuất cho 1 ha trồng keo là xác định chi phí trồng và chăm sóc cho đến tuổi thành thục để khai thác. Để xác định được chi phí trồng, chăm sóc cho 1 ha rừng là căn cứ vào định mức công thực tế tại địa phương. Căn cứ vào số liệu và tài liệu thu thập thực tế tại địa điểm trồng rừng keo. Chi phí sản xuất cho 1 ha trồng rừng bao gồm các chi phí: trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, vận chuyển, trong đó:
Đối với đầu tư trồng keo, chi phí sẽ bỏ ra trong 3 năm đầu bao gồm các chi phí: làm đất, trồng cây, mua giống, phân bón, chăm sóc và bảo vệ. Sau những năm tiếp theo chỉ chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch. Đối với địa phương, đa phần người dân sẽ thu hoạch ở năm thứ 6, lúc này tính chi phí khai thác và vận chuyển, về chi phí khai thác được khoán theo sản lượng keo.
Bảng trên cho thấy tổng giá trị sản xuất cho 1 ha keo là 44.500 nghìn đồng, chi phí sản xuất trong chu kỳ 6 năm là 25.000 nghìn đồng/ha; thu nhập thuần từ cây keo là 19.500 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn 0,78 lần.
3.2.2.2. Hiệu quả xã hội