Giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình phát triển ở vĩnh phúc hiện nay (Trang 78 - 101)

3 An sinh xã hội: Theo nghĩa chung nhất, là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, sinh sống, đi lại và phát biểu những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ pháp luật của từng

2.3.2.Giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời gian tớ

hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới

2.3.2.1. Nhóm giải pháp tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện chính sách xã hội

Vĩnh phúc là một địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội, vì vậy để giảm tải sức ép của thủ đô, đồng thời tranh thủ và khai thác các nguồn lực có chất lượng cao của Hà Nội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Vĩnh phúc. Để thực hiện sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội, Vĩnh Phúc cần chú trọng các giải pháp sau:

Thứ nhất, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp như: vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, diện tích để xây dựng các khu công nghiệp, có lực lượng lao động dồi dào. Vì vậy, cần phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, khai thác tiềm năng, thế mạnh

nguồn nội lực để đưa công nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh. Để làm được điều đó Vĩnh Phúc cần:

- Tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các khu công ngiệp hiện đại, thu hút những doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, từ đó góp phần giải quyết việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động, tạo nguồn quan trọng cho ngân sách và giải quyết tốt vấn đề môi trường.

- Tập trung phát triển mạnh các ngành chủ yếu như: vật liệu xây dựng, dệt may, giầy da, ôtô, xe máy, chế biến nông sản, đa dạng hoá các ngành nghề nhằm rút ngắn khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, tầng lớp xã hội.

- Xây dựng cơ chế chính sách để huy động vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho các khu công nghiệp, qua đó giải quyết vấn đề xã hội, phát triển các loại hình dịch vụ - yếu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, chú trọng phát triển công nghiệp hoá, chuyên môn hoá nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết những vấn đề xã hội của nông dân là nhiệm vụ cấp thiết. Vĩnh Phúc không những là một trong những tỉnh đi đầu trong phát triển công nghiệp, mà trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng đạt được nhiều thành tựu. Triển khai tốt Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”, Vĩnh Phúc đã phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất chất lượng, tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Vĩnh Phúc tập trung quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp, giữ diện tích đất lúa gắn với chính sách hỗ trợ người làm nông nghiệp có thu nhập bình quân không kém những ngành nghề khác. Bởi đất lúa không chỉ đảm bảo anh ninh lương thực góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn làm đẹp cảnh quan môi trường của tỉnh. Ngoài ra đối với nông dân, tỉnh còn quán triệt Nghị quyết 09 và 21 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc... về miễn, giảm thuỷ lợi phí đối với các vùng khó khăn về nguồn nước như: Vùng núi Lập

Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc... góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện phương châm giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện. Đây cũng là động lực tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục phát huy lợi thế so sánh của tỉnh với các tỉnh giáp ranh nhằm tạo nguồn vốn cho phát triển. Lợi thế so sánh của Vĩnh Phúc về:

- Thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận đầu tư, tiếp thu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến do Vĩnh Phúc cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, gần sân bay quốc tế Nội Bài và là đầu mối giao thông lớn của cả nước

- Thuận lợi trong phát triển kinh tế du lịch do Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng như: Vườn quốc gia Tam Đảo, khu du lich sinh thái hồ Đại Lải, vườn cò Hải Lựu, Đầm Vạc...; sở hữu một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể, tạo nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với nhiều danh thắng nổi tiếng như: khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm, cụm đình Hương Canh, đền thờ Trần Nguyên Hãn, khu di chỉ Đồng Nậu, chùa Hà Tiên... ngoài ra Vĩnh Phúc được khách du lịch biết đến bởi nhiều lễ hội đặc sắc như Hội chọi trâu, Lễ hội Tây Thiên... Để lợi thế này được khai thác tốt và bền vững những giá trị đó cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá, tạo môi trường văn hoá lành mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Đặc biệt, một lợi thế mà ít tỉnh có được đó là sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp đã thu hút và có điều kiện thuận lợi cho nâng cao tay nghề và ý thức lao động. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hoá và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Thứ tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước tiên Luật doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã hội.

Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất - nhập khẩu.

Để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn thu của nhà nước từ thành phần này tăng lên, cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Nhà nước địa phương cần hoàn thiện khuôn khổ thể chế, pháp lý, nhanh chóng tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong kinh doanh và sản xuất. Đồng thời, rà soát lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của tỉnh với các mức khuyến khích đầu tư hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà tỉnh Vĩnh phúc có lợi thế so sánh như: cơ khí chế tạo các loại phụ tùng ô tô và xe máy; các dự án về phát triển các du lịch, khu vui chơi giải trí; các dự án chế biến rau, quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi.

Thứ năm, đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, ứng dụng và đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Phát triển khoa học và công nghệ cần được thực hiện từ việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về

khoa học và công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, chú trọng hợp tác quốc tế, cùng với các giải pháp về vốn đầu tư, tạo ra nhóm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh là không ngừng đổi mới công nghệ. Phải coi trọng khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nông thôn.

Trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước cần dành một tỷ lệ thích đáng tuỳ theo từng ngành cho đổi mới công nghệ, đảm bảo tốc độ tăng chi cho đổi mới công nghệ cao hơn tốc độ tăng đầu tư cơ bản chung. Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ. Dành một phần vốn đầu tư cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ công nghệ. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ, chuẩn bị điều kiện để nối mạng với cả nước. Miễn thuế đối với phần vốn dành cho công tác nghiên cứu đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các dự án sản xuất thử.

Đẩy mạnh việc áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Trước mắt, cần dành phần đầu tư nhất định cho việc trang bị hệ thống máy vi tính và đào tạo nhân viên máy tính cho các bộ phận quản lý dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội, các bộ phận đầu não quản lý của tỉnh.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp trong giai đoạn tới, các hoạt động khoa học công nghệ cũng cần được triển khai với phương thức tổ chức phù hợp tập trung vào giải quyết các vấn đề của công nghiệp và của các ngành kinh tế khác, theo hướng:

Tổ chức quản lý hoạt động khoa học công nghệ đối với các khu công nghiệp. Hiện nay, các ban quản lý khu công nghiệp theo sự phân cấp, hoặc thực hiện theo cơ chế ủy quyền đã và đang thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các khu công nghiệp phát sinh nhiều vấn đề về khoa học công nghệ liên quan đến việc chuyển giao công nghệ cũng như các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Việc quản lý hoạt động khoa học công nghệ đối với các khu công nghiệp phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước song phải tạo ra được môi trường để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề gặp phải.

Nghiên cứu cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ.

Doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ thực hiện việc tư vấn cho các doanh nghiệp trong công nghiệp nói riêng và trong các hoạt động kinh tế nói chung về các vấn đề liên quan đến lựa chọn công nghệ, chuyển giao công nghệ… Đồng thời, doanh nghiệp dịch vụ khoa học công nghệ chính là một trong những kênh để các doanh nghiệp trong tỉnh có thể nhanh chóng tiếp cận thị trường khoa học và công nghệ.

Doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ cung cấp thông tin khoa học và công nghệ nói chung và liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường.

Xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, huy động sự đóng góp trí tuệ và vật chất cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

Xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ là một giải pháp mang tính khách quan, xác định vai trò, phân công nhiệm vụ hợp lý giữa nhà nước và cộng đồng trong quá trình phát triển khoa học và công nghệ. Xã hội hóa việc xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ; thực hiện việc liên kết các doanh nghiệp có tiềm lực khoa học, công nghệ đang hoạt động trên cùng địa bàn, tạo ra sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động khoa học, công nghệ. Giải pháp xã hội hóa tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực, cung cấp nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khoa học, công nghệ, đặc biệt đối với các lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Từng bước hình thành các tổ chức khoa học và công nghệ cấp huyện trên cơ sở sáp nhập các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ sáu, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng. Hệ thống hạ tầng giao thông có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông cần được đầu tư phát triển theo hướng sau:

Xây dựng hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông kết nối giữa các địa bàn trong tỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại, trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt hành lang giao thông đối ngoại trong định hướng bố trí không gian kinh tế - xã hội thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Từng bước hiện đại hóa mạng giao thông nội tỉnh đảm bảo nâng cao năng lực thông qua, tăng tốc độ lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệ thống.

Quản lý và tổ chức tốt, nâng cấp giao thông đô thị tại các thành phố, thị xã. Mở rộng, nâng cấp mạng giao thông nông thôn hướng tới mạng giao thông nông thôn thuận tiện, an toàn… thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn.

2.3.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện các chính sách xã hội tạo động lực tăng trưởng kinhtế

Chính sách xã hội và đầu tư xã hội có vai trò quan trọng để giữ sự ổn định xã hội, để tạo ra phát triển theo chiều sâu, tạo tiềm lực cho tương lai vì vậy cần chủ động nhận biết các vấn đề xã hội trong phát triển, đó là các vấn đề xã hội đang bức xúc và cả các vấn đề xã hội có ý nghĩa cơ bản, lâu dài từ đó chủ động, tích cực trong xây dựng và quyết liệt thực hiện các chính sách xã hội, an sinh xã hội. Hơn nữa, do cơ cấu xã hội của ta hiện nay rất đa dạng cho nên chính sách xã hội phải tính đến, quan tâm hợp lý đến tất cả các đối tượng xã hội trong đó đặc biệt cần có các chính sách xã hội cụ thể, nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng cụ thể:

Chính sách về giải quyết việc làm

Vấn đề giải quyết việc làm là tiêu chuẩn có tính quyết định sức mạnh của một nền kinh tế. Giải quyết tốt chính sách việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẽ tác động tích cực đến người lao động trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội có liên quan. Chính vì vậy, trong những năm qua vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tỉnh, các thành phần kinh tế quan tâm cùng với người lao động vươn lên giải quyết việc làm cho chính mình. Đối với Vĩnh

Phúc, số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn đã sử dụng khoảng trên 90 ngàn lao động. Trong thời gian tới biện pháp cơ bản để giải quyết việc làm ở Vĩnh Phúc được triển khai như sau:

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình phát triển ở vĩnh phúc hiện nay (Trang 78 - 101)