Một số kinh nghiệm các nước về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình phát triển ở vĩnh phúc hiện nay (Trang 29 - 36)

tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội

Hiện nay, các nước trên thế giới khi phát triển kinh tế thị trường thì đều phải đối mặt với tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Đó là mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh với các vần đề xã hội ngày càng trở nên nóng bỏng như: sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng lớn, môi trường sinh thái bị ô nhiễm trầm trọng, tệ nạn xã hội, thất nghiệp ngày càng gia tăng... Có phải những tệ nạn xã hội là bạn đồng hành không tránh khỏi của quá trình chuyển sang cơ chế thị trường? Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải hi sinh hiệu quả xã hội? Liệu có giải pháp nào để tiến tới sự phát triển bền vững: vừa đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, vừa thực hiện được các chính sách xã hội?

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đã và đang cố gắng tìm cho mình con đường riêng để giải quyết mâu thuẫn trên. Các giải pháp đưa ra ở các nước trong thế kỷ XX rất đa dạng, song tựu trung lại mọi giải pháp đều nhằm tìm đến việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội, công bằng xã hội theo hướng hoặc là ưu tiên tăng trưởng kinh tế trước, thực hiện chính sách xã hội, giải quyết công bằng xã hội sau, hoặc là đặt ra các mục tiêu xã hội trước các mục tiêu kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy cả hai cách đó đều có những hạn chế mà hệ quả của nó đều gây ra sự chống đối và khủng hoảng trong đời sống xã hội.

1.2.1.1. Kinh nghiệm của các nước tư bản chủ nghĩa giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội

Đối với các nước tư bản chủ nghĩa, mục tiêu tối thượng là tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và nhanh chóng đem lại lợi nhuận tối đa cho nhà tư sản. Vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa ưu tiên và chấp nhận tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, họ sẵn sàng duy trì bất công, bất bình đẳng xã hội vì mục đích lợi nhuận. Hơn nữa, với lòng tham vô đáy, các nhà tư sản cùng chính quyền của họ coi người lao động là công cụ sản xuất ra giá trị thặng dư cho họ, càng giảm thiểu chi phí lao động bao nhiêu thì túi tiền của nhà tư sản càng to ra bấy nhiêu. Đối với họ, lực lượng thất nghiệp trong xã hội cần phải được duy trì để gây sức ép đối với những người lao động làm thuê: nghèo đói bất bình đẳng trong xã hội là vấn đề tất yếu. Cùng với nó là quan niệm cho rằng: tăng trưởng kinh tế đối lập với công bằng xã hội và đi cùng với tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập. Nguồn gốc quan niệm này xuất phát từ lý kuận của Đ. Ricardo. Ông cho rằng: tăng trưởng kinh tế phải được đảm bảo bởi mức tiết kiệm cao của tầng lớp tư sản, do đó ông chống lại việc điều tiết thu nhập dẫn tới bất lợi cho giai cấp tư sản. Từ tham vọng và quan niệm trên, mọi chính sách của nhà nước tư bản chủ nghĩa đối với xã hội đều nhằm mục đích mang lại lợi ích cho giai cấp tư sản là gia tăng giá trị thặng dư. Chính sách xã hội của nhà nước tư bản chủ nghĩa chỉ nhằm giảm bớt càng nhiều càng tốt những xung đột giai cấp trong xã hội tư bản. Bởi vậy, chính sách xã hội trong chế độ tư bản dù phát triển tới mức độ nào, và dù các hình thức đó đa dạng phong phú đến đâu thì cũng không bao giờ vượt ra khỏi cái bản chất cơ bản của nó, cái mà theo sự phân tích của V.I.Lênin, chỉ là: “trả lại cho người lao động từng thìa, trong khi lấy của họ từng thùng”.

Như vậy, với mô hình tăng trưởng kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận, thực thi chính sách xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa là hi sinh công bằng xã hội, phản tiến bộ: nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng đi cùng với nó là sự gia tăng bất bình đẳng, xã hội khủng hoảng sâu sắc, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sinh thái bị huỷ hoại nghiêm trọng...

Theo báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDP) ngày 30/7/2002: Năm 1950 thu nhập tính theo bình quân đầu người của 20% dân số giàu nhất thế giới gấp 30 lần thu nhập của 20% dân số nghèo nhất thế giới. Đến năm 1990, con số này là 90 lần. Còn theo Báo cáo của Liên hợp quốc 2000-2001, năm 1998: tổng giá trị tổng sản lượng toàn thế giới đạt 28.860 tỷ USD; trong đó, 24 nước phát triển, với số dân chỉ bằng 17% dân số thế giới, nhưng lại chiếm tới 79% GDP. Theo viện Chính sách tài chính Oa- sinh-tơn thì thu nhập bình quân của 20% gia đình giàu nhất ở Oa-sinh-tơn là 186.830 USD/năm, trong khi mức trung bình của 20% gia đình nghèo nhất chỉ 6.126 USD/năm, chênh lệch 31 lần. Để xoa dịu mâu thuẫn xã hội, Chính phủ Mỹ cũng đã thực hiện một số chính sách phúc lợi xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở, thất nghiệp… nhưng đó chỉ là sự điều tiết ít ỏi trong tổng giá trị lợi nhuận do xã hội tạo ra, mà người dân chỉ được hưởng một phần rất nhỏ.

Rõ ràng mô hình phát triển kinh tế hoàn toàn tự do, ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế như đã nói ở trên “không là con đường sáng” để Việt Nam đi đến mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Mô hình phúc lợi xã hội của Thụy Điển và các nước Bắc Âu

Xuất phát từ quan niệm coi công bằng xã hội là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội, khác với các nước tư bản chủ nghĩa khác, ở Thuỵ Điển và các nước Bắc Âu nhà nước tích cực tham gia quản lý, điều hoà nền kinh tế - xã hội nhằm tạo ra một xã hội thịnh vượng và một nhà nước phúc lợi toàn dân. Theo đó, ở những nước này hệ thống chính sách xã hội rất được quan tâm, đặc biệt là hệ thống bảo hiểm và phúc lợi chung với mục đích nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân tầng xã hội về mặt thu nhập. Việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội, mở rộng phúc lợi xã hội, tập trung triệt để các điều kiện quốc tế đã tạo ra không khí lao động hăng say. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn (1938-1950) từ những nước nghèo nhất Châu Âu, Thuỵ Điển và các nước Bắc Âu đã trở thành những nước giàu có nhất trên thế giới. Mức sống của toàn dân khá cao và tương đối đồng đều, người dân được sử dụng các dịch vụ xã hội không phải trả tiền. Mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở Thuỵ

Điển và các nước Bắc Âu tỏ ra là một mô hình ưu việt, tiến bộ, là niềm mơ ước của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa và kể cả nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Có nhiều ý kiến tán dương mô hình của các nước này. Trên thực tế, họ đã giải quyết tốt vấn đề phúc lợi xã hội mà sản xuất vẫn phát triển trong những thời kỳ nhất định.

Tuy nhiên, việc nhà nước đánh thuế thu nhập cao để điều tiết lại và tăng phúc lợi cho người có thu nhập thấp khó tránh hậu quả là tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, tính năng động tích cực của người lao động và động lực phát triển sản xuất, năng xuất lao động bị giảm dần, tạo cho người dân thói quen hưởng thụ, tâm lý thụ động trông chờ vào xã hội, nhà nước chi cho hệ thống phúc lợi xã hội quá lớn (60% GDP) đã vượt quá sức tải của nền kinh tế, nhiều công ty lớn chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Vì thế, cuối những năm 80 của thế kỷ XX mô hình Thuỵ Điển và các nước Bắc Âu đã thực sự rơi vào khủng hoảng, buộc các nước phải điều chỉnh theo hướng chú trọng hơn đến tăng trưởng kinh tế, giảm chi tiêu cho thực hiện chính sách xã hội nói chung, phúc lợi và bảo hiểm xã hội nói riêng.

Như vậy mô hình phúc lợi xã hội, ưu tiên cho việc thực hiện chính sách xã hội coi nhẹ tăng trưởng kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã bộc lộ những mâu thuẫn, không tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

1.2.1.2. Kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội

Mô hình ưu tiên thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo công bằng xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, với khát vọng tốt đẹp đầy tính nhân đạo là xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, không có áp bức, bóc lột thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, ngay sau khi cách mạng Tháng Mười thành công vấn đề chính sách xã hội đã được chú ý. Trong những năm đầu tiên dưới chính quyền Xôviết, những người cộng sản đã hướng sự chú ý của mình vào việc làm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động, những nhu cầu về dinh dưỡng, nhà ở, nhiên liệu, học

hành... Tiếp theo những sắc luật về ruộng đất và hoà bình, nhà nước vô sản do V.I.Lênin lãnh đạo đã thông qua “Tuyên ngôn về quyền của nhân dân lao động và những người bị bóc lột”, sắc luật về việc thành lập ở Hội đồng nhân dân những “Uỷ ban cứu tế hội”, “Uỷ ban tài trợ xã hội”, thông qua “Luận cương về cứu tế xã hội cho nhân dân lao động”, “Luật về lao động và xã hội”... Sự quan tâm của Chính phủ đối với người dân thông qua hệ thống chính sách xã hội đó đã động viên, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ chính quyền, tăng gia sản xuất xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, sau đó đã có thời gian ở Liên Xô cũng như một số nước khác, trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng và thực thi chính sách xã hội có những sai lầm, những vấn đề xã hội đã không được đặt ngang tầm với những vấn đề quan trọng khác. Quyền lợi của con người trong những thời điểm nhất định bị đặt ở hàng thứ yếu so với nghĩa vụ và trách nhiệm, những vấn đề xã hội của cá nhân con người luôn luôn bị xem nhẹ hơn những vấn đề của kinh tế, chính trị. Sự chú ý tới con người được hướng vào vai trò của nó như là động lực của sự phát triển xã hội hơn là mục tiêu chính của sự phát triển. Sinh hoạt cá nhân bị “hoà tan” trong sinh hoạt của tập thể, của toàn xã hội. Điều đó đã phần nào hạn chế tính tích cực xã hội của quần chúng lao động, hạn chế khả năng tham gia tự giác của họ vào sự nghiệp cách mạng chung. Cùng với điều đó là sai lầm nóng vội, chủ quan duy ý chí. Các nước này đã nhanh chóng xoá bỏ toàn bộ sở hữu tư nhân, công hữu hoá tư liệu sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể mà không tính đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện có, bất chấp mọi quy luật phát triển kinh tế-xã hội ở một nước chưa phát triển. Đường lối phát triển ở những nước này chú trọng đến việc đề cao công bằng xã hội, thực hiện phân phối trước, tăng trưởng kinh tế sau. Sai lầm đó ở chỗ bỏ qua nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng nhất công bằng xã hội với chủ nghĩa bình quân, thực hiện phân phối lại thông qua hệ thống phúc lợi quá lớn so với thực trạng nền kinh tế kém hiệu quả. Thực tế cho thấy, sự chia đều trong phân phối dưới hình thức

bình quân dù trong nền kinh tế phát triển hay chậm phát triển cũng sớm hay muộn dẫn dến sự triệt tiêu động lực đối với người lao động. Nó không tạo ra kích thích đối với những người có nhiều đóng góp tích cực, mặt khác tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại, thụ động trong xã hội. Từ đây dẫn đến năng xuất lao động thấp, sản phẩm làm ra ít, đời sống vật chất của nhân dân không được nâng lên. Và thế là sự phân phối bình quân về thực chất đã chứa đựng trong đó sự bất công bằng: đối sử như nhau đối với những đóng góp khác nhau.

Như vậy, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trước đây không hợp lý, không dựa trên cơ sở tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Vì vậy đã không tạo được sự thống nhất, không khắc phục được những mâu thuẫn tiềm ẩn vốn có của nó. Những giải pháp các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội xuất phát từ mong muốn, khát vọng chủ quan thuần tuý, mặc dù đó là những ý định tốt đẹp. Đó là một trong những sai lầm cơ bản dẫn đến chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Mô hình tập trung cao cho tăng trưởng kinh tế trước, thực hiện chính sách xã hội sau của Trung Quốc.

Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm đầu của công cuộc cải cách, Trung Quốc cho rằng, chỉ cần tăng trưởng kinh tế là có thể giải quyết mọi vấn đề. Trên thế giới hiếm có quốc gia nào tăng trưởng ở mức cao và liên tục duy trì suốt hơn 30 năm như ở Trung Quốc. Nhưng tăng trưởng cao cũng có vấn đề khó khăn của nó. Do tập trung cao cho tăng trưởng kinh tế, hàng loạt vấn đề xã hội đã không được quan tâm, không có những chính sách xã hội hợp lý, tiến bộ. Hậu quả là phần lớn người lao động không được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, hệ thống chăm sóc sức khoẻ và y tế cộng đồng ở vào tình trạng đáng lo ngại, hầu hết số người nghèo không có khả năng chi trả các dịch vụ y tế, đầu tư cho giáo dục thấp (2% GDP) làm cho hàng chục triệu

trẻ em không thể tiếp tục đi học vì những khó khăn về kinh tế, nguồn nhân lực bị giảm sút, tình trạng phân hoá giàu nghèo giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư quá lớn đe doạ sự ổn định và phát triển, nạn thất nghiệp có xu hướng tăng cao. Tình hình xã hội trở nên căng thẳng, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và đe doạ sự phát triển kinh tế bền vững.

Theo Tiến sĩ Dimian Tobin - Trường Đại học Nghiên cứu Phương Đông và Phi Châu: Ở Trung Quốc sự tăng trưởng kinh tế đã tạo nên sự phất lên nhanh chóng của một số nhóm người, đồng thời khoảng cách chênh lệch giàu nghèo cũng tăng lên mức chóng mặt. Trong năm 2010, người nông dân có thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 5900 nhân dân tệ (tương đương 898 đô la) chưa bằng 1/3 dân thành thị 19.100 nhân dân tệ (tương đương 2900 đô la). Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nhưng khoảng 50,3% dân số Trung Quốc (674,15 triệu người) vẫn sống ở nông thôn. Những chênh lệch này cho thấy sự mong manh ẩn giấu bên trong mức tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc. Vào cuối năm 2009, Trung Quốc có 229,8 triệu lao động nông thôn di cư, trong đó khoảng 149 triệu người làm việc bên ngoài khu vực quê nhà, nhiều người chỉ kiếm được chưa tới 1000 nhân dân tệ/tháng, với mức lương thấp, lại làm việc xa quê, không đủ bù đắp cho những hi sinh cá nhân to lớn, như: phải làm việc nhiều giờ một ngày, ăn ở tồi tàn và đặc biệt là

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình phát triển ở vĩnh phúc hiện nay (Trang 29 - 36)