Các mô típ cơ bản trong truyện kể dân gian lưu truyề nở vùng hồ Ba Bể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa (Trang 72 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Các mô típ cơ bản trong truyện kể dân gian lưu truyề nở vùng hồ Ba Bể

Truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể là những truyện mang cảm hứng thế sự, hướng tới những vấn đề nhân sinh, những vấn đề của cuộc sống đời thường nên đề tài, nội dung khá phong phú. Tác giả dân gian có sử dụng yếu tố thần kì để giải quyết số phận nhân vật nhưng lại kết thúc bị kịch, tuy nhiên, truyện và nhân vật trong truyện lại được thi vị hóa bằng sự hóa thân.

Các mô típ cơ bản làm nên cốt truyện của truyện kể lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể là: mô típ xuất thân thấp hèn của nhân vật, mô típ sự thử thách, mô típ tình yêu bị ngăn cấm, mô típ nhân vật ra đi không trở về, mô típ để lại dấu vết.

a. Mô típ xuất thân thấp hèn của nhân vật

Những nhân vật trong truyện cổ Ba Bể đều có xuất thân thấp hèn: Nàng Bjoóc Rồm, nàng Slao, chàng Bạch Ngân, Bạch Nhị đều là những người mồ côi cha mẹ, gia cảnh đều nghèo khó. Ngay từ đầu câu truyện, những nhân vật này xuất hiện với lai lịch nghèo hèn đã phản ánh hiện thực xã hội đầy rẫy những bất công do sự phân hóa giàu nghèo, sự phân chia giai cấp đang diễn ra sâu sắc.

Ngoài ý nghĩa phản ánh kiếp sống của cả một tầng lớp đồng bào nghèo khổ của vùng đất Ba Bể, mô típ xuất thân thấp hèn của nhân vật còn có ý nghĩa tô đậm, tôn vinh vẻ đẹp của những con người lao động. Dù nghèo nhưng trong họ đã hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp của những người dân núi rừng Ba Bể: thông minh, chính trực, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, giàu ước mơ, khát vọng. Họ trở thành đại diện tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân vùng cao. Kết thúc truyện, một số nhận được phần thưởng xứng đáng, một số rơi vào bi kịch nhưng họ cũng dành được tình yêu thương, lòng cảm thông sâu sắc của nhân dân.

Việc tạo nên hình tượng nhân vật có xuất thân nghèo hèn, để tên tuổi, vết tích của họ lưu lại cùng núi, sông, đèo, thác cũng chính là cách nhân dân bù đắp cho họ những thiệt thòi mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống, đồng thời thể hiện những ước mơ đẹp, những khát khao chờ đợi vào tương lai của người dân vùng cao Ba Bể.

b. Mô típ sự thử thách

Sự thử thách trong truyện kể lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể có thể được xem là những tình huống, những biến cố xảy ra trong truyện, nó gây ra những trở ngại nhất định cho hành động của nhân vật. Nhưng cũng qua thử thách, nhân vật bộc lộ những nét phẩm chất đạo đức hay năng lực nào đó hoặc nhằm chứng minh phẩm chất, năng lực toàn diện của mình trong mối quan hệ với hành động, cách ứng xử của nhân dân với nhân vật. Có thể coi sự thử thách trong mỗi mô típ này là “liều thuốc thử” để nhân vật bộc lộ bản thân, đồng thời cũng là những nấc thang phát triển cốt truyện, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện.

Ở những câu truyện cổ tích địa danh Ba Bể: Ba chàng trai tài giỏi

[56, tr.135], Chàng Nhái [56, tr.149], Tình cha con [56, tr.233], Cày ruộng sá tiếp sá, cưỡi ngựa móng tiếp móng [56, tr.201]..., sau mỗi thử thách, dù thành công hay thất bại, nhân vật đều để lại những sự thay đổi của bản thân.

Thông thường, đó là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực từ xấu sang tốt, từ lười biếng đến chăm chỉ, từ vô tình vô tâm đến việc biết quý trọng tình nghĩa… Xây dựng những hình tượng nhân vật phải vượt qua thử thách, nhân dân còn muốn thể hiện niềm tin, khát vọng chinh phục, đạp bằng mọi khó khăn, trở ngại để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, đồng thời gửi gắm vào đó những bài học nhân sinh sâu sắc để con người luôn có ý thức hoàn thiện mình.

c. Mô típ nhân vật là người lấy thú

Trong truyện kể Ba Bể, hình thức nhân vật là người lấy thú được thể hiện qua các truyện: Chuyện Đười ươi lấy người, Chàng rể dê, Chàng Nhái...

Nhân vật là người lấy thú trong những câu chuyện này đều xuất phát từ việc bị ép buộc, bị chọn lựa. Đây là sản phẩm của “hư cấu kỳ ảo có chủ tâm”, biểu hiện cái lôgic bình dân, mơ ước bình dân. Những nhân vật là thú thường là những con thú đội lốt. Thực ra, họ là những chàng trai mang trong mình sự huyền bí (con Pụt, con Trời) .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)