3 An sinh xã hội: Theo nghĩa chung nhất, là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, sinh sống, đi lại và phát biểu những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ pháp luật của từng
2.2.1. Một số thành tựu trong quá trình kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúchiện nay
Trên cơ sở quán triệt và vận dụng quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI vào điều kiện cụ thể của tỉnh, trong 25 năm tiến hành đổi mới, Vĩnh Phúc đã có sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu quan trọng.
Thứ nhất, tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự quan tâm kết hợp cả hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội mà cụ thể, nổi bật là vấn đề việc làm và bảo vệ môi trường
Trong giai đoạn hiện nay, Vĩnh Phúc có sự tăng trưởng kinh tế tương đối toàn diện và ổn định, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm, góp phần giải quyết chính sách xã hội. Trong tăng trưởng kinh tế thì sự tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và lao động nông nghiệp đã trực tiếp giải quyết lao động nông nhàn ở nông thôn và nâng cao mức sống cho một bộ phận nông dân. Các chương trình kinh tế thực hiện đạt kết quả; kết cấu hạ tầng được tăng cường, kinh tế địa phương có bước phát triển vượt bậc. Các thành phần kinh tế dần thích ứng với cơ chế mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển năng động hơn. Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trưởng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao đạt 18,12%, mặc dù có tác động của khủng hoảng tài chính khu vực vào năm 1997. Sau tác động của khủng hoảng tài chính khu vực năm
1997, kinh tế tỉnh tăng trở lại vào đầu những năm 2000 và tăng với nhịp độ cao trước khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây.
Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5%/năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước... [15].
Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các dự án công nghiệp đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.
Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc có bước chuyển dịch tích cực hơn, nhất là trong thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24 điểm (%) so với năm 2005) và năm 2008 giảm đôi chút xuống 57,50% và tiếp tục giảm còn khoảng 56,2% năm 2010; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008 sau đó tăng lên 28,9% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% vào năm 2005 và 14,9% năm 2010. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đúng hướng và phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh chóng quá trình tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá [15].
Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc cũng đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 39,9% năm 2009 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng minh cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài. Có thể nói, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%.
Biểu đồ 2.1. So sánh cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc với một số tỉnh năm 2008
Nguồn: Vụ Kinh tế Địa phương và Lãnh thổ, Bộ KH & ĐT, 2009.
Khu vực dịch vụ là khu vực có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, trong điều kiện công nghiệp và xây dựng đã và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong triển vọng sắp tới.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Nhưng đến năm 2007, GDP/người của tỉnh đã đạt 15,74 triệu đồng, cao hơn so mức trung bình đồng bằng Sông Hồng (14,5 triệu đồng) và cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (13,421 triệu đồng). Năm 2008 GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 22,2 triệu đồng (tương đương khoảng 1.300 USD), cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân chung cả nước (17,2 triệu đồng). Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, tương đương 1.766USD, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh ĐBSH là 25,5 triệu đồng.
Đơn vị: Triệu đồng, giá hiện hành
Nguồn: Vụ Kinh tế Địa phương và Lãnh thổ - Bộ KH & ĐT, 2009
Với sự tăng trưởng này, Vĩnh Phúc luôn chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, số lao động được sắp xếp việc làm năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2007 có 17,8 ngàn lao động được sắp xếp việc làm, năm 2010 có khoảng 21 ngàn lao động được sắp xếp việc làm, trong đó số được sắp xếp chỗ làm ổn định là 16 ngàn người. Giai đoạn 2001 - 2005 bình quân mỗi năm giải quyết chỗ làm cho khoảng gần 17,5 nghìn người. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị vì vậy cũng ngày càng giảm, năm 2001 tỷ lệ này là 3,82% nhưng từ năm 2005 trở lại đây tỷ lệ này luôn duy trì ở mức 2%/năm. Công tác tạo việc làm lại khu vực nông thôn cũng thường xuyên được quan tâm, tỷ lệ sử dụng lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng, năm 2001 là 71,75%, năm 2005 tăng lên 85% và đến năm 2010 là 91%.
Để tăng trưởng kinh tế đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao. Từ thành tựu của tăng trưởng kinh tế, Vĩnh phúc rất quan tâm đào tạo nghề cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đào tạo của nhân dân. Hoạt động dạy nghề phát
triển nhanh trong thời gian gầy đây cả về số cơ sở và số người được đào tạo. Ngoài các trường, trung tâm dạy nghề, việc dạy nghề còn được tổ chức trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Mạng lưới cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã và các khu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đạo tạo cho lao động tại chỗ. Ngoài những cơ sở dạy nghề phục vụ cho ngành công nghiệp, trên địa bàn tỉnh cũng đã có những cơ sở dạy nghề cho nông dân phục vụ phát triển nông nghiệp.
Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 14,76%. Năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 42,9%. Năm 2010 tỷ lệ này đạt 51,2%.
Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, và trong khu vực kinh tế nhà nước và trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động với những con số ấn tượng trên tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi và cả cơ cấu dịch vụ... Sự chuyển dịch này tạo ra những tăng trưởng kinh tế mới.
Việc thu hút vốn từ trung ương, các địa phương, vốn đầu tư của nước ngoài đã nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật tạo bước tăng trưởng kinh tế mới: Giai đoạn 2001-2010 ngành dịch vụ nông nghiệp đã phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2010 đạt 159 tỷ đồng, tăng bình quân 12,69%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (giá cố định năm 1994) tăng từ 5.552,2 tỷ đồng năm 2000 lên 43.817 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 22,9%/năm [15]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của công, nông nghiệp đã giải
quyết việc đa dạng hoá, nâng cấp các làng nghề, tạo việc làm mới cho người lao động, nâng cao mức sống, góp phần xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Việc tăng trưởng kinh tế cũng làm thay đổi theo hướng tiến bộ các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Những doanh nghiệp này được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hoá đã làm cho các chủ doanh nghiệp cũng như các thành viên trong công ty cổ phần năng động, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế mà Vĩnh Phúc đạt được có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, các thành quả mà tăng trưởng kinh tế mang lại đã góp phần bổ sung vào nguồn ngân sách - cơ sở vật chất quan trọng để giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội. Nhiều cơ quan doanh nghiệp đã tích cực tham gia các hoạt động phúc lợi, từ thiện, xoá đói giảm nghèo. bằng việc đa dạng hoá và mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại, Vĩnh Phúc đã giải quyết được một lực lượng lớn lao động thất nghiệp, giảm bớt được tệ nạn, tội phạm xã hội... Kinh tế tăng trưởng là tiền đề, điều kiện để giải quyết hàng loạt chính sách xã hội như: chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, chính sách đền ơn, đáp nghĩa, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách đối với giáo dục - đào tạo, chính sách phòng chống các tệ nạn xã hội... Việc thực hiện những chính sách này ở Vĩnh Phúc đã tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc hiện nay vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội. Ngược lại, hàng loạt chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc được giải quyết vừa là kết quả của tăng trưởng kinh tế đồng thời là nguyên nhân của tăng trưởng. Điều này nói lên sự phát triển kinh tế-xã hội không chỉ được xem xét về lượng tăng trưởng thuần tuý mà cần được xem xét về chất. Mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh chỉ có được khi xã hội đó thực hiện tốt sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với chính sách xã hội.
Thứ hai, có sự kết hợp việc giải quyết vấn đề việc làm, bảo vệ môi trường sinh thái trong các chính sách kinh tế, các hoạt động kinh tế của tỉnh
Những thành tựu từ tăng trưởng kinh tế đem lại đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là tạo việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tạo việc làm cho người lao động là chính sách lâu dài, quan trọng và quyết định nhằm khơi dậy các nguồn lực kinh tế. Do vậy, giải quyết việc làm là cơ sở cho người lao động phát huy mọi năng lực. Nhận rõ vấn đề này, tỉnh Vĩnh Phúc đã có có các chủ trương, chính sách mở ra cơ hội cho người lao động. Người lao động có thể phát huy mọi nguồn lực sẵn có như: sức lao động, tiền vốn, năng lực sản xuất và quản lý... nhằm phát triển kinh tế. Các chủ trương, chính sách phù hợp, đã tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm và tạo ra việc làm mới. Bằng sự linh hoạt, mềm dẻo trong các biện pháp và sự lồng ghép nhiều chương trình, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho mọi người dân có thể tự tạo việc làm bằng nguồn vốn, sức lao động của mình.
Trong những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh có bước chuyển mình tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, số lao động thất nghiệp đã giảm nhiều. Có được kết quả này là do việc lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội như: Chương trình 120 (vay vốn Quốc gia hỗ trợ việc làm); Chương trình 135 (về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn); Chương trình 327 (phủ xanh đất trống, đồi núi trọc). Ngoài ra tỉnh đã triển khai 18 chính sách nhằm hỗ trợ người nghèo và đảm bảo an sinh xã hội như: Nghị quyết 06 về hỗ trợ nông dân nghèo tỉnh Vĩnh Phúc, Nghị quyết 02 về chương trình khuyến nông và phát triển làng nghề, Nghị quyết 34 về hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, thôn xã đặc biệt khó khăn, Nghị quyết 16 về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm... Đây là những chính sách ưu việt của tỉnh nhằm ổn định xã hội và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng quê hương. Cùng với chính sách phát triển các khu công nghiệp, các làng
nghề, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm, các địa phương quan tâm bảo vệ môi tường, kiểm tra giam sát thực trạng và giải quyết ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, tạo môi trường tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền vững. Kinh tế tăng trưởng lại tạo ra nguồn ngân sách cho tỉnh giải quyết các vấn đề môi trường nảy sinh như xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, việc xử lý rác thải công nghiệp là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Một lượng lớn chất thải này được tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành khác, một phần được xử lý đơn giản bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn lần. Hiện nay về vấn đề chất thải, rác thải, tỉnh đang tìm địa điểm và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý. Tỉnh đã triển khai xây dựng các trạm xử lý rác thải thành phân vi sinh tại thị trấn Thanh Lãng, xã Đại Đồng, xã Đồng Cương, thị trấn Lập Thạch. Đến nay cơ bản các công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Công suất xử lý của mỗi trạm là 10 tấn rác hữu cơ/tháng. Tính đến nay, tỷ lệ chất thải sinh hoạt khu vực thành thị được xử lý là 65%, nông thôn là 52%. Đặc biệt Vĩnh Phúc đã triển khai hoạt động giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường ở các khu du lịch, phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch xanh tạo sự hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách. Nhờ vậy doanh thu từ hoạt động du lịch tăng