Môtip kết cấu, cốt truyện trong truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 101)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Môtip kết cấu, cốt truyện trong truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể

Trong cổ tích sinh hoạt Ba Bể, chất hiện thực được gắn với thực tế đời sống, tuân theo quy luật của hiện thực nên ít có kiểu kết thúc có hậu như cổ tích thần kì. Cốt truyện thường phát triển theo lôgíc cuộc sống, ít chịu sự chi phối của yếu tố thần kì. Tìm hiểu cốt truyện cổ tích sinh hoạt ở Ba Bể, ta thấy: giống như các tiểu loại cổ tích thần kì, cổ tích loài vật, cốt truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể là phần cứng, tương đối bền vững, ít thay đổi - là khung xương của câu chuyện, gồm 3 phần: tên truyện, tên việc làm (hành động) của các nhân vật, chung cục câu chuyện.

Tuy truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể có kết cấu, cốt truyện khá linh động, song có thể quy về hai mô típ sau: môtip kết cấu "kể sự việc" và môtip kết cấu "xâu chuỗi".

3.2.3.1. Mô típ"kể sự việc”

Với kiểu kết cấu này, mảng truyện về đề tài đạo đức là phổ biến hơn cả. Trong đó, câu chuyện thường ngắn, cực ngắn, kể về những tấm gương "người tốt, việc tốt" hay nhân vật phản diện "người xấu, việc xấu" trong quan hệ gia đình và xã hội. Với kiểu kết cấu này, tác giả dân gian thường đơn giản kể về số phận con người. Nhân vật không có diện mạo, cuộc đời chỉ

kết ở một sự việc và trong sự việc ấy hầu như không có xung đột trực diện. Những truyện cùng kiểu kết cấu này không truyện nào giống truyện nào.

Tiêu biểu cho kiểu kết cấu sự việc là các truyện: Người chị gặp may, Chàng rể tham ăn, Người chồng hoang phí... Những truyện này kể sự việc, không tả người, nhân vật chính hầu như cũng không có số phận.

3.2.3.2. Mô típ“xâu chuỗi"

Những truyện thuộc kiểu mô típ này là những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí và nhân vật khờ khạo, ngốc nghếch. Đại diện cho kiểu kết cấu "xâu chuỗi" là những truyện cổ tích về đề tài trí khôn. Đối với truyện kể về nhân vật mưu trí hay khờ khạo, ngốc nghếch thường nhiều tình tiết và có dung lượng lớn. Mỗi tình tiết kể về một sự kiện, một cuộc phiêu lưu nhỏ. Những tình tiết ấy tập hợp lại thành xâu chuỗi, kết thành một truyện kể về cuộc phiêu lưu "lớn" của nhân vật đóng vai chính xuyên suốt câu chuyện. Do vậy, mỗi tình tiết của truyện cổ tích sinh hoạt phiêu lưu đều có tính chất gây cười.

Tiêu biểu cho kiểu kết cấu xâu chuỗi là các truyện: Người chồng thông minh, Ông trạng siếng, Chàng trai thông minh, Chàng mồ côi thông minh... Kiểu kết cấu này giống với kết cấu của truyền thuyết và truyện cười kết chuỗi của người Việt.

Tiểu kết chương 3

Tìm hiểu những đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật truyện kể Ba Bể qua việc phân tích những đặc điểm về thi pháp cho thấy:

Những truyện kể vừa mang trong mình những đặc điểm chung của thi pháp kết cấu, cốt truyện của thể loại truyện cổ nói chung vừa có những nét độc đáo, riêng biệt về kết cấu, cốt truyện. Điều này phản ánh tâm hồn phong phú, khả năng sáng tạo, nguồn tư liệu dồi dào của truyện cổ tích lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể. Mọi đặc điểm thi pháp truyện kể Ba Bể đều bắt nguồn từ chức năng, nhiệm vụ và điều kiện sinh thành, phát triển của nó. Đó cũng

là nguyên lí về tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật.

Đặc trưng thi pháp chung nhất của truyện kể Ba Bể ở ba thể loại là không gian kì ảo. Đây là sự sáng tạo mang tính nghệ thuật của con người nhưng chịu sự chi phối của những quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo. Trong thần thoại thì đó là không gian vũ trụ và và không gian kì ảo. Điểm chung về không gian nghệ thuật của truyện kể Bắc Kạn đó là quan niệm về tính nhiều tầng của thế giới: thế giới Thiên đình, Thuỷ phủ, Âm phủ… Những khái niệm không gian bao giờ cũng bị quy định bởi nền văn hoá của người sáng tác và người tiếp nhận. Đó là những phương tiện để chuyển tải những quan niệm về thế giới, về con người. Đồng thời, chúng cũng tạo nên sự cân bằng trong tâm lí người kể, người nghe, giúp nhân dân giải tỏa những áp lực trong cuộc sống, hướng tới thế giới tương lai.

KẾT LUẬN

1. Luận văn với đề tài Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa xuất phát từ tình cảm sâu sắc của tôi dành cho vùng đất Ba Bể - Bắc Kạn. Đây là nơi còn lưu giữ đậm nét vốn văn hóa, văn học dân gian của đồng bào các dân tộc Ba Bể, đặc biệt là hai dân tộc Tày, Dao định cư lâu đời ở miền đất này.

Ba Bể là vùng đất với phong cảnh thiên nhiên nên họa, nên thơ, là cội nguồn để đồng bào các dân tộc Ba Bể sáng tạo những câu truyện thấm đẫm tâm tư, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Qua các truyện kể dân gian, người Ba Bể còn lưu giữ trong đó những phong tục tập quán, bản sắc dân tộc rất đậm đà. Đây cũng là lí do giải thích vì sao vùng đất nơi đây lại lưu giữ một kho tàng văn học dân gian với sự phong phú, đa dạng về thể loại, đặc biệt là các truyện kể thuôc thần thoại - truyền thuyết, cổ tích.

2. Truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể là một phần không thể thiếu trong vốn văn hóa truyền thống giàu bản sắc, được các thế hệ người Ba Bể sáng tạo, bảo lưu và truyền từ đời này sang đời khác. Ẩn chứa trong kho tàng truyện cổ Ba Bể là những triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc. Đằng sau những câu chuyện ngày xửa, ngày xưa, ta thấy bóng dáng người dân Ba Bể cần cù, chăm chỉ, nhân hậu, yêu đời, cùng những ước mơ, khát vọng, niềm tin... vào cuộc sống họ. Nét đẹp mộc mạc trong tâm hồn, trong cách lí giải hình sông, dáng núi giản dị mà không kém phần sâu sắc của người dân Ba Bể để lại cho người đọc nhiều điều suy nghĩ. Văn hóa truyền thống các dân tộc Ba Bể in dấu khá rõ ràng trong những câu chuyện mang dấu ấn vùng cao. Đó là những giá trị không thứ vật chất nào có thể đánh đổi được.

3. Về phương diện nội dung, truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể phản ánh quan niệm của tác giả dân gian về thế giới thần kì cổ

xưa. Trong đó, quan niệm về con người, về lịch sử, xã hội cho thấy điểm nhìn và sự đánh giá của tác giả dân gian về thế giới. Trong thần thoại - truyền thuyết, truyện nào cũng có yếu tố hoang đường hay tính chất huyền thoại luôn được cảm thụ như những câu chuyện kể về lịch sử, về sự thật xảy ra trong quá khứ. Đối với truyện cổ tích, dù trong mỗi truyện đều có yếu tố của thực tế nhưng những truyện đó bao giờ cũng được coi là chuyện không có thực và chứa đựng nhiều yếu tố của thế giới cổ tích. Điểm chung của các thể loại truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể, về mặt nội dung là phản ánh quan niệm về thiên nhiên núi rừng Ba Bể tươi đẹp, kì vĩ, con người Ba Bể chất phác, hồn hậu. Qua đó, phản ánh ước mơ của người xưa về một cuộc sống chan hòa giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người.

4. Về phương diện nghệ thuật, truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể vừa có những điểm tương đồng lại vừa có những điểm khác biệt so với truyện kể dân gian của người Việt (người Kinh) và một số dân tộc khác. Ở thể loại thần thoại - truyền thuyết, kết cấu của thể loại là đơn giản, ngắn gọn, cốt truyện thường dựa trên sự tích các phong tục và các yếu tố huyền thoại và những sự tình mang tính chất vùng miền. Không gian nghệ thuật là không gian kì ảo, vũ trụ. Thời gian nghệ thuật là thời gian phiếm chỉ. Cả không gian và thời gian nghệ thuật có sự xuất hiện của địa danh thuộc vùng hồ Ba Bể nên các truyện kể trở nên gần gũi với đời sống hằng ngày của người kể, người nghe.

Trong kho tàng truyện cổ tích Ba Bể, cũng vừa có những điểm tương đồng (do cùng thuộc thể loại cổ tích) vừa có sự khác biệt khi so sánh giữa các tiểu loại truyện cổ tích Ba Bể với nhau (cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt, cổ tích loài vật). Điều này làm nên vẻ đẹp vừa đặc sắc, đa dạng vừa thống nhất của truyện cổ tích Ba Bể từ góc nhìn văn hóa.

Mọi đặc điểm nghệ thuật của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể đều bắt nguồn từ chức năng, nhiệm vụ và điều kiện sinh

thành, phát triển của loại hình này. Truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể đã thể hiện sinh động những tâm tình, ước mơ của người dân Ba Bể, những mối quan hệ giữa người và người trong xã hội, nhất là xã hội phong kiến phụ quyền. Những câu truyện kể đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ người Ba Bể, khiến họ ham sống, sống vui vẻ, mạnh mẽ, nâng đỡ, nối liền những ước mơ cao cả của người Ba Bể với hiện thực, biến thành hiện thực. Đây là một trong những nguyên nhân khiến truyện kể Ba Bể sống mãi trong tâm trí dân gian.

5. Việc tìm hiểu, nghiên cứu khảo sát truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa là một việc làm cần thiết. Việc làm này giúp chúng ta không chỉ khám phá những đóng góp về sáng tạo nghệ thuật của tác giả dân gian ở một địa phương cụ thể mà còn hiểu được nhiều điều về đời sống văn hoá, tập tục sinh hoạt, những quan niệm nhân sinh, cách cảm, cách nghĩ, quan niệm thẩm mĩ... của những chủ nhân sáng tạo ra nó.

Trong công tác giảng dạy, chuyên luận này cung cấp thêm một hướng tiếp cận mới trong việc giảng dạy về kho tàng văn học dân gian địa phương để học sinh nhận thấy sự phong phú đa dạng của nền văn học dân gian của dân tộc mình, địa phương mình.

Luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc khẳng định những giá trị đích thực trong kho tàng văn học dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Ban chấp hành Đảng bộ xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (2015), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Đồng Phúc (1930 - 2014), Nxb Khoa học Xã hội.

4. Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004), Nxb Văn hóa dân tộc.

5. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQGHN. 6. Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập văn hóa dân tộc và miền núi, Nxb

Giáo dục.

7. Chu Xuân Diên (1996), Văn học dân gian - phương pháp nghiên cứu liên ngành, Trường Đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

8. Chu Xuân Diên (1999), Văn hóa dân gianmấy vấn đề nghiên cứu phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục.

10. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, Phần Truyện cổ tích người Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian bằng type và motif, Nxb

KHXH, Hà Nội.

13. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Lê Bá Hán (chủ biên 2000), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

17. Kiều Thu Hoạch (chủ biên 2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, (tập 4, 5 - truyền thuyết), Nxb KHXH, Hà Nội.

18. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể loại, (tập 4, 5 - truyền thuyết), Nxb KHXH, Hà Nội.

19. Vi Hồng (1985), Một vài quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan người Tày cổ qua một số truyện cổ tích của họ, Tạp chí văn học, số 4. 20. Nguyễn Thị Huế (1999), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích

Việt Nam, Nxb KHXH.

21. Nguyễn Thị Huế (chủ biên 2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 6 - Truyện cổ tích thần kỳ, Nxb KHXH, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Huế (chủ biên 2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 7 - Truyện cổ tích sinh hoạt, Nxb KHXH, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Huyên (1962), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Tạp chí văn học, số 3.

24. Nguyễn Thị Tân Hương (2012), Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng, luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

25. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000),

Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội.

26. Vũ Ngọc Khánh (1997), Văn hóa tín ngưỡng Tày, Nùng, Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội. 27. Hoàng Ngọc La (chủ biên) (2002), Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn, Văn

hóa dân gian Tày, Sở văn hóa thông tin Thái Nguyên xuất bản.

28. Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người, Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

29. Phan Ngọc (1998), Bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

30. Bùi Mạnh Nhị (2003), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Nhiều tác giả (1989), Văn hóa dân gian - Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb KHXH.

32. Nhiều tác giả (1990), Văn hóa dân gian - Những phương pháp nghiên cứu, Nxb KHXH.

33. Nhiều tác giả (1997), Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

34. Nông Thị Hồng Nhung (2010), Truyện kể địa danh của người Tày ở huyện Nà Hang - Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 35. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung

tâm từ điển học.

36. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian - Khảo sát và nghiên cứu, Nxb ĐHQGHN.

37. Lê Chí Quế (chủ biên) (2004), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Hoàng Quyết, Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán của người Tày ở Việt Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

39. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn (2002), Địa lí tỉnh Bắc Kạn.

40. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Bắc Kạn (2013), Báo cáo khoa học

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2013.

41. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

43. Lương Anh Thiết (2003), Khảo sát so sánh một số tip truyện kể dân gian Tày - Việt, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

44. Lã Nhâm Thìn, Vũ Anh Tuấn (Đồng chủ biên) (2016), Hợp tuyển công trình nghiên cứu văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

45. Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)