Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phú lương (Trang 55)

3.2.2.1. Hiệu quả kinh tế

Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính

(tính bình quân cho 1 ha)

STT Cây trồng Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí sản xuất (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Giá trị ngày công lao động (1000đ) 1 Lúa xuân 30.500 11.970 18.530 1,55 236 2 Lúa mùa 32.330 11.500 20.830 1,81 190 3 Ngô xuân 23.500 9.320 14.180 1,52 185 4 Ngô mùa 22.250 9.120 13.130 1,44 180 5 Ngô đông 28.500 9.970 18.530 1,86 187 6 Rau đông 41.120 11.015 30.105 2,73 150 7 Bưởi 125.000 25.000 100.000 4,00 185 8 Vải 72.000 18.000 54.000 3,00 205 9 Chè 95.000 29.500 65.500 2,22 198 10 Keo 44.500 25.000 19.500 0,78 150

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Qua bảng trên cho thấy: Loại hình sử dụng đất trồng cây bưởi cho hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất là 125 triệu, mang về thu nhập thuần cho người dân là 100 triệu/ ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn rất cao 4,0 lần, chi phí ngày công lao động là 185 nghìn / công. Loại nông sản này tiêu thụ khá dễ trên thị trường với mức giá trung bình từ 15 – 40 nghìn đồng/quả. Loại cây trồng này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nên cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Vì vậy, cần nghiên cứu các giải pháp nhân rộng loại hình này trong toàn huyện và mở rộng thị trường tiêu thụ đưa loại cây này thành thế mạnh của huyện.

Tiếp đến là loại hình sử dụng đất trồng cây chè cho thu nhập thuần 65,5 triệu/ ha, hiệu quả đồng vốn 2,22 lần với giá trị ngày công lao động là 198 nghìn/ công. Loại hình sử dụng đất trồng cây ngô mùa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với thu nhập thuần 13,1 triệu/ ha, hiệu quả đồng vốn 1,44 lần, ngày công lao động lại cao 180 nghìn/ công.

Trong những năm qua, diện tích chè được mở rộng, thu hút được lao động rên địa bàn. Chè giải quyết được việc làm ổn định cho người dân do cần nhiều công lao động trong khâu thu hoạch, chế biến, lại liên tục từ tháng 2 đến tháng 11 (9-10lứa/năm, nhiều hộ đầu tư được hệ thống tưới tiêu thì chè cho thu hoạch 11 lứa/năm). Cây chè cho thu nhập cao và được coi là cây làm giàu cho người dân, góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, tăng số lượng lao động dịch vụ, góp phần làm thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

(tính bình quân cho 1 ha)

STT LUT Kiểu sử dụng đất Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí sản xuất (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Giá trị ngày công lao động (1000đ) 1 2L - 1M

Lúa xuân – lúa

mùa – ngô đông 91.330 33.440 57.890 1,73 204 Lúa xuân – lúa

mùa – rau đông 103.950 34.485 69.465 2,01 192

2 2L Lúa xuân – lúa

mùa 62.830 23.470 39.360 1,68 213

3 1L - 1M Ngô xuân – lúa

mùa 55.830 20.820 35.010 1,68 188

4 1L Lúa mùa 32.330 11.500 20.830 1,81 190

5 CM

Ngô xuân – ngô

mùa 45.750 18.440 27.310 1,48 183

Ngô mùa – rau

đông 63.370 20.135 43.235 2,15 165 6 Cây lâu năm và CAQ Chè 95.000 29.500 65.500 2,22 198 Bưởi, vải 98.500 21.500 77.000 3,58 195 7 CLN Keo 44.500 25.000 19.500 0,78 150

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ)

Qua bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp như sau:

*LUT 2 vụ lúa – 1 vụ màu: đây là loại hình sử dụng đất đảm bảo về vấn đề an ninh lương thực cho người dân trong vùng, ngoài ra đây là hình thức canh tác truyền thống của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn địa phương. Đối với loại hình sử dụng đất này có hai kiểu sử dụng đất với hiệu quả kinh tế khác nhau rõ rệt:

+ Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông: cho hiệu quả kinh tế tương đối cao, GTSX trên 1 ha đạt 91.330 nghìn đồng với mức chi phí sản xuất là 33.440 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 57.890 nghìn đồng/ ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,36 lần.

+ Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa – rau đông: cho hiệu quả kinh tế cao so với các kiểu sử dụng đất. GTSX trên 1 ha đạt 103.950 nghìn đồng với mức chi phí sản xuất là 34.485 nghìn đồng, thu nhập thuần 69.465 nghìn đồng/ ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,01 lần.

*LUT 1 lúa – 1 màu: ngô xuân – lúa mùa cho hiệu quả kinh tế trung bình so với các kiểu sử dụng đất khác, với GTSX trên 1 ha đạt 55.830 nghìn đồng với mức chi phí sản xuất là 20.820 nghìn đồng, thu nhập thuần 35.010 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1,68 lần.

*LUT chuyên màu:

+ Ngô xuân – lúa mùa: cho hiệu quả kinh tế tương đối thấp với GTSX trên 1 ha đạt 45.750 nghìn đồng với mức chi phí sản xuất là 18.440 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 27.310 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn 1,48 lần.

* LUT 1 lúa: Lúa mùa

Loại hình sử dụng đất này cho hiệu quả kinh tế thấp, GTSX trên 1 ha đạt 32.330 nghìn đồng với mức CPXS là 11.500 nghìn đồng, thu nhập thuần 20.830 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1,48 lần. Để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với loại hình sử dụng đất này cần phải áp dụng giống mới và phương thức thâm canh mới.

*LUT Cây lâu năm và cây ăn quả

+Cây lâu năm (cây chè): đây là loại hình sử dụng đất truyền thống của huyện, đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao với GTSX là 95.000 nghìn đồng/ ha, chi phí sản xuất 29.500 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 65.500 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,22 lần.

+ Cây ăn quả (bưởi, vải): Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX 98.500 nghìn đồng/ ha, chi phí sản xuất 21.500 nghìn đồng, thu nhập thuần đạt 77.000 nghìn đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn 3,58 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn *LUT Cây lâm nghiệp: cây keo

Việc xác định chi phí sản xuất cho 1 ha trồng keo là xác định chi phí trồng và chăm sóc cho đến tuổi thành thục để khai thác. Để xác định được chi phí trồng, chăm sóc cho 1 ha rừng là căn cứ vào định mức công thực tế tại địa phương. Căn cứ vào số liệu và tài liệu thu thập thực tế tại địa điểm trồng rừng keo. Chi phí sản xuất cho 1 ha trồng rừng bao gồm các chi phí: trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, vận chuyển, trong đó:

Đối với đầu tư trồng keo, chi phí sẽ bỏ ra trong 3 năm đầu bao gồm các chi phí: làm đất, trồng cây, mua giống, phân bón, chăm sóc và bảo vệ. Sau những năm tiếp theo chỉ chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch. Đối với địa phương, đa phần người dân sẽ thu hoạch ở năm thứ 6, lúc này tính chi phí khai thác và vận chuyển, về chi phí khai thác được khoán theo sản lượng keo.

Bảng trên cho thấy tổng giá trị sản xuất cho 1 ha keo là 44.500 nghìn đồng, chi phí sản xuất trong chu kỳ 6 năm là 25.000 nghìn đồng/ha; thu nhập thuần từ cây keo là 19.500 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn 0,78 lần.

3.2.2.2. Hiệu quả xã hội

Bảng 3.7. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Đảm bảo lương thực Thu hút lao động Yêu cầu vốn đầu Giảm tỷ lệ đói nghèo Đáp ứng nhu cầu nông hộ Sản phẩm hàng hóa 1 2L - 1M 3 3 2 2 2 2 2 1L - 1M 2 2 1 1 2 2 3 2L 2 1 1 2 2 2 4 1L 1 1 1 1 1 1 5 CM 2 3 2 3 3 3 6 CAQ 0 2 3 3 3 3 7 CLN 0 2 1 2 2 2

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ) (Ghi chú: 3: Cao, 2: Trung bình, 1: Thấp)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Qua bảng trên cho thấy:

LUT trồng cây hàng năm: Các hoạt động trồng trọt trên đất hàng năm đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên việc đầu tư công lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào một số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn.

LUT cây ăn quả: là loại hình sử dụng đất góp phần tăng thu nhập đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong thời gian nông dân nhàn rỗi chờ thời vụ, vị trí vườn thường liền với nhà ở nên không mất công đi lại như ra đồng ruộng là điều kiện thuận lợi để sử dụng lao động phụ trong gia đình một cách tốt nhất, cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Trong những năm qua, diện tích bưởi được mở rộng, thu hút được lao động rên địa bàn. Cây bưởi giải quyết được việc làm ổn định cho người dân do cần nhiều công lao động trong khâu thu hoạch, chăm sóc. Cây bưởi cho thu nhập cao và được coi là cây làm giàu cho người dân, góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, tăng số lượng lao động dịch vụ, góp phần làm thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

LUT trồng cây lâm nghiệp: Là LUT cho hiệu quả kinh tế không cao, chi phí đầu tư không nhiều.Trong những năm gần đây diện tích đất trồng keo được mở rộng, thu hút lao động trên địa bàn. Tại địa bàn cũng đã có những xưởng chế biến gỗ giúp đầu ra ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

3.2.2.3. Hiệu quả môi trường

Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.8. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất

STT Kiểu sử dụng đất Hệ số sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ cải tạo đất Ý thức người dân trong việc sử dụng thuốc

BVTV

1 Lúa xuân – lúa mùa –

ngô đông 3 3 3 2

2 Lúa xuân – lúa mùa –

rau đông 3 3 3 2

3 Lúa xuân – lúa mùa 2 2 2 2

4 Ngô xuân – lúa mùa 2 2 2 2

5 Lúa mùa 1 1 1 2

6 Ngô xuân – ngô mùa 2 2 3 2

7 Ngô mùa – rau đông 2 2 3 2

8 Chè 3 3 2 2

9 Bưởi, vải 3 3 2 2

10 Keo 3 3 2 3

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ) (Ghi chú: 3: Cao, 2: Trung bình, 1: Thấp)

Qua bảng trên cho thấy:

Đối với LUT 2L – 1M và chuyên màu: Đây là LUT có tác dụng cải tạo đất, có tác dụng cải tạo môi trường đất, tránh được sâu bệnh do sử dụng đất liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ, tăng hệ thống sự dụng đất. Ngoài ra LUT này còn cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, đặc biệt là cần phải sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

LUT cây ăn quả trên địa bàn huyện chủ yếu là dạng vườn nhà, trong vườn trồng nhiều loại cây với tầng tán khác nhau, làm tăng khả năng bảo vệ đất. Đặc biệt khi mưa to có khả năng giữ lại nước trong đất, hạn chế được quá trình xói mòn rửa trôi. Người dân không dùng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây ăn quả.

Chè cũng là cây trồng chống xói mòn cho đất. Chè chủ yếu được trồng trên địa hình dốc không thể canh tác cây trồng hàng năm, người dân trồng chè theo đường đồng mức nên giảm được tác hại của dòng chảy trong mùa mưa. Tuy nhiên, một thực trạng là người dân sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn, mỗi lứa từ 2 - 3 lần, nhiều nơi chè được trồng ngay sát nhà ở, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LUT cây lâm nghiệp: chống xói mòn cho đất, được trồng chủ yếu trên địa hình đất dốc không thể canh tác cây trồng hàng năm, khả năng cải tạo đất rất tốt, tỷ lệ che phủ cao chống xói mòn, rửa trôi cho đất. Rừng phát triển tốt không bị sâu bệnh hại nên người dân cũng không cần đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường.

3.3. Đánh giá sự biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2017 và các yếu tố tác động đến sự biến động loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện và các yếu tố tác động đến sự biến động loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Lương

3.3.1. Đánh giá tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2017 đoạn 2014 - 2017

Bảng 3.9. Tình hình biến động diện tích đất Nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2017

STT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2014 (ha) Diện tích năm 2017 (ha) Tăng (+) giảm (-) Đất nông nghiệp 30.340,2 28.973,6 -1.366,6 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.049,0 11.955,0 -1.094,0

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.723,2 5.144,9 -578,3 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3.866,4 3.548,9 -317,5 1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.205,9 2.005,7 -200,2 1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 1.660,5 1.543,2 -117,3 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.856,8 1.596,0 -260,7 1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng

năm khác BHK 1.795,9 1.535,5 -260,4

1.1.2.2 Đất nương rẫy trồng cây

hàng năm khác NHK 60,9 60,6 -0,3

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.325,8 6.810,1 -515,8

2 Đất lâm nghiệp LNP 16.465,6 16.215,5 -250,1

2.1 Đất rừng sản xuất RSX 15.803,0 15.559,5 -243,5

2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 662,6 656,0 -6,7

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 824,6 802,1 -22,5 4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,0 1,0 0,0

(Nguồn: UBND huyện Phú Lương)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Qua bảng trên cho thấy: năm 2014, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Phú Lương là 30.340,2 ha, đến năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 28.973,6 ha giảm 1.366,6 ha so với năm 2014. Nguyên nhân biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2014- 2017 chủ yếu do có sự thay đổi về loại đất. Tình hình biến động đất nông nghiệp cụ thể như sau:

Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 là 13.049 ha, đến năm 2017 là 11.955 ha, giảm 1.094 ha so với năm 2014. Nguyên nhân giảm là do nhóm đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích sử dụng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, diện tích đất thu hồi để thực hiện các dự án, công trình chủ yếu thuốc nhóm đất sản xuất nông nghiệp.

Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 là 16.465,6 ha, năm 2017 là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phú lương (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)