1.5. Tình hình nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng đất trên Thế giới và
1.5.2. Tại Việt Nam
1.5.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất trê thế giới, đất canh tác chỉ vào khoảng 0,12 ha/người. Trong khi những mảnh đất màu mỡ cứ ít đi, những khu công nghiệp thì ngày càng tăng lên. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao do đó mà việc chuyển đổi cơ cấu sao cho phù hợp với xã hội hiện nay sẽ đặt ra nhiều thách thức ảnh hưởng tới việc sử dụng đất.
Tính đến ngày 01/01/2013 Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.097,2 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.371,5 nghìn ha chiếm 79,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%.
Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một vấn đề rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị thoái hoá thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên. Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất (giảm dinh dưỡng trông đất, xói mòn, rửa trôi,...). Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường (Trần Văn Tuấn, 2015).
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng đất
Nước ta mặc dù chưa là nước công nghiệp hóa có tốc độ đô thị hóa một cách “chóng mặt” nhưng cũng đang dần có bước “trở mình” nên vấn đề biến động sử dụng đất có thể diễn ra “một sớm một chiều”. Do đó, có rất nhiều công trình nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cứu được các chuyên gia triển khai với nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural appraisal - PRA). Đây là một phương pháp hệ thống bán chính quy được tiến hành một địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết và những giả thuyết cho sự phát triển nông thôn. Trong đề tài này, PRA được sử dụng trong giai đoạn đầu của dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” (DANIDA) của Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trình tự tiến hành theo các bước chính: Chọn điểm và thông qua các thủ tục, cho phép của chính quyền địa phương; Tiền trạm điểm để khảo sát; Điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin: không gian, thời gian (giai đoạn 2005 - 2011), đặc điểm kinh tế - xã hội; Tổng hợp số liệu và phân tích các vấn đề phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó có nhiều phương pháp thủ công như khảo sát thuộc địa, tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Gần đây nhất là sử dụng công nghệ thành lập bản đồ biến động sử dụng đất với rất nhiều công cụ trong đó có GIS. Chẳng hạn đề tài “ Ứng dụng GIS thành lập bản đồ biến động sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (giai đoạn 1995-2005)” (Đoàn Đức Lâm và Phạm Anh Tuân, 2010) tác giả đã phân tích, đánh giá và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa trên nghiên cứu, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng lập các ma trận biến động và dùng các công cụ Mcrostation, Mapinfor và ArcGis. Hơn thế nữa, việc kết hợp viễn thám và GIS trong đánh giá biến động cũng đã được thực hiện bước đầu mang lại nhiều kết quả.
Như trong đề tài “Thành lập bản đồ thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh viễn thám tại khu vực Tủa Chùa - Lai Châu” (Hoàng Xuân Thành, 2006), tác giả đã dùng phương pháp phân loại có kiểm định đối với dữ liệu ảnh Landsat năm 2006 để phân ra 7 lớp thực phủ khác nhau với chỉ số Kappa ~ 0,7. Trong đề tài “Ứng dụng Mô hình MarKov và Cellular Mô hình MarKov và Cellular Automata trong nghiên cứu dự báo biến đổi lớp phủ bề mặt” tác giả đã nghiên cứu đánh giá sự biến đổi của đất đô thị thành phố Hà Nội bên cạnh đó ứng dụng mô hình phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chuỗi Markov kết hợp với thuật toán mạng tự động để dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất khu vực nghiên cứu từ năm 2014 tới năm 2021.
Đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động và dự báo đất đô thị tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức” đã sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để phân tích biến động đất đô thị tại phường Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức, TPHCM và sử dụng chuỗi Markov để dự báo tốc độ phát triển đất đô thị đến năm 2026. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất đô thị trên địa bàn phát triển mạnh mẽ cần được quy hoạch cụ thể vì sẽ ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị của quận Thủ Đức nói riêng và TPHCM nói chung, ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện khu vực Hiệp Bình Phước có nền tương đối yếu và nguy cơ sạc lỡ bờ sông rất lớn có thể gây nguy hiểm đến đời sống của người dân. Tuy nhiên hầu hết các khu vực biến động lại không đúng với quy hoạch chung của TPHCM cho thấy việc sử dụng chuỗi Markov trong việc dự báo tốc độ phát triển đất đô thị không đạt được độ chính xác cao nhất. Kết quả dự báo chỉ đúng khi không có sự thay đổi về chính sách pháp luật về đất đô thị trong năm dự báo (Lưu Thị Hồng Quyên, 2012).
Đối với hướng nghiên cứu thứ hai, các tác giả nước ngoài cũng chiếm phần lớn các công bố. Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên cứu chuyên đề của chương trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Đặng Đình Quang (2002) cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ thời điểm nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những biến động sử dụng đất trước đó và các phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những biến động trong sử dụng đất và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước. Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của phương thức sử dụng đất và ngược lại. Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ, tình trạng môi trường và điều kiện kinh tế xã hội. Dựa trên kết quả điều tra khảo sát ở mức độ thôn bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài thôn bản tới biến động sử dụng đất, mối quan hệ thống kê giữa các biến số kinh tế xã hội và địa lý được giải thích bằng phương pháp PCA. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đất là chính sách, khả năng tiếp cận, tăng dân số. Các nhân tố bên trong như sức ép dân số, các chiến lược
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử dụng đất trong tương lai.
Năm 2003, tác giả Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội biến động sử dụng đất từ năm 1975 đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên giai đoạn đầu từ 1975 đến 1992 được đặc trưng bởi sự mở rộng đất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp. Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến 2000, sự đầu tư vào nguồn lao động và vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông nông thôn, thị trường và hệ thống thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Độ che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu vực canh tác nương rẫy trước đây.
Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuân đã kết hợp phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý. Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến động hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình hóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004). Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent - based) nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất tại bản Bình Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mô hình tác tố phù hợp cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất. Các thuật toán về sự phản hồi chính sách của người dân trong mô hình dựa vào lợi ích mong đợi, trách nhiệm chấp hành và mức độ ảnh hưởng của cơ quan triển khai chính sách. Mô hình có độ tin cậy cao và có khả năng dùng để dự báo biến động sử dụng đất.
Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, tác giả Vũ Kim Chi (2009) đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lưu vực Suối Muội yếu tố ảnh hưởng đến biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn động sử dụng đất là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến quốc lộ 6, khoảng cách đến khu dân cư và dân tộc. Một công trình nghiên cứu khác về biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà nội bằng phương pháp thống kê không gian được thực hiện bởi Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013).