1.6.1. Trên thế giới
Trong cuốn “Của cải của các dân tộc” của Adam Smith, đất đai là bộ phận quan trọng cấu thành nên của cải của các dân tộc nên đã được quan tâm nghiên cứu. C.Mác và Ăng ghen đã có các công trình nghiên cứu sâu về địa tô làm cơ sở cho việc xác định giá trị và giá cả của ruộng đất. W.Petty là nhà kinh tế có nhiều công trình gắn với đất đai, trong đó có lý thuyết về địa tô. Trong nghiên cứu của Joseph E.Stinglitz về Kinh tế học công cộng, tuy vấn đề thuế bất động sản chỉ chiếm phần rất nhỏ trong các vấn đề của kinh tế công cộng, nhưng các trình bày của Ông về thuế bất động sản đã chỉ rõ cơ sở hình thành thuế bất động sản, trong đó có đất đai và bất động sản trên đất đai được đề cập. Công trình nghiên cứu “Kinh tế học cho thế giới thứ ba” của Michael P.Todaro đã làm rõ sự trì trệ của nông nghiệp và các cơ cấu ruộng đất, qua đó cho thấy tính tất yếu phải chuyển đổi cơ cấu ruộng đất trì trệ trong nông nghiệp sang cơ cấu sản xuất hàng hóa và cho các nhu cầu khác. Đồng tình với các nhận định về vai trò của đất, C.Mác và Ăng ghen (1979) đã viết: "mọi giá trị được sản xuất ra đều quy về do sự tác dụng và hiệp lực của ba yếu tố là lao động, vốn và sức tự nhiên, không thể chỉ quy về lao động, mà nên quy về lao động, vốn và đất”. D.Ricardo tuy sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp diễn ra mạnh mẽ, nhưng trong nghiên cứu của Ông, đất đai cũng chiếm một vị trí quan trọng, nhất là những vấn đề về địa tô. Nghiên cứu của Hernando de Soto (2000) trong cuốn "Bí ẩn của tư bản" do Nguyễn Quang A dịch, là một trong những nghiên cứu quan trọng nhất trên thế giới về điều kiện và cơ chế cho thị trường bất động sản. Dự án về “Chương trình hợp tác Việt nam - Thụy Điển về đổi mới hệ thống địa chính (năm 2001) và về Định giá quyền sử dụng đất và bất động sản, năm 2001". Dự án về
“Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi - Cải cách và nghèo đói ở Nông thôn Việt Nam”,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn do Ngân hàng thế giới, Worldbank Policy Research Working do Martin Ravallion and Dominique chủ trì thực hiện năm 2008.
Trên thế giới, mặc dù sự phát triển của sản xuất nông nghiệp của các nước không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với xã hội thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở, nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp.
Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới, ngày càng có hiệu quả hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.
Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân – lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể , hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.
Tại Philipin tình hình nghiên cứu sử dụng đất đốc được thực hiện bằng kĩ thuật canh tác SALT. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.
Ngày nay, sự phát triển của xã hội, của trí thức con người đã xuất hiện nền nông nghiệp trí tuệ. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp lí. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao, là sử dụng đất kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lí được vận dụng và hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lí vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng. Đó là nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
1.6.2. Trong nước
Năm 1998 Chính phủ giao cho Trung tâm tư vấn phát triển nông thôn thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu ở 4 tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long là Trà Vinh, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng về tình trạng về lao động, việc làm và đời sống của hộ nông dân không đất và thiếu đất. Năm 1999, Đại học Kinh tế quốc dân tiếp tục nghiên cứu “Thực trạng và những giải pháp đảm bảo sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất và thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long” với quy mô nghiên cứu tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2005 Đại học Kinh tế Quốc dân triển khai đề tài “Nghiên cứu thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và cho nhu cầu công cộng, lợi ích quốc gia”. Nhận dạng các “nhóm lợi ích” về đất đai của Minh Châu. Bài viết truyền tải các quan điểm của TS Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện chiến lược và Chính sách thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến các vấn đề về nhóm lợi ích về đất đai, GS.TSKH Đặng Hùng Võ với bài “Nhà Nước nên thu hồi đất cho ai” đã khái lược lịch sử của cơ chế thu hồi đất ở Việt Nam và đi sâu phân tích bản chất của thu hồi đất từ đó đưa ra những định hướng về đổi mới cơ chế thu hồi đất để đảm bảo hợp lý, hợp tình tránh được những bất cập của thực tiễn những năm đổi mới, góp phần sử dụng đất hiệu quả hơn. Quốc Phương với bài viết “Con đường nào cho nông dân”, đã tổng thuật các ý kiến của TS Đặng Kim Sơn về mô hình và con đường cho nông dân Việt Nam trong chặng đường chuyển đổi cơ chế quản lý. Đặc biệt tháng 12 năm 2013, Viện Triết thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học về “Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế”, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín.
Trong những năm qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các học giả nghiên cứu tìm hiểu về đất và tài nguyên đất, giống cây trồng, vật nuôi để từ đó đưa ra những mô hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Đó là tiền đề cho quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong, phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà….
Ngoài ra phải kể đến những công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế về thị trường hàng hóa, về thị trường nông sản như: Vũ Thị Ngọc Trân (1997) - Phát triển nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng; Đỗ Kim Chung (1999) - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Những công trình nghiên cứu này góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa cũng như tạo hướng phát triển thị trường nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sự biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2014 - 2017
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Phú Lương từ năm 2014 đến năm 2017.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương Phú Lương
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Lương
2.2.2. Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Phú Lương, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng Lương, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất chính
Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Phú Lương
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Lương +Hiệu quả kinh tế
+Hiệu quả xã hội +Hiệu quả môi trường
2.2.3. Đánh giá sự biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2017 và Các yếu tố tác động đến sự biến động loại hình sử dụng đất nông nghiệp – 2017 và Các yếu tố tác động đến sự biến động loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Lương
Đánh giá tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Phú Lương giai đoạn 2014 – 2017
Thực trạng biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Lương giai đoạn 2014 – 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Các yếu tố tác động đến sự biến động loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Lương:
+Các yếu tố về điều kiện tự nhiên +Các yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý đất đai và chính sách hỗ trợ đời sống người dân sau khi biến động đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương sống người dân sau khi biến động đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương
Nhóm giải pháp về chính sách Nhóm giải pháp về kỹ thuật
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu về sự biến động các loại hình sử dụng đất huyện Phú Lương đất huyện Phú Lương
2.3.1.1. Điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu, số liệu về đất đai, địa hình, khí hậu, thuỷ văn,… các số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội tại các cơ quan, phòng ban chức năng.
- Thu thập nghiên cứu các loại bản đồ: bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình,…
- Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất của khu vực nghiên cứu: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất từ 2014 – 2017, Thống kê, kiểm kê đất đai từ 2014 - 2017.
- Tổng hợp, phân tích, xử lý, đánh giá các loại số liệu có liên quan.
2.3.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra mẫuđiển hình, chọn 90 hộ có sự biến động về đất đai ở các xã trên địa bàn huyện Phú Lương. Thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn người dân và trực tiếp tiếp xúc với người dân, tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc. Tổ chức các cuộc họp, thảo luận có trọng tâm, trọng điểm với cán bộ phụ trách đất đai trên địa bàn huyện với một số người dân am hiểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư để điều tra thực trạng sử dụng đất đai của huyện, thu thập các thông tin liên quan đến biến động các loại đất.
Tiến hành điều tra phỏng vấn hộ gia đình bằng bảng câu hỏi có in sẵn các thông tin cần thu thập như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tình hình của hộ gia đình: Số nhân khẩu, số người trong tuổi lao động, dân tộc, tài sản của hộ, ...
Thông tin về sử dụng đất: Diện tích đất rừng, đất lúa, đất nương rẫy, đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác.
Thông tin về nguồn thu nhập, việc làm.
Điều tra khảo sát sự thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đối với cán bộ quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn 30 Cán bộ.
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu về hiệu quả sử dụng các loại hình sử dụng đất huyện Phú Lương dụng đất huyện Phú Lương
* Thu thập thông tin số liệu thứ cấp:
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban liên quan như: Phòng kinh tế huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường, Chi Cục quản lý đất đai của tỉnh Thanh Hóa, Phòng Tài nguyên Môi trường để thu thập... Các tài liệu được thu thập bao gồm: Bản đồ, các số liệu về thổ nhưỡng, phân loại đất, hạng đất, các báo cáo hàng năm từ 2016 đến 2018.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Ở mỗi xã đại diện, tôi tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn ngẫu nhiên với số hộ điều tra là 90 hộ (30 hộ/xã). Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: Chi phí sản xuất (Tưới, tiêu, phân bón, BVTV, chăm sóc ...), lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường, v.v...
Các hộ điều tra là các hộ đại diện cho các vùng có điều kiện tự nhiên - kinh tế đặc trưng của các vùng.
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel.
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường
Giá trị sản xuất (GTSX) Chi phí sản xuất (CPSX) Thu nhập thuần (TNT) Hiệu quả đồng vốn (HQĐV)
Đáp ứng nhu cầu nông hộ Đảm bảo lương thực
Yêu cầu vốn đầu tư Thu hút lao động Giảm tỷ lệ đói nghèo Sản phẩm hàng hóa
Hệ số sử dụng đất Tỷ lệ che phủ
Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV
- Hiệu quả về mặt kinh tế: Các hệ thống sử dụng đất (LUS), các loại hình sử dụng đất (LUT) có hiệu quả cao (dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả đồng vốn). Việc đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ