Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình phát triển ở vĩnh phúc hiện nay (Trang 45 - 51)

3 An sinh xã hội: Theo nghĩa chung nhất, là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, sinh sống, đi lại và phát biểu những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ pháp luật của từng

2.1.1. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hộ

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.231,76 km2. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50km và cách Sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Về giao thông, Vĩnh Phúc có vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội: nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc - một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất của nước ta hiện nay. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ số 2 - Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang

đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV Thành phố Hà Nội; có vị trí đầu mối, có điều kiện trở thành trung tâm phát triển của khu vực các tỉnh Tây - bắc Vùng Đông Bắc Bắc Bộ... Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về vị trí địa lý, địa hình, Vĩnh Phúc nằm ở vùng trung du, tiếp giáp với vùng đồng bằng, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi về đất đai cho phát triển các ngành, lĩnh vực phi nông nghiệp với quy mô lớn. Hơn nữa Vĩnh Phúc gần Thành phố Hà Nội - trung tâm kinh tế, trung tâm đầu não về tiềm lực khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, trao đổi hàng hoá, công nghệ... nhờ đó không chỉ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế mà tỉnh còn có cơ hội để giải quyết vấn đề lao động và việc làm - một vấn đề xã hội bức xúc hiện nay.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: vùng núi, trung du và đồng bằng với nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng (dãy núi Tam Đảo, Vườn quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn; phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ), về quỹ đất đồi có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc ở vùng trung du, sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị ở vùng đồng bằng. Ở Vĩnh Phúc có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước dồi dào cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch. Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại hình sản xuất đa dạng.

Về khí hậu, Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ

trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Về thủy văn, thủy lợi. Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông lớn là sông Hồng và sông Lô. Chúng đã bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất đai, song cũng thường gây lũ lụt ở nhiều vùng. Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre... cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa.

Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

Tài nguyên thiên nhiên.

- Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày - đêm. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác đòi hỏi phải xử lý tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan nhưng chất lượng hạn chế. Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng núi cao và trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên). Để đảm bảo hài hòa nguồn nước cho phát triển kinh tế, sinh hoạt dân sinh cần quan tâm xây dựng thêm các công trình điều tiết nước và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung.

- Tài nguyên đất với 2 nhóm đất chính là: đất phù sa và đất đồi núi phù hợp cho sản xuất lúa nước và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ...

- Tài nguyên khoáng sản, gồm than antraxit đã được khai thác làm phân bón và chất đốt; barit, đồng, vàng, thiếc, sắt; nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền...

Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, được thiên nhiên ưu đãi, Vĩnh Phúc từ lâu đã trở thành nhịp cầu giao lưu kinh tế-văn hoá giữa các vùng cư dân ở phía Bắc, trở thành địa bàn hấp dẫn cư dân khắp mọi miền Tổ quốc.

Về nguồn nhân lực. Vĩnh Phúc có nguồn nhân lực dồi dào, dân số năm 2009 là 1.003,0 nghìn người, năm 2010 là 1.010,4 nghìn người, mật độ dân số 820 người/km2. Quy mô dân số ở mức trung bình, dân số của tỉnh tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tới 70% dân số. Về chất lượng lao động, năm 2007 tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 14,76%. Năm 2008 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 42,9%. Năm 2010 tỷ lệ này đạt 51,2%. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và trong khu vực kinh tế nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, lực lượng lao động trẻ (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010 Đơn vị tính: người Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nông thôn Số người (Người) Tỷ lệ (%) Số người (Người) Tỷ lệ (%) Số người (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số 1.010,4 227.200 783.215 15-19 99.840 9,88 19.330 8,51 80.831 10,32 20-24 110.448 10,93 26.494 11,66 83.784 10,70 25-29 104.268 10,32 22.513 9,91 81.851 10,45 30-34 83.415 8,26 17.235 7,59 66.337 8,47 35-39 75.560 7,48 15.566 6,85 60.141 7,68 40-44 66.516 6,58 12.509 5,51 54.259 6,93 45-49 71.311 7,06 13.721 6,04 57.828 7,38 50-54 63.521 6,29 11.852 5,22 51.919 6,63 55-59 38.087 3,77 8.290 3,65 29.825 3,81 60+ 72.655 7,19 20.475 9,01 51.755 6,61

Nguồn: Theo niên giám thống kê Vĩnh Phúc, 2010.

Như vậy, tại thời điểm năm 2010, lực lượng lao động của Vĩnh Phúc chia theo nhóm tuổi cụ thể như sau : lực lượng lao động ở nhóm tuổi (15-19) chiếm 9,88%, lực lượng lao động ở nhóm tuổi (20-39) là chủ yếu chiếm 36,99% , lực lượng lao động ở nhóm tuổi (41-49) chiếm 13,64%, lực lượng lao động ở nhóm tuổi (50-59) chiếm 10,06%. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, đặc biệt là phát triển công nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng. Như vậy, Vĩnh Phúc là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào về số lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Yếu tố văn hoá truyền thống cũng là một yếu tố phần nào tác động tới lực lượng lao động Vĩnh Phúc. Nơi đây có nhiều giá trị văn hóa rất đáng tự

hào. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều chiến công hiển hách: chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hưng Đạo. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh có các anh hùng quân đội tiêu biểu như Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế có những con người sáng tạo, năng động như nguyên Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc (tên thật là Kim Văn Nguộc)... Cho đến nay, đất và người Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy. Chính điều đó, trong nhiều năm qua đã là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng trên địa bàn tỉnh. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội thì việc khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của đất và người Vĩnh Phúc trong trường kỳ lịch sử là rất quan trọng cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Vĩnh Phúc.

Hiện tại, tỉnh có nguồn lao động dồi dào, trong đó, chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường thuận lợi cho việc nâng cao tay nghề cho lao động của tỉnh.

Do phát triển kinh tế mạnh mẽ nhiều năm liền và quan tâm xây dựng, thực hiện chính sách xã hội khá tốt nên đến nay, có thể nói chất lượng dân số Vĩnh Phúc đã được nâng lên một bước về chất. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính nhân tố con người là cái gốc tạo nên sức mạnh nội sinh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực cần tiếp tục được nâng lên một chất lượng mới về mọi mặt mới thích ứng được với thực tiễn mở cửa, hội

nhập, đáp ứng được những đòi hỏi tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội hiện nay của tỉnh.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình phát triển ở vĩnh phúc hiện nay (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w