2.3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân hàng năm đạt 7,4%. Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2017 đạt 41.826 tấn, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt năm 2017 đạt 63 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 6%; hàng năm trồng mới và trồng lại 173ha chè, 1.006ha rừng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 11%. - Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 23%.
- Củng cố và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 62,9%.
- Hàng năm giải quyết cho 1.529 lao động.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 4,0%.
- Hàng năm có 100% số xóm và cơ quan, trên 95% gia đình đăng ký và có 87,3% gia đình, 61,5% xóm, 95,4% cơ quan đạt văn hoá; 31,2% xã, thị trấn, 95,9% xóm (tiểu khu, phố) có nhà văn hoá.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Lương năm 2017 Ngành kinh tế Tỷ lệ (%) Ngành kinh tế Tỷ lệ (%)
Công nghiệp, xây dựng 13,15
Dịch vụ 41,68
Nông, Lâm và Ngư nghiệp 45,17
(Nguồn:UBND huyện Phú Lương)
Bảng 3.1 cho thấy: cơ cấu kinh tế huyện Phú Lương năm 2017 chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ, trong đó cơ cấu ngành Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nhất 45,17%, tiếp sau là ngành dịch vụ 41,68%, cuối cùng ngành có tỷ lệ thấp nhất là ngành công nghiệp, xây dựng 13,15%.
Trong những năm qua, nhằm xây dựng nông thôn mới vững chắc, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt chú trọng tới tái cơ cấu nông nghiệp và không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân.
3.1.2.1. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2017 đạt 254 tỷ đồng. Đến nay trên địa bàn huyện có 23 làng nghề được cấp Bằng công nhận, 1.123 cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN. Các cơ sở sản xuất, các làng nghề đã đi vào hoạt động có hiệu quả, thu hút 5.500 lao động ở khu vực nông thôn. Các ngành công nghiệp chủ lực của huyện là khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí sửa chữa, may mặc. Trong những năm qua, đã thu hút đầu tư được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn như nhà máy may Banpo, nhà máy gạch Tuynel Phú Lộc…
3.1.2.2. Đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác đầu tư xây dựng được quan tâm và thực hiện tốt việc vận động, thu hút đầu tư, các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn đều triển khai thực hiện công khai, dân chủ và minh bạch. Tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Từ năm 2014 đến nay đã đầu tư 73 công trình với tổng mức đầu tư trên 437,6 tỷ đồng. 100% xóm đã có đường ô tô đến trung tâm xóm. Hệ thống điện lưới đã được đầu tư nâng cấp, từng bước đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân; đã xây dựng mới 36 trạm biến áp với 51 km đường dây các loại, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng; 98% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.
3.1.2.3. Nông lâm nghiệp, thủy sản
Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,4%. Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2017 là 41.826 tấn. Diện tích và sản lượng các loại cây màu ngày càng nâng cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác. Giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất canh tác đến năm 2017 đạt 63 triệu đồng. Sản lượng chè năm 2017 đạt 41.580 tấn; sản lượng tăng 14,7%; chất lượng, giá trị sản phẩm chè được nâng lên, huyện đang tập trung xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chè có uy tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn được khẳng định trên thị trường như: chè Thác Dài, Khe Cốc - Tức Tranh, Phú Nam - Phú Đô, chè Vô Tranh...Trong 3 năm đã trồng mới và trồng lại 521ha chè, bình quân mỗi năm trồng được 173ha, nâng tổng diện tích chè lên 4.377 ha trong đó chè kinh doanh là 4.063 ha (so với toàn tỉnh đứng thứ 2).
Chăn nuôi được đầu tư phát triển mạnh theo hướng trang trại chuyên môn hoá cao. Giá trị ngành chăn nuôi tăng bình quân 6%, năm 2017 đạt 90,6 tỷ đồng; sản lượng thịt hơi các loại năm 2017 đạt 10.585 tấn, tăng 4,6% so với năm 2015. Diện tích mặt nước đã được đầu tư để nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi trồng năm 2017 đạt 579 tấn. Công tác bảo vệ và phát triển rừng thực hiện có hiệu quả trong 3 năm trồng được 3.019 ha, bình quân mỗi năm trồng được 1.006 ha, ổn định tỷ lệ độ che phủ của rừng là 45%. Công tác bảo vệ rừng được tăng cường. Sản lượng gỗ khai thác từ năm 2012 đến nay đạt 73.469m3. Hiện có 30 hợp tác xã, các HTX kinh doanh có hiệu quả, giá trị sản xuất kinh doanh của các HTX đạt doanh thu từ 700 triệu đến 1,6 tỷ đồng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, (đến nay có: Xã Phấn Mễ đạt 13/19 tiêu chí; xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm đạt 12/19 tiêu chí; xã Tức Tranh đạt 11/19 tiêu chí; xã Ôn Lương, Yên Đổ đạt 10 tiêu chí; xã Động Đạt, Vô Tranh đạt 9/19 tiêu chí; xã Yên Ninh, Hợp Thành, Phủ Lý đạt 8/19 tiêu chí; xã Phú Đô, Yên Trạch đạt 6/19 tiêu chí; xã Yên Lạc đạt 05 tiêu chí).
3.1.2.4. Thương mại – Dịch vụ
Tiếp tục phát triển du lịch theo hướng khai thác các tiềm năng hiện có, gắn phát triển du lịch với hoạt động dịch vụ, nâng cao các loại hình du lịch như Du lịch tâm linh, Du lịch về nguồn, Du lịch sinh thái. Quy hoạch khu trưng bầy giới thiệu các sản phẩm như: Bánh chưng, chè các loại và các sản phẩm đặc sản khác của địa phương. Xây dựng mô hình mẫu của các làng nghề để giới thiệu quy trình trồng, chế biến chè để phục vụ và thu hút du khách.
3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng * Mạng lưới điện
Thực hiện tốt chương trình nâng cấp, cải tạo lưới điện nông thôn giai đoạn 2015- 2017 đảm bảo cung cấp điện ổn định và có chất lượng cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn và giảm tổn thất điện năng. Trong 2 năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn các cấp tiếp tục quan tâm việc cấp điện cho các xóm vùng sâu, vùng xa chưa có điện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 144 trạm biến áp; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt trên 80%; hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 75%. Toàn huyện có 14/16 xã có hệ thống điện đạt tiêu chuẩn.
* Mạng lưới giao thông
Huyện có điều kiện thuận lợi về giao thông để giao thương hàng hóa như tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, với tổng chiều dài gần 40km, nối kết Phú Lương với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang; đặc biệt là điểm nối với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện có chiều 15km. Phú Lương còn có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày đặc với 545,8 km (gồm 125,4km đường liên xã và 420,4 km đường liên thôn, liên xóm).
Đường liên xã: tổng chiều dài 125,4 km, với các tuyến đường chính như: Đường Đu - Khe Mát; Đu - Yên Lạc; Giang Tiên - Phú Đô - Núi Phấn; Yên Ninh - Yên Trạch - Phú Tiến; Đường QL3 - Phấn Mễ - Tức Tranh; QL3 - Bến Giềng - Vô Tranh; Dốc Võng - Trại Giam - Vô Tranh; Gốc Bàng đi Làng Hin - Phấn Mễ; Yên Đổ - Yên Lạc; Ôn Lương - Phú Tiến; Phủ Lý - ATK - Hợp Thành... Hệ thống giao thông được tập trung đầu tư, nâng cấp, mở rộng đảm bảo cho việc đi lại và giao thương hàng hóa của người dân.
* Mạng lưới thủy lợi
Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất và dân sinh; đã kiên cố hóa được 122,54 km kênh mương và nâng tổng số km kênh mương trên địa bàn toàn huyện là 386 km kênh mương dẫn nước và kênh mương nội đồng; nhiều trạm bơm được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp; hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới tiêu chủ động đạt trên 50% diện tích đất nông nghiệp. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh và cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo cung cấp cho tưới tiêu.
3.1.2.6. Thành tựu về văn hoá - xã hội * Giáo dục và đào tạo
Triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, gắn với các phong trào do ngành giáo dục phát động; thực hiện giáo dục tri thức với giáo dục đạo đức lối sống. Duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; từng bước thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.
* Văn hóa
Công tác văn hoá, thể thao, phát thanh truyền hình ngày càng dược quan tâm. Chất lượng, tỷ lệ gia đình, cơ quan, làng bản văn hóa ngày càng tăng, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên. Công tác bảo tồn di sản văn hóa được chú trọng, việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá được quan tâm; phục dựng thành công một số nghi thức, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc và các điểm di tích trên địa bàn.
* Y tế
Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tích cực đôn đốc thực hiện xây dựng y tế xã đạt chuẩn quốc gia, đến nay, có 14/16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
* Chính sách xã hội
Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Tích cực kiểm tra, hướng dẫn việc xây dựng, tổ chức hoạt động tại các cơ sở tôn giáo theo quy định.
3.1.2.7. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Các biện pháp an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, tố giác, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội. Chủ động nắm chắc tình hình, nhất là tình hình liên quan đến tôn giáo, dân tộc. Đẩy mạnh tấn công truy quét các loại tội phạm; bồi dưỡng, xây dựng lực lượng công an, đặc biệt là công an xã có bản lĩnh vững vàng, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý và thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn