3 An sinh xã hội: Theo nghĩa chung nhất, là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, sinh sống, đi lại và phát biểu những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ pháp luật của từng
2.1.2. Tác động của hội nhập quốc tế đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
hội của tỉnh
Hội nhập quốc tế là xu hướng khách quan đối với mọi quốc gia dân tộc trong thời đại ngày nay. Xu hướng này tác động đến tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội... cũng như mối quan hệ giữa chúng. Sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài tác động đó.
Việt Nam đã và đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Có thể nói kinh tế-xã hội Việt Nam đã và đang trở thành một bộ phận ngày càng có quan hệ chặt chẽ với hệ thống kinh tế - chính trị thế giới. Các xu thế toàn cầu hóa. khu vực hóa nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế; tự do hóa thương mại và đầu tư; sức mạnh và vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn xuyên quốc gia; sự xuất hiện và nổi lên của kinh tế tri thức… diễn ra trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
Bối cảnh quốc tế trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, với các xu thế kinh tế lớn mang lại cho các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội đầu tư phát triển, song cũng tạo ra sự biến đổi nhanh chóng và rủi ro hơn, mong manh trong phát triển kinh tế, phát triển xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như của mỗi quốc gia. Khủng hoảng, suy thoái kinh tế từ một quốc gia đã nhanh chóng lan ra trên phạm vi toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam và trong bối cảnh chung, Vĩnh Phúc cũng nhận những tác động không nhỏ, đặc biệt trên các lĩnh vực: thị trường vốn cho đầu tư phát triển; thị trường hàng hoá và dịch vụ... Đây là yếu tố đòi hỏi nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc phải điều chỉnh lại định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Suy thoái kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế Việt Nam, trong đó có Vĩnh Phúc. Bởi vì kinh tế Vĩnh Phúc tuy phát triển nhanh nhưng không bền vững, do phụ thuộc chủ yếu vào khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khủng hoảng kinh tế thế giới, trước hết làm thu hẹp sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu, lực lượng lao động mất việc làm đang ngày càng gia tăng, nhất là trong khu vực công nghiệp. Lượng lao động mất việc làm ở những khu công nghiệp tăng nhanh trong thời gian qua là minh chứng cho tác động của khủng hoảng kinh tế. Theo số liệu không chính thức, lượng lao động mất việc làm lên tới trên 500 nghìn người đến thời điểm cuối năm 2008, đầu năm 2009.
Tuy nhiên, Vĩnh Phúc cũng được xem như một vùng tiềm năng và đảm nhận vai trò phát triển một số vị trí, địa điểm du lịch cấp quốc gia. Điều này đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc phải tính đến các lợi ích và lựa chọn giữa các ngành và lĩnh vực, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững của Vĩnh Phúc nói riêng và cả vùng nói chung.
Về tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Vĩnh Phúc: Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc tiếp thu các nguồn vốn, thành tựu khoa học - công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý... góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc phát huy nguồn nhân lực dồi dào trong quá trình phát triển thông qua nhiều cơ hội để người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, có việc làm phù hợp với năng lực, có thu nhập tương xứng với khả năng, đảm bảo cuộc sống. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra khả năng giải quyết các vấn đề xã hội như: tham gia phân công lao động quốc tế tạo nhiều việc làm, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống tệ nạn xã hội, tạo điều kiện phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một xã hội năng động hơn, nhạy bén hơn, phong phú và đa dạng trong phát triển...
Về tác động dài hạn:
Thứ nhất: Nổi lên hàng đầu là áp lực của việc nâng cao và duy trì năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới.
Cạnh tranh và hội nhập lúc này thật sự là yếu tố sống còn của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Thời hạn chuẩn bị thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá thương mại trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết (AFTA, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ) và các cam kết theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không còn nhiều, song năng lực cạnh tranh cả ở cấp quốc gia lẫn cấp doanh nghiệp đều chưa đáp ứng.
Thứ hai: Một áp lực lớn nữa là nền kinh tế nước ta nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng phải nhanh chóng thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo và kém phát triển, bảo đảm phát triển bền vững.
Nhu cầu cấp bách thoát khỏi trạng thái nước nghèo, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế, đòi hỏi phải tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, trong đó trọng tâm là làm thay đổi khu vực nông nghiệp - nông thôn.
Thứ ba: Các nguồn lực phát triển xét trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố mới có những tác động cả tích cực và hạn chế đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư.
Nhu cầu việc làm đối với lao động trong tỉnh phần lớn có trình độ thấp là một áp lực rất lớn, nhu cầu cải tiến công nghệ rất lớn do hầu hết các cơ sơ sản xuất của ta ở mức độ lạc hậu. Muốn có được những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, tương đương với khu vực cần một lượng vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng huy động vốn của ta khó khăn. Đây là vấn đề nan giải cho toàn bộ nền kinh tế và từng ngành.
Ngoài ra hội nhập kinh tế quốc tế ẩn chứa nhiều nguy cơ: Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ giữa các tầng lớp, vùng miền trong tỉnh, sự suy
thoái về lối sống, văn hoá, đạo đức xã hội, ô nhiễm môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, nguy cơ thất nghiệp cao đối với những người lao động chưa qua đào tạo và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, tình trạng dò rỉ chất xám ngày càng gia tăng...