3 An sinh xã hội: Theo nghĩa chung nhất, là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, sinh sống, đi lại và phát biểu những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ pháp luật của từng
2.2.2. Một số hạn chế trong quá trình kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc hiện nay
thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc hiện nay
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh phúc đã thực hiện khá tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra những tiền đề về cơ sở vật chất để tỉnh giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; đồng thời, chính việc thực hiện tốt các chính sách xã hội, đảm bảo công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được là cơ bản, Vĩnh Phúc vẫn đang đứng trước những mâu thuẫn, mà nếu không tập
trung giải quyết thì nó sẽ cản trở việc thực hiện tiến trình tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện chính sách xã hội.
Thứ nhất, thực hiện chính sách xã hội chưa tương xứng với kết quả của tăng trưởng kinh tế
Trong mô hình tăng trưởng chung của Việt Nam những năm qua (mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng), Vĩnh Phúc chú trọng tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của tỉnh. Trong khi đó, vốn đầu tư cho việc thực hiện chính sách xã hội chiếm một tỷ trọng nhỏ, chủ yếu dựa vào một phần của ngân sách Nhà nước và sự đóng góp ủng hộ của nhân dân theo phong trào.
Vĩnh Phúc chưa thực hiện tốt sự gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội. Phát triển kinh tế, nhất là một số làng nghề, khu công nghiệp chưa đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Xử lý nước thải trong các khu công nghiệp vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Hiện tại, chỉ có 11,11% khu công nghiệp có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Phát triển du lịch, dịch vụ chưa đi đôi với việc quản lý, phòng chống tệ nạn xã hội. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp và đô thị hoá chưa đi đôi với đào tạo nghề và tạo việc làm cho nhân dân vùng bị thu hồi đất, công tác dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, chưa thực sự gắn với thị trường lao động; khuyến khích làm giàu hợp pháp chưa gắn kết chặt chẽ với xoá đói, giảm nghèo công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, nguy cơ của sự bất bình đẳng trong xã hội, chính sách đối với người lao động trong các khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh như: Tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đông người, tố cáo của công dân, đình công, lãn công trong các doanh nghiệp, an ninh nông thôn, an ninh trong các khu công nghiệp còn bất ổn, tội phạm, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng... tất cả những vấn đề bức xúc đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Chính vì vậy, những năm qua kinh tế Vĩnh Phúc có sự tăng trưởng khá cao nhưng các vấn đề xã hội chậm được cải thiện, có vấn đề trở nên trầm trọng hơn (vấn đề môi trường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực đô thị và nông thôn, vấn đề phân hoá giàu nghèo...). Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ hai, sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội chưa rút ngắn khoảng cách phân hoá giàu nghèo.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vĩnh Phúc luôn duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm (giai đoạn 2006-2010 nhịp độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc đạt 15,4%/năm, cùng giai đoạn cả nước là 6,9-7%/năm). Tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Sự nghiệp phát triển văn hóa - xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, năm 2008 là 22,2 triệu đồng, năm 2010 là 33,6 triệu đồng. Những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã đưa chất lượng cuộc sống nhân dân ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phân dân cư, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thu nhập có tăng, nhưng còn thấp so với thu nhập chung của cư dân Vĩnh Phúc và vấn đề phân hoá giàu nghèo và phân tầng mức sống cũng đang diễn ra. Hàng năm, Cục Thống kê Vĩnh Phúc tiến hành khảo sát, đánh giá mức sống dân cư và phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa những nhóm giàu và nghèo trong xã hội. Trong giai đoạn 2001 - 2005, thu nhập bình quân đầu người tăng với nhịp độ trung bình 13,8%/năm so với mức 6,05% của cả nước trong cùng thời kỳ. Thu nhập bình quân một người một tháng của người dân trong tỉnh năm 2006 vào khoảng 450 nghìn đồng/người, trong đó nhóm có thu nhập thấp nhất là 215,4 nghìn đồng/người/tháng, nhóm có thu nhập cao nhất là 1.079,3 nghìn đồng/người/tháng. Chênh lệch giữa nhóm người có thu nhập cao nhất và thấp
nhất đang có xu hướng doãng ra, năm 2008 chỉ tiêu này là khoảng 7 lần, cao hơn nhiều so với mức 5,02 lần của năm 2006. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 18,3% (theo chuẩn quốc gia mới) năm 2005 xuống 7% vào năm 2010. Thực tế cho chúng ta thấy, tài sản, thu nhập của nhóm người giàu tăng theo cấp số nhân, trong khi tài sản và thu nhập của người nghèo, dù có sự trợ giúp của nhà nước, của xã hội, cũng chỉ có thể tăng theo cấp số cộng.
Những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách đối với nông nghiệp nông thôn, như: Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là những xã nghèo, vùng sâu, vùng xa; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như: Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình xoá đói, giảm nghèo; chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học về giống cây, con có năng suất, chất lượng cao; mở rộng các ngành nghề truyền thống ở nông thôn với phương châm "ly nông không ly hương”… bộ mặt nông thôn đã được đổi mới, thu nhập của người dân đã được nâng lên, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữ thành thị và nông thôn đã được thu hẹp; tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách: có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn, theo ước tính, thu nhập bình quân của một nhân khẩu ở nông thôn chỉ bằng khoảng 60% so với một nhân khẩu ở thành thị.
Ở nước ta, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm thấp nhất và cao nhất đang ngày một cách biệt (năm 1996 là 7,31 lần, năm 2001- 2002 là 8,10 lần, năm 2003-2004 là 8,34 lần).
Phát triển kinh tế thị trường thì trong xã hội có nhiều tầng lớp xã hội khác nhau là một tất yếu khách quan và tồn tại lâu dài, chấp nhận một cách tương đối và cho phép sự chênh lệch trong thu nhập (do năng lực, năng suất và hiệu quả lao động... khác nhau); khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói, giảm nghèo; khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư nằm trong một giới hạn cho phép là một yếu
tố tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát huy mặt tích cực của phân phối theo lao động. Cho nên, không vì có sự chênh lệch giàu nghèo mà quay trở lại cơ chế bao cấp, phân phối bình quân như trước đây.
Vấn đề đặt ra là, chúng ta đang thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, nhưng trong xã hội vẫn tồn tại những nhóm người làm giàu phi pháp, đang trở thành hiện tượng xã hội nhức nhối, gây bất bình trong nhân dân. Thêm vào đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp ngày càng lớn. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 1997 đến nay, trung bình hàng năm có khoảng 500ha-1000ha đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Sự chuyển dịch quyền sử dụng đất đó là tất yếu trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, song nó đã đặt ra nhiều vấn đề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những vùng nông dân bị thu hồi đất như xã Phúc Thắng (Phúc Yên) huyện Bình Xuyên khiến hàng ngàn người dân bị thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, nguy cơ tái nghèo cao. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch khu tái định cư triển khai chậm. Thời gian qua, tỉnh đã thành công trong công tác giảm nghèo, nhưng từ thực tế cho thấy nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu giảm nghèo hướng tới bền vững với phần lớn hộ thoát nghèo nằm sát chuẩn nghèo nguy cơ tái nghèo còn cao; chuẩn nghèo hiện nay còn thấp, nếu nâng chuẩn nghèo theo chuẩn quốc tế thì công tác giảm nghèo đối với tỉnh cũng là một thách thức lớn trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, thời gian tới cần có chủ trương, chính sách khuyến khích tăng thu nhập cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (17 xã nghèo) và nhóm dân cư nghèo; chăm lo để người nghèo được tiếp cận trợ giúp xã hội, bình đẳng trong việc thụ hưởng các chính sách xã hội; đồng thời, đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, làm giàu bất chính.
Thứ ba, các chính sách xã hội được thực hiện một cách dàn trải và mang tính phong trào và chưa hướng vào tạo động lực phát triển kinh tế
Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã cố gắng thực hiện các chính sách xã hội một cách toàn diện như: chính sách xoá đói giảm nghèo, hướng nghiệp dạy nghề tạo việc làm, chính sách y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách giáo dục - đào tạo, công tác bảo trợ xã hội, chính sách đối với người có công... Tuy nhiên, do ngân sách dành cho thực hiện chính sách xã hội hạn hẹp, đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thực hiện chính sách xã hội còn thiếu, một bộ phận yếu về trình độ năng lực, có địa phương còn một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức, vi phạm chính sách xã hội. Sự nhân thức và quan tâm đến việc thực hiện chính sách xã hội còn chưa đúng mức... Chính vì vậy, hiệu quả thực hiện các chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc những năm qua chưa cao, chưa bền vững, chưa thiết thực, chưa đi vào chiều sâu. Việc thực hiện chính sách xã hội của Vĩnh Phúc ở một số nơi trong tỉnh chỉ dừng lại ở góc độ quan tâm động viên với các đối tượng của chính sách xã hội. Điều đó chưa đủ lực cho tăng trưởng kinh tế.
Chính sách xoá đói giảm nghèo được thực hiện trong những năm qua giúp cho tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm hàng năm. Tuy vậy, đời sống vật chất của một bộ phận nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Cục Thống kê - Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh, năm 2010 toàn tỉnh có 7% hộ nghèo, giảm 11,4% so với năm 2005, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,21%, các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như: huyện Tam Đảo 3989 hộ, huyện Lập Thạch 7216 hộ, huyện Tam Dương 4430 hộ.
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng được duy trì, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2010 còn 15%, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa cũng được quan tâm chăm sóc, tuy nhiên thu nhập của hộ nghèo rất thấp so với giá cả hiện thời (215,4 nghìn đồng/tháng), nên chưa có điều kiện bồi dưỡng, nâng cao thể lực và trí lực, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
Thứ tư, thực hiện chính sách xã hội trong giáo dục-đào tạo... chưa thực sự hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng
đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đaị hoá, công tác đào tạo nghề cho người lao động cũng được đẩy mạnh. Với đặc thù là một tỉnh có nhiều khu công nghiệp nên trong lĩnh vực đào tạo, Vĩnh Phúc chú trọng đào tạo nghề. Các nghề đào tạo trình độ cao (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) được tập trung đào tạo phục vụ khu công nghiệp như các nghề về cơ khí, công nghệ ô tô, điện, điện tử; cơ cấu ngành nghề đào tạo bước đầu đã được điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường lao động, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chuyển đổi nghề cho lao động do thu hồi đất canh tác và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; các nghề xây dựng, du lịch, dịch vụ đã bước đầu phát triển. Các cơ sở dạy nghề đã mở thêm nghề mới mà người lao động có nhu cầu học (nông nghiệp, chăn nuôi, thú y, lái xe ôtô);
Dạy nghề trình độ cao bước đầu đã khẳng định được vị trí, vai trò đối với việc phát triển kinh tế xã hội; đáp ứng yêu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động; Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá bước đầu có nhiều tiến bộ; Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, người tàn tật, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo nghề còn một số bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Nhiều học sinh ra trường chưa đảm nhiệm ngay được công việc, cần thời gian làm quen, tập sự, đào tạo bổ sung, đào tạo lại mới đảm nhiệm được công việc được giao. Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới...
thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động được đào tạo còn yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công việc của người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng đào tạo nghề của nhiều cơ sở vẫn còn hạn chế; các cơ sở mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây nên đất đai vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất nghèo, nhà xưởng ít. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân dụng... thiếu những trang thiết bị như máy công nghệ cao, máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao... trang bị máy móc dạy nghề thường không theo kịp sự phát triển nhanh của thực tiễn sản xuất nên kết quả đào tạo thường có sự chênh lệch giữa trình độ, kỹ năng đào tạo và yêu cầu thực tế.
Hệ thống dạy nghề hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động về các cấp trình độ đào tạo và quy mô đào tạo: Mạng lưới dạy nghề tuy tăng nhưng chủ yếu tập trung tại các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp, các cơ sở dạy nghề chủ yếu là dạy nghề ngắn hạn. Việc đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề của tỉnh do các trường của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đào tạo là chủ yếu. Sự liên thông giữa các cơ sở dạy nghề là thấp, đặc biệt là sự liên thông giữa các trường dạy nghề với các trường cao đẳng, đại học.
Đào tạo nghề chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa căn cứ vào nhu cầu của xã hội: cơ cấu ngành nghề đào tạo vẫn chưa gắn với cơ cấu