Đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật của cổ tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa (Trang 59 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật của cổ tích

3.1.2.1. Không gian văn hoá dân gian trong truyện cổ tích Ba Bể a, Không gian tôn giáo nguyên thủy vạn vật hữu linh

Trong truyện cổ tích của các dân tộc ở Ba Bể cũng như những vùng đất khác, tôn giáo nguyên thuỷ vạn vật hữu linh tồn tại rất rõ. Trong cổ tích, tôn giáo nguyên thuỷ phản ánh nhận thức còn hết sức hạn chế. Đó là niềm tin ngây thơ của con người ở thời nguyên thủy về thế giới, về các vấn đề tự nhiên và xã hội, về một lực lượng siêu nhiên do người xưa tưởng tượng ra. Một số truyện cổ tích Ba Bể như Con ốc thần, Con bướm thần, Chàng rể dê, Ông vua xấu tính (hình ảnh con chim cu gáy giúp đỡ anh mồ côi nghèo khó)... đã thể hiện thứ tôn giáo tồn tại lâu đời trong người Việt nói chung, các dân tộc thiểu số nói riêng, mà rõ nét nhất là trong văn hóa Đông Sơn. Tượng người, hình chim, thú, cóc được trang trí trên các hiện vật bằng đồng thau như dao găm, trống đồng.... Hơn nữa, mô tip Quạ chúa trong truyện cổ tích của người dân Ba Bể xưa chính là sự giao thoa văn hóa của người dân bản địa Ba Bể xưa với các cư dân Việt cổ ở châu thổ sông Hồng qua con đường buôn bán, giao lưu tiếp xúc. Đồng thời, cách đề cao thế giới tự nhiên trong những truyện cổ tích Ba Bể còn phản ánh một vấn đề của cư dân nơi đây: chung sống hòa bình với tự nhiên, luôn cố gắng hiểu và làm chủ thiên nhiên hoang dã, bắt thiên nhiên phải phục vụ mình.

Ngoài các con vật trở nên thân thuộc gần gũi với con người thì thiên nhiên, cây cỏ nơi núi rừng đại ngàn cũng chỉ ủng hộ người hiền, người tài, kẻ tham lam, bạc ác cũng không bao giờ được thiên nhiên ủng hộ, thậm chí còn căm ghét và tố cáo như trong truyện: Lấy vợ tiên, Sự tích cây trầm hương...

b. Không gian văn hóa thời Hùng Vương

Trong truyện cổ tích Ba Bể có nhiều tên gọi có liên quan đến thói quen, lối sống, phong tục, tập quán của cư dân thời kì Hùng Vương. Thời Hùng Vương, phong tục làm bánh chưng bánh dày xuất hiện trong nhiều chuyện

như: Một hôm, trong nhà có việc, người mẹ phải làm bánh dày để cúng

truyện Sự tích con khỉ [56, tr.217]. Trong thời Hùng Vương, con gái thường được gọi là “nàng”. Truyện cổ tích ở vùng Ba Bể cũng vậy: nàng SLao, nàng Bjoóc Rồm... Qua cách sử dụng những từ ngữ phản ánh yếu tố lịch sử này, chúng ta có thể thấy: ở thời kì sự phân chia xã hội chưa sâu sắc, mang nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy, các truyện kể nói trên đã thể hiện, đề cao, ngợi ca vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa ở một mức độ đáng ngợi khen. Đó là nàng Bjoóc Rồm khi bị dì ghẻ bắt phải chết, nàng chấp nhận đi vào rừng chết để gia đình được yên. Bản thân mình vì yêu quý bố và các em, nên đã cải trang là thầy thuốc đến cứu hoàng tử. Nàng Slao mồ côi yếu ớt, bằng tiếng hát của mình đuổi chim chóc muông thú ăn thóc trên nương. Tiếng hát của nàng còn làm người đá cảm động. Khi tên nhà giàu muốn chiếm đoạt nàng Slao, người đá đã trừng trị hắn. Nàng Slao và người đá về bản, đêm tất cả của cải của lão nhà giàu chia cho mọi người, những người cấy ruộng thuê thì được chia ruộng, chia trâu. Từ đó, nàng Slao với tiếng hát của mình đã mang lại cuộc sống đầm ấm cho dân bản. Trong truyện Lòng mẹ, cho thấy một người mẹ tuy mù lòa mà vẫn chịu khó đan rổ đan rá và chỉ bảo con học hành. Bà già yếu nhưng vẫn bắt con ra đi tìm thầy dạy chữ và mong con “thương mẹ thì phải học giỏi ” và đuổi con ra khỏi nhà khi người con chưa thực hiện được yêu cầu của mẹ nên “bao giờ thương mẹ thực bụng thì về nhà”. Người con ra đi và chăm chỉ học hành, rồi anh đỗ Trạng nguyên. Câu chuyện đã để lại cho đời sau khát vọng của người bình dân xưa về ý chí học hành đỗ đạt, thành danh. Như vậy, những hình tượng nhân vật nữ này đều thể hiện vai trò to lớn của người phụ nữ trong các quan hệ xã hội. Điều này có thể giải thích: trước đây, đã có một thời kì, trong các di chỉ khảo cổ, người ta tìm thấy tượng phụ nữ. Những tượng phụ nữ này gắn liền với việc thờ Tổ Mẫu và Nữ thần Nông nghiệp từ thời đại Hùng Vương, gắn liền với việc cầu mong mùa màng, đất đai sinh sôi, nảy nở của người làm nông nghiệp và nền

văn hóa gốc nông nghiệp. Có thể nói, tôn giáo đã có sức sống lâu bền, được lưu truyền và được hình tượng hóa trong các nhân vật nữ của truyện cổ tích Ba Bể.

c. Không gian tín ngưỡng, phong tục trong truyện cổ tích lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể

Truyện cổ tích lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể cũng giống như truyện cổ tích Việt Nam ở tính nguyên hợp. Một trong những biểu hiện sinh động của tính nguyên hợp là truyện cổ tích ở vùng hồ Ba Bể không tách rời môi trường sản sinh và lưu truyền, đồng thời thường gắn với tín ngưỡng, với phong tục lễ hội… không gian sinh hoạt văn hóa của nhân dân các dân tộc Ba Bể. Có thể nói, mỗi cảnh sắc, mỗi địa danh Ba Bể đều được gắn với một huyền thoại hoặc sự tích mang đậm sắc thái của cư dân miền núi. Mỗi tên suối, tên núi, tên bản làng nơi đây đều mang trên mình tấm áo huyền thoại. Những sự tích đó được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, đời nối tiếp đời đã góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc Ba Bể.

Gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng, ma chay của người Tày ở huyện Ba Bể có thể nhắc tới truyện Anh chàng mặt đỏ mặt đen. Truyện giải thích hiện tượng trong phong tục của người Tày Bắc Kạn hiện nay: mỗi khi cầu cúng, xin quẻ, các ông thầy đều phải dùng đến thẻn để hỏi việc [56, tr.160]. Truyện

Cung dẽ sàng giải thích tục ngày nay, những ai mất vào đúng ngày Cung dẽ sàng chết đều phải làm hình con quạ và lấy cung nỏ bắn vào đấy, bởi người sống sợ lũ quạ sẽ quấy nhiễu linh hồn của họ [56, tr.168]. Truyện Nguồn gốc cái khốt giải thích phong tục của người Tày trong đám tang bố, người con gái phải đội cái khốt che mặt. Vì người con gái đã đối xử không tốt với bố lúc bố còn sống.

Nguồn gốc điệu hát lượn của người Tày ở Ba Bể ngày nay được giải thích từ truyện Tiếng hát nàng Slao. Nàng Slao mổ côi bố mẹ từ nhỏ, phải đi ở trừ nợ cho tên nhà giàu trong làng vì bố mẹ Slao nợ họ nhiều tiền bạc. Lúc

nhỏ, nàng làm mọi việc hầu hạ gia đình tên nhà giàu rất chu tất. Lớn lên, Slao phải làm lụng vất vả, phải chịu đánh đập và trông nàng như “một con mèo ghẻ”. Hàng ngày, nàng phải lên nương coi chim thú khỏi phá nương rẫy. Một hôm, nhiều chim thú đến quấy phá nương rẫy, nàng đuổi mãi, đuổi mãi mà không hết. Nàng chạy hết từ nương này đến nương khác. Mệt quá nàng phó mặc cho chúng phá phách. Nàng kiệt sức, nàng tủi thân... rồi nàng cất tiếng hát. Lạ thay, tiếng hát của nàng ngọt ngào như mật, trong như nước suối tháng tám, như nắng tháng chín và mát như gió mùa thu. Muông thú nghe tiếng hát, tất thảy đều không mổ thóc nữa. Thấy vậy, Slao cất tiếng hát xin muông thú đừng phá nương. Chim chóc bay về tụ hội xung quanh để nghe Slao hát. Từ đó, nàng lên nương chỉ dùng tiếng hát của mình để đuổi muông thú mà không phải vất vả như trước nữa. Tiếng hát của nàng làm người đá rung động và giúp nàng chống lại tên nhà giàu và giúp đỡ dân nghèo. Người đá biến thành người và lấy Slao làm vợ. Ngày ngày, tiếng hát của Slao ngọt ngào khiến lúa ngô lớn lên theo tiếng lượn của nàng. Toàn dân trở nên no ấm từ đó. Ngày nay, những bài hát, bài lượn của người Tày là do Slao truyền lại.

Truyện Cây trúc giải thích việc ngày nay, cây trúc thường được đồng bào dân tộc Tày ở Ba Bể dùng vào những việc thiêng liêng như làm quẻ bói, làm cầu “hảo quang” trong đại lễ của ngành then hay làm cây nêu ngày tết [56, tr.123]. Hai anh em mồ côi mẹ là Cốc và Slao bàn tính nuôi nhau ăn học bằng cách hàng ngày, Slao vào rừng kiếm củi để nuôi Cốc. Nhưng mụ dì ghẻ bắt Slao đi tìm quả đào cho em. Slao được bà tiên giúp đỡ, nàng vừa có đào cho em, vừa nuôi được anh ăn học, lại có hột đào làm bạn và giúp đỡ khi nàng khó khăn. Khi anh Cốc bị mụ dì ghẻ tìm cách hại chết, Slao nghe lời hạt đào, đã giúp anh được hóa thành rừng cây trúc. Nàng hàng ngày ngồi trông rừng trúc. Cây trúc biến thành lính tráng và ngựa chiến chống giặc. Do cây trúc là hậu thân của Pụt lớn, do được phái xuống cứu dân

giết giặc nhưng không thành thì hóa thành rừng trúc. Vì thế, đây là loài cây được người Tày tôn kính.

Truyện Tại sao ngày nay hạt lúa lại nhỏ, giải thích nghề làm nương và cấy lúa của cư dân người Tày vùng hồ Ba Bể [56, tr.231]. Theo đó, hạt thóc ngày trước to bằng quả dưa, đến mùa thóc chín, người nông dân chỉ việc gọi là thóc tự lăn về nhà. Vì vậy, loài người sinh ra lười biếng. Có hai chị em nhà kia cãi nhau, người chị giận quá lấy chổi đập thóc khiến chúng vỡ tung tóe. Phần thóc bắn lên rùng mọc lên cây báng, phần bắn lên nương thành khoai, thành sắn, phân bắn xuống ruộng thì thành cây lúa. Và các loài bảo nhau rằng loài người phải đến đón thì chúng mới chịu về.

Dân tộc Tày là một trong những cư dân gốc ở Ba Bể. Trong khi các dân tộc khác như Dao, Cao Lan, Mông... đều vào Ba Bể rất muộn. Việc ảnh hưởng và giao thoa văn hóa này khiến cho văn hóa Tày chiếm ưu thế và luôn thấp thoáng trong không gian văn hóa các truyện kể của dân tộc khác là điều dễ thấy. Nổi bật trong các quan hệ xã hội của người Tày là tính cộng đồng. Những gia đình cùng chung một không gian sinh tồn của nền sản xuất vật chất mà ranh giới của nó được phân định và được các cộng đồng làng bản khác thừa nhận đều được gọi chung là làng bản. Ở một bản nọ... (Chàng Cóc) [56, tr.144], có người ở bản bên...(Con ốc thần) [56, tr.137], Ở bản nọ có một gia đình giàu có....(Viên ngọc quý) [56, tr.90]....Làng bản của người Tày là một tổ chức tự quản thông qua bộ máy điều hành do dân lựa chọn. Làng bản không những là cộng đồng kinh tế, tự cung tự cấp khép kín mà còn là một cộng đồng về văn hoá, thể hiện rõ nhất là tín ngưỡng, lễ nghi, liên quan đến mua bán và những lễ hội mang tính sinh hoạt cộng đồng. Làng bản cũng là một tổ chức tế bào cơ bản và nền tảng của xã hội nông nghiệp truyền thống.

3.1.2.2. Chi tiết nghệ thuật trong truyện cổ tích Ba Bể

Truyện cổ tích Ba Bể đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật bằng các chi tiết lớn, nhỏ. Chi tiết trong truyện cổ tích Ba Bể nhìn từ góc độ văn hóa được chia thành chi tiết gắn với phong tục, tập quán và chi tiết xâu chuỗi.

a. Chi tiết gắn với phong tục tập quán trong truyện cổ tích lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể

Truyện cổ tích là một trong những thể loại phản ánh đời sống xã hội và tâm hồn con người một cách rõ nét nhất. Mọi biểu hiện của đời sống xã hội trong một cộng đồng dân tộc có tính bền vững đều được phản ánh một cách tự nhiên trong truyện cổ tích: từ thói quen ăn ở, nếp suy nghĩ đến hoạt động tín ngưỡng… Truyện kể dân gian các dân tộc đã phản ánh khá trung thực và sống động các yếu tố văn hóa bản địa do các dân tộc xây dựng nên. Phong tục tập quán là một truyền thống tồn tại lâu bền nhất, góp phần đáng kể làm nổi rõ tính độc đáo của nền văn hóa các dân tộc. Như vậy, trong truyện cổ tích lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể, các phong tục tập quán của các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Nùng… đều được phản ánh rất rõ nét trong từng truyện kể được sưu tầm.

Các truyện cổ tích vùng hồ Ba Bể của người Tày, có nhắc nhiều đến việc làm nương, săn bắn. Đây là hoạt động sản xuất chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng. Đó là việc nàng Slao trông coi chim thú phá nương rẫy [56, tr.131], chàng mồ côi vào rừng hái quả [56, tr 131], bảy cô gái đi hái củi [56, tr.131], chàng Cóc phát nương, mang hạt giống lên nương tra hạt [56, tr 145]… Văn hóa sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số hiện lên rõ với những nét đặc trưng của sản xuất nông nghiệp: làm nương rẫy, săn bắt, hái lượm.

Trong nhiều truyện cổ ở vùng hồ Ba Bể, chúng ta thấy hiện tượng đa thê trong gia đình. Đây là một trong những đặc điểm về phong tục của xã hội cổ xưa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Truyện Bạch Ngân Bạch Nhị [56, tr.161] kể rằng, Bạch Nhị vì dũng cảm và tốt bụng đã cứu sống công chúa trên trần gian, lại cứu sống con trai của Long Vương và được ba cô gái xinh đẹp làm vợ. Về sau, công chúa phát hiện ra Bạch Nhị đã cứu mình, nàng trở thành vợ của Bạch Nhị. Bạch Nhị sống hạnh phúc với bốn cô

vợ xinh đẹp. Truyện Chàng mồ côi và tám cô vợ đẹp [56, tr.129] kể về anh chàng do được bà tiên giúp đỡ từ một cậu bé còi cọc ốm yếu đã trở thành một chàng trai khôi ngô, khiến các cô gái trong làng mê đắm. Bị trai làng ghen ghét và tìm cách hãm hại, nhưng chàng đã được các cô gái giúp đỡ. Sau cùng là sự giúp đỡ của cô gái út con vua, mồ côi được lên làm vua, đón mẹ và bảy cô vợ về ở cùng. Truyện Chàng rể dê [56, tr.153] có ba cô vợ là con gái của nhà giàu…. Như vậy qua một số truyện cổ tích, chúng ta thấy hiện lên chế độ đa thê của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng hồ Ba Bể trong thời cổ. Điều này cũng giống như một số truyện cổ của người Việt.

Như vậy, có thể thấy, các chi tiết gắn với phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số trong các câu truyện cổ tích rất nhiều. Điều này có thể lí giải được vì các tác giả dân gian dù có tưởng tượng, sáng tạo đến đâu cũng vẫn rất tôn trọng văn hoá bản địa của chính tộc người mình, không sử dụng pha tạp chất liệu (các chi tiết) của tộc người khác trong những câu chuyện của mình. Và đây cũng chính là một trong những chi tiết làm cho sắc màu của các truyện kể của các dân tộc thiểu số ở Ba Bể trở nên phong phú, sinh động hơn.

b. Chi tiết xâu chuỗi làm nổi bật tính cách nhân vật

Thủ pháp chi tiết xâu chuỗi cũng xuất hiện trong truyện cổ tích Ba Bể. Thông qua các chi tiết kết chuỗi ấy, tính cách nhân vật được nhấn mạnh, trở nên nổi bật hơn. Truyện Chàng mồ côi và lão già mười hai mồm, nhiều chi tiết xâu chuỗi: Chàng mồ côi nghèo nhưng chịu khó nên chả bao lâu sau, thóc lúa đầy nhà, trâu lợn đầy chuồng. Thế rồi xuất hiện lão yêu tinh độc ác có 12 mồm. Đã nhiều chàng trai dũng cảm chiến đấu với lão mà khộng thắng được lão. Mồ côi cùng hai người bạn bị lão yêu tình lừa gả con gái cho. Được rùa mách nước, Mồ côi chẳng những thoát chết mà còn được sống hạnh phúc. Truyện Cày ruộng sá tiếp sá, cưỡi ngựa móng tiếp móng [56, tr.201], anh học trò nghèo dùng lời lẽ thông minh đã cứu cha, được vua trọng dụng, được sống cuộc sống hạnh phúc.

Như vậy, cách sử dụng các chi tiết xâu chuỗi trong các câu chuyện của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)