Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam​ (Trang 39)

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết tam giác gian lận, nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận trong điều kiện kinh doanh ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn tiến hành nghiên cứu như sau.

Bước 1: Vấn đề nghiên cứu (tổng quan các nghiên cứu trong cũng như ngoài nước để nhận diện khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận và thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận ở Việt Nam).

Bước 2: Mục tiêu nghiên cứu (xác định ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận).

Bước 3: Cơ sở lý thuyết (thiết lập định nghĩa gian lận trên báo cáo tài chính, và các lý thuyết giải thích cho gian lận xảy ra như lý thuyết tam giác gian lận, lý thuyết đại diện và lý thuyết bất đối xứng thông tin).

Bước 3: Phương pháp nghiên cứu định tính (Phương pháp suy diễn được sử dụng từ nhằm xây dựng thang đo các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực

hiện lập báo cáo tài chính gian lận theo chỉ dẫn của VSA số 240 và các nghiên cứu trước).

Bước 4: Phương pháp nghiên cứu định lượng (Phương pháp quan sát: đề tài quan sát báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công ty có niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM có năm tài chính kết thúc ngày 31/12/203. Sau đó phương pháp phân tích định lượng sử dụng như: Phương pháp thống kê mô tả để mô tả các biến đo lường các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận; Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm có và không có gian lận trên báo cáo tài chính về các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian; Và mô hình hồi quy logistic được sử dụng để xác định ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận.

Bước 5: Kết quả nghiên cứu (đưa ra kết luận về ảnh hưởng các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận).

3.2. Các giả thuyết nghiên cứu và thang đo

Các thành phần của lý thuyết tam giác gian lận (động cơ/áp lực, cơ hội và thái độ/sự biện minh) là không có thang đo cụ thể. Vì vậy, cần thiết xây dựng thang đo cho các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận. Nghiên cứu dựa trên chỉ dẫn về các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận theo Phụ lục 01 hướng dẫn đoạn A25 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240

“Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính” [1], sau đó dựa vào các nghiên cứu trước liên quan để xây dựng thang đo các yếu tố. Thang đo và sự lựa chọn thang đo được lý giải ở dưới.

Giả thuyết và thang đo yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận thuộc nhóm động cơ/áp lực

Theo VSA số 240 [1] có bốn động cơ/áp lực dẫn đến nhà quản lý có thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận bao gồm: Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hưởng; Áp lực cao đối với Ban Giám

đốc nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba; Các thông tin cho thấy tình hình tài chính cá nhân của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị bị ảnh hưởng; Và áp lực cao đối với Ban Giám đốc hoặc nhân sự điều hành để đạt được các mục tiêu tài chính mà Ban quản trị đặt ra.

Ổn định tài chính/khả năng sinh lời bị ảnh hưởng

Khi gặp các vấn đề về ổn định tài chính, khả năng sinh lời bị ảnh hưởng nhà quản lý có động cơ/áp lực thực hiện gian lận bằng cách che giấu các vấn đề khó khăn để cải thiện tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh thấp có thể là động cơ để nhà quản lý phản ánh doanh thu cao hơn thực tế, chi phí thấp hơn thực tế, ghi giảm khoản phải thu, ghi thiếu giá trị hàng tồn kho. Sự ổn định về tài chính và khả năng sinh lời dẫn đến sự cần thiết phải thay đổi cấu trúc của công ty và kết quả dẫn đến sự thay đổi quyền lợi và trách nhiệm của nhà quản lý trước các điều kiện không chắc chắn. Trong nghiên cứu trước của Summers và Sweeney (1998) [18], Beneish (1999) [14] và Spathis (2002) [25] tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa thực hiện gian lận và sự ổn định tài chính/mức độ sinh lời. Từ cơ sở này, nghiên cứu đặt ra giả thuyết 1 là:

Giả thuyết 1 (H1): Ổn định tài chính/khả năng sinh lời bị ảnh hưởng làm tăng động cơ/áp lực thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính.

Nghiên cứu trước của Persons (1995) [20] cho rằng dữ liệu trên Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh là hữu ích cho việc nhận diện gian lận. Thang đo sự ổn định tài chính và khả năng sinh lời bị ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước: tỷ lệ doanh thu trên tài sản của Persons (1995) [20] đo lường việc sử dụng tài sản hiệu quả trước các tình huống cạnh tranh; chỉ số tăng trưởng doanh thu của Beneish (1999) [14] đề cập đến sự thay đổi chính sách tín dụng để tăng doanh số dưới áp lực của đối thủ cạnh tranh. Hai tỷ số này thấp là dấu hiệu tăng khả năng thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính.

Chỉ số tăng trưởng doanh thu (X2): Doanh thu năm nay/Doanh thu năm trước

Áp lực từ bên ngoài

Theo VSA số 240 [1] và SAS số 99 [11] đề cập, áp lực cao đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu niêm yết, vay nợ hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba, khi đó nhà quản lý có động cơ/áp lực thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Khi doanh nghiệp có nhu cầu huy động thêm các nguồn tài trợ dưới hình thức cho vay hoặc góp vốn nhằm giữ vững khả năng cạnh tranh. Ví dụ như cần nguồn lực tài chính mới cho việc tài trợ công tác nghiên cứu và phát triển hoặc các khoản chi đầu tư lớn. Khi đó gian lận trên báo cáo tài chính thường được thực hiện để đáp ứng yêu cầu vay hoặc phát hành cổ phiếu. Từ cơ sở này, nghiên cứu đặt ra giả thuyết 2 được đề nghị là:

Giả thuyết 2 (H2): Áp lực cao đối với nhà quản lý đáp ứng các yều cầu hoặc kỳ vọng của bên thứ ba làm tăng khả năng thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính.

Nếu thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đáp ứng được yêu cầu vay nợ. Nhà quản lý có xu hướng phản ánh số nợ thấp hơn hoặc đánh giá cao giá trị tài sản khi thu nhập không tăng tương ứng để đáp ứng yêu cầu của chủ nợ. Nghiên cứu của Persons (1995) [19], Beneish (1999) [14] và Dechow và cộng sự (2010) [16] tìm thấy doanh nghiệp có mức độ nợ cao có áp lực thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Biến đo lường được đề xuất là mức độ nợ và nó có ảnh hưởng cùng chiều với việc thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính:

Mức độ nợ (X3): Nợ phải trả/Tài sản

Tình hình tài chính cá nhân của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị bị ảnh hưởng

Theo VSA 240 [1], khoản thu nhập của Ban Giám đốc (như tiền thưởng, quyền mua chứng khoán và các thỏa thuận thanh toán theo mức lợi nhuận) là chưa chắc chắn và phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu về giá chứng khoán, kết quả

kinh doanh, tình hình tài chính hoặc luồng tiền. Các khoản thu nhập này phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu khi liên quan đến một số tài khoản cụ thể hoặc các hoạt động được lựa chọn của đơn vị. Nghiên cứu của Skousen (2004) [23], báo cáo của COSO năm (2010) [15] tìm thấy tình hình tài chính cá nhân Ban giám đốc dựa vào kết quả kinh doanh, tài chính của đơn vị bị ảnh hưởng xấu đi, khi đó gian lận trên báo cáo tài chính thường xảy ra. Từ cơ sở này, nghiên cứu đặt ra giả thuyết 3 được đề nghị là:

Giả thuyết 3 (H3): Tình hình tài chính cá nhân của ban điều hành dựa vào kết quả kinh doanh có thể bị tổn thất là động cơ/áp lực nhà quản lý thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính.

Khi tình hình tài chính cá nhân của ban điều hành (Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng) bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp do có lợi ích tài chính lớn trong đơn vị, gian lận trên báo cáo tài chính thường xảy ra. Thang đo lợi ích tài chính được sử dụng là tỷ lệ sở hữu cổ phần cá nhân của ban điều hành. Trong nghiên cứu của Skousen (2004) [23] tỷ lệ sở hữu cổ phần cá nhân của ban điều hành có mối tương quan với gian lận trên báo cáo tài chính. Tỷ lệ sở hữu cao của ban điều hành đây có thể cơ hội họ thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính để tăng giá cổ phiếu. Ngoài ra điều này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thành viên HĐQT, khi đó sự kiểm soát của HĐQT đối với gian lận là không có hiệu quả. Biến được đề xuất là:

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban điều hành (X4): Tổng cộng tỷ lệ sở hữu cổ phần cá nhân ban điều hành.

Mục tiêu tài chính

Động cơ/áp lực sau cùng được trình bày trong VSA 240 liên quan đến mục tiêu tài chính cá nhân của ban điều hành. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và ban điều hành cũng muốn tối đa lợi ích cá nhân được hưởng, khi tiền lương và tiền thưởng của nhà quản lý chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh. Để

đáp ứng mong đợi của cổ đông và của bản thân nhà điều hành, nếu kết quả hoạt động kinh doanh thực tế không đạt được, đây có thể là cơ hội/động lực để họ thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Loebbecke và cộng sự (1989) [24, trích lại tr.136] tìm thấy lợi nhuận bị ảnh hưởng khi đó 35% doanh nghiệp trong ngành thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Từ cơ sở này, nghiên cứu đặt ra giả thuyết 4 được đề nghị là:

Giả thuyết 4 (H4): Áp lực cao đối với ban điều hành để đạt được các mục tiêu tài chính đặt ra bởi HĐQT làm tăng khả năng thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) thường được dùng để đo lường năng lực quản lý của ban điều hành, và đo đó nó ảnh hưởng cùng chiều đến tiền lương, tiền thưởng. Nghiên cứu của Summers và Sweeney (1998) [24] tìm thấy có sự khác nhau về chỉ số ROA của nhóm có và không có gian lận trên báo cáo tài chính. Nên trong nghiên cứu này, tỷ số ROA được đề xuất và ROA mức thấp là động cơ ban điều hành thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính:

Tỷ lệ sinh lời trên tài sản (X5): Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA)

Giả thuyết và thang đo yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận thuộc nhóm cơ hội

Cressey (1953) cho rằng nếu không có cơ hội để thực hiện gian lận, một gian lận không thể xảy ra. Theo VSA số 240 [1] có bốn yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận thuộc nhóm các cơ hội dẫn đến thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Các cơ hội dẫn đến thực hiện gian lận bao gồm đặc điểm của ngành/đơn vị, các hoạt động giám sát không hiệu quả, cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát nội bộ.

Đặc điểm của ngành hay các hoạt động của đơn vị

Tài sản, nợ phải trả, doanh thu, hoặc chi phí được xác định dựa trên những ước tính kế toán quan trọng liên quan đến những xét đoán chủ quan hoặc các yếu tố không chắc chắn khác là có thể là cơ hội dẫn đến thực hiện gian lận theo VSA số

240 [1, phụ lục số 01]. Các ước tính, xét đoán có thể là công cụ cho nhà quản lý thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Loebbecke và cộng sự (1989) [24, trích lại tr.137] tìm thấy các ước tính về phải thu chiếm 22% và hàng tồn kho chiếm 14% trong nhóm có gian lận trên báo cáo tài chính. Từ cơ sở này, nghiên cứu đặt ra giả thuyết 5 được đề nghị là:

Giả thuyết 5 (H5): Cơ hội thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính xảy ra khi đơn vị có các ước tính kế toán quan trọng.

Trong nghiên cứu của Summers và Sweeney (1998) [24], các ước tính kế toán về các khoản dự phòng phải thu khó đòi có mối tương quan cùng chiều với gian lận trên báo cáo tài chính. Nên trong nghiên cứu này chỉ số vòng quay phải thu được sử dụng để đo lường ước tính kế toán.

Chỉ số vòng quay phải thu (X6): Phải thu khách hàng năm nay/Doanh thu năm nay – Phải thu khách hàng năm trước/Doanh thu năm trước

Hoạt động kiểm soát

Theo VSA số 240 [1], hoạt động giám sát của HĐQT đối với lập báo cáo tài chính và kiểm soát nội bộ kém hiệu quả là cơ hội dẫn đến làm tăng gian lận trên báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Beasley (1996) [13], Beasley đưa ra kết luận công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT cao sẽ giảm thiểu cơ hội dẫn đến thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Thành viên độc lập cần thiết để đảm bảo lợi ích của cổ đông, tăng cường minh bạch hoạt động của đơn vị, đây là cơ sở để tăng hiệu quả kiểm soát đối với hoạt động của Ban giám đốc và những người bên trong doanh nghiệp. Vai trò của thành viên HĐQT độc lập làm giảm chi phí đại diện giữa người bên trong và người bên ngoài, làm giảm bất đối xứng thông tin giữa người bên trong và người bên ngoài doanh nghiệp, và làm giảm cơ hội thực hiện hành vi gian lận. Từ cơ sở này, nghiên cứu đặt ra giả thuyết 6 được đề nghị là:

Giả thuyết 6 (H6): Giám sát hoạt động của ban điều hành không hiệu quả làm tăng cơ hội thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính.

Đối với giả thuyết H6, số lượng thành viên HĐQT độc lập tăng hiệu quả giám sát hoạt động của Ban giám đốc, làm giảm cơ hội thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Yếu tố này được đo lường theo nghiên cứu của Beasley (1996) [13], bằng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập so với số thành viên HĐQT. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập thấp ảnh hưởng cùng chiều đến việc thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Thành viên HĐQT độc lập trong nghiên cứu được hiểu là thành viên HĐQT nhưng không có mối quan hệ vật chất với công ty dù trực tiếp hay gián tiếp (không phải cổ đông hay người có liên quan của cổ đông trong công ty). Định nghĩa về thành viên HĐQT độc lập tương tự điều kiện về thành viên HĐQT độc lập được đề cập trong Mục 3, Điều 2, Thông tư số 121/2012/TT-BTC “Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng” [2] như không có mối quan hệ với ban điều hành, không làm công việc trong tư vấn kiểm toán, luật cho công ty hoặc là đối tác.

Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (X7): Số thành viên HĐQT độc lập/Tổng số thành viên HĐQT

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức không hợp lý như trường hợp một cá nhân có quyền kiểm soát trong đơn vị sẽ làm tăng cơ hội thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Loebbecke và cộng sự (1989) [13, trích lại tr.454] tìm thấy rằng 75% các trường hợp gian lận xảy ra khi các quyết định về hoạt động và tài chính quan trọng tập trung ở một cá nhân. Một trong các chức năng của HĐQT là điều hành hoạt động của HĐQT, thuê, tuyển dụng, đánh giá hoạt động, khen thưởng nhà quản lý. Nếu chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ nhà quản lý (CEO) khi đó việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)