Mô típ giải thích địa danh, phong tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Mô típ giải thích địa danh, phong tục

Tìm hiểu truyện kể lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể cho thấy, cốt truyện khai thác các vấn đề thuộc về đời sống thế sự với những con người đời thường kèm theo đó là những bài học nhân sinh sâu sắc, cuối truyện có phần giải thích tên địa danh, phong tục.

Cốt truyện cũng được trình bày theo kết cấu thường gặp: Mở đầu -> Câu truyện phát triển -> Giải thích sự vật hiện tượng. Cốt truyện của truyện cổ tích địa danh Ba Bể có khá nhiều tình tiết, phản ánh tư duy và khả năng xây dựng truyện khá hoàn chỉnh của người dân vùng cao. Có những chuyện có nhiều tình tiết, nhưng có những chuyện thì tình tiết lại rất đơn giản. Tuy vậy, trong truyện thường có ba phần:

Phần 1: Giới thiệu lai lịch nhân vật.

Phần 2: Kể về những thử thách mà nhân vật gặp phải. Mỗi thử thách mà nhân vật gặp phải và quá trình khắc phục của họ tạo thành một mắt

xích xâu chuỗi chặt chẽ với nhau làm cho cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có lớp lang, thứ tự.

Phần 3: Đoạn kết và số phận nhân vật, thường là nhân vật chết hoặc nhân vật bỏ đi đâu không rõ. Những công việc mà nhân vật thực hiện để lại dấu tích mãi mãi.

Phần một và phần hai của câu chuyện tạo thành cốt truyện về đề tài thế sự, phần ba là giải thích tên địa danh, phong tục.

Có thể mô hình hóa mô típ của truyện cổ Ba Bể như sau:

Trong mỗi phần của truyện kể lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể, ta thường bắt gặp các mô típ sau:

Ở phần một, mô típ xuất hiện nhiều nhất là mô típ xuất thân thấp hèn của nhân vật, nhân vật quyền quý có xuất hiện nhưng không đáng kể

Giới thiệu nhân vật (xuất thân thấp hèn)

Nhân vật gặp thử thách

Cấm kị Thi tài, thách đố Buộc phải lựa chọn Tình yêu bị ngăn cấm

Vi phạm sự cấm kị Nhân vật chiến thắng hoặc thất bại Nhân vật lựa chọn sự ra đi Nhân vật thất bại hoặc tìm đến cái chết

Nhân vật để lại dấu tích (phong tục, địa danh)

và thường là các nhân vật phản diện, tạo mâu thuẫn chủ yếu cho cốt truyện phát triển. Mô típ này nhằm làm tăng thêm tính hiện thực cho các địa danh được giải thích ở cuối truyện.

Trong phần hai, hầu hết các nhân vật đều gặp những trở ngại, đa số thất bại, số thành công không đáng kể, vì những trở ngại từ phía xã hội, hủ tục lạc hậu, trong đó, trở ngại từ phía xã hội lớn nhất. Sự có mặt của các mô típ thử thách, sự cấm kị và vi phạm điều cấm kị, tình yêu bị ngăn cấm, nhân vật ra đi khôn

g trở về... phù hợp với lôgic phát triển của các câu chuyện, chuẩn bị cho sự xuất hiện mô típ dấu tích để lại của nhân vật ở phần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)