3 An sinh xã hội: Theo nghĩa chung nhất, là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, sinh sống, đi lại và phát biểu những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ pháp luật của từng
1.2.2. Quan niệm của Đảng, Nhà nước ta về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội trong cơ chế kinh tế thị
trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Một xã hội có nền kinh tế phát triển đi liền với nó là công bằng, bình đẳng,tự do luôn là khát vọng của mọi người dân. Tuy nhiên, trước đổi mới, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do những sai lầm chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do chế độ tập trung quan liêu, bao cấp
kéo dài, các vấn đề xã hội cũng được kế hoạch hoá và thực hiện qua các chỉ tiêu pháp lệnh như chỉ tiêu tổng biên chế, quỹ lương, tuyển dụng lao động, các chỉ tiêu về kinh phí, vật tư... cho phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế… Quan niệm về công bằng xã hội bị đồng nhất với cào bằng bình quân, chính vì vậy không tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện đó, nhiều mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội không thể thực hiện được như mong muốn. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội chưa được đề cập một cách khoa học trong nhận thức, lý luận. Thực sự, con người chỉ được coi là động lực của sự phát triển, còn việc quan tâm đến con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển chưa được thoả đáng. Chính vì vậy, tác động ngược lại, con người không thể thực hiện tốt vai trò là “động lực” của sự phát triển kinh tế-xã hội và tình hình kinh tế - xã hội rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Đại hội lần thứ VI (12/1986) của Đảng đã quyết định chuyển mô hình kinh tế kế hoạch hoá, tập trung dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức chủ yếu là quốc doanh và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã mở ra một hướng mới cho sự phát triển của đất nước, tạo nền tảng tư tưởng và lý luận để giải quyết hợp lý hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, khắc phục tính chất bình quân, khắc phục tình trạng tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động trong phân phối trước đây, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động -phân phối gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế [13, tr.72].
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một nền kinh tế quá độ vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở của các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Đến nay, chúng ta đã nhận thức sâu sắc và thực hiện nhất quán một số nội dung chủ yếu như:
Về mục tiêu: Giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn, làm cho mọi người đều được hưởng thành quả của sự phát triển một cách công bằng và nhân văn. Đó là mục tiêu vì con người (nhân dân lao động và mọi người).
Về chế độ sở hữu: Đa dạng các hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân) nhưng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Về chế độ quản lý: Trong thời đại ngày nay, bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào cũng cần có sự quản lý của nhà nước. Bản chất của nhà nước sẽ quy định bản chất của chế độ quản lý. Xuất phát từ yêu cầu mọi hoạt động của nhà nước ta là bảo vệ lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường nên chế độ quản lý phải mang tính nhân dân, thông qua luật pháp, điều hành bằng cơ chế thị trường.
Về chế độ phân phối: Sự phát triển của kinh tế thị trường tự nó đem lại những hình thức phân phối khác nhau. Song với mục tiêu CNXH, phát triển kinh tế không có mục đích tự thân mà vì sự phát triển của con người nên Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định rõ: "Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” [23, tr.26].
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có những nét đặc thù so với các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Trước hết bởi nó chưa phải là nền kinh tế thị trường đích thực, vận động trên
quy luật của chính nó. Nó đang trong quá trình chuyển đổi rất phức tạp. Nó đang mang trong mình nó tính xã hội chủ nghĩa và cả những yếu tố tư bản chủ nghĩa. Thứ hai, từ bản chất của nó đặt ra yêu cầu trong quá trình vận động để đạt tới mục đích không được hy sinh lợi ích cơ bản và chính đáng của bất kỳ nhóm xã hội nào.
Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có tác dụng khơi dậy và nhân lên tính năng động và tích cực của các tầng lớp dân cư, tạo nên luồng sinh khí mới trong xã hội. Tuy nhiên, đã là kinh tế thị trường thì phải tuân theo quy luật thị trường: quy luật cạnh tranh và lợi nhuận là mục tiêu vươn tới của tất cả các doanh nghiệp. Với một nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi, luật pháp chưa đầy đủ, chất lượng chưa cao và cùng với thực thi luật pháp không minh bạch, dân chủ còn hình thức và bớt xén... là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực phát sinh. Vì vậy, khi chúng ta phát triển kinh tế thị trường, tìm kiếm cơ hội tăng trưởng và phát triển kinh tế phải nỗ lực về trí tuệ, ý chí và bản lĩnh để tìm cách hạn chế mặt tiêu cực của nó. Điều đó còn đòi hỏi phải có nhận thức mới về tăng trưởng kinh tế trong sự gắn kết với chính sách xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện các chính sách xã hội; dùng hệ thống chính sách xã hội làm phương tiện điều chỉnh, hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.
Đảng và Nhà nước ta ngày càng có quan điểm rõ hơn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội, sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội nhằm bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thể hiện thông qua hệ thống các chủ trương và quan điểm cơ bản.
Lần đầu tiên thuật ngữ “chính sách xã hội” được Đại hội VI (12/1986) của Đảng đưa ra, đồng thời cũng là lần đầu tiên vị trí và tầm quan trọng của chính sách xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xác định. Nghị quyết chỉ rõ: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình,
quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc... Coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [13, tr.86]. Và cũng tại Đại hội VI, Đảng ta bước đầu nêu quan điểm: “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế” [13, tr.86].
Tuy nhiên, phải đến năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII của Đảng thông qua, vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội mới được đặt trong nội dung, phương hướng của chính sách xã hội: “Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội” [15, tr.14].
Mục tiêu của chính sách xã hội được đặt trong mối quan hệ thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người được Đại hội VII cụ thể hóa thêm: “Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực phát triển kinh tế” [14, tr.73]. Đây là quan điểm mới của Đảng ta.
Tại Đại hội IX của Đảng, chính sách xã hội đã được cụ thể hoá thêm: “Thực hiện chính sách xã hội hướng vào phát triển lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp” [19, tr.104].
Kế thừa và phát triển tư tưởng gắn tăng trưởng kinh tế với chính sách xã hội ở các đại hội trước, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định:
Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc [23, tr.101].
Trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững” [24, tr.124].
Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương, nghĩa là các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội phải kết hợp đồng bộ ở tất cả các ngành, các cấp, tạo ra sự thống nhất trong chính sách kinh tế và chính sách xã hội từ Trung ương đến cơ sở. Sự kết hợp này bảo đảm sự công bằng và bình đẳng cho mọi người dân ở thành thị cũng như ở nông thôn, ở miền xuôi cũng như ở miền núi; đồng thời góp phần khắc phục tình trạng phân hoá, bất bình đẳng giữa các vùng miền trong cả nước.
Thực tế hơn 25 năm đổi mới, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên các mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao... Đặc biệt một trong các thành tựu vô cùng to lớn đó là công tác xoá đói giảm nghèo. Từ quan điểm cơ bản “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục... giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” [23, tr.77], điều đó thể hiện tính ưu việt của chế độ xã
hội ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra hàng loạt các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc: Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm (CT120 ngày 11/4/1992), Chương trình xoá đói giảm nghèo (CT133), Chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (CT135), chính sách đối với người có công... Hàng loạt văn bản luật và dưới luật được thể chế hoá và giải quyết các vấn đề xã hội: Luật lao động, Luật giáo dục, Luật phòng chống ma tuý, Pháp lệnh nghĩa vụ công ích, Pháp lệnh về cải tiến tiền lương, thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Nhờ vậy, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội. Trước hết là đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: thu nhập bình quân đầu người nước ta từ 220 USD/người/năm trong đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã tăng lên 400 USD/người/năm (năm 2000), 580 USD/người/năm (năm 2004), 1.047 USD/người/năm (năm 2008), 1168 USD/người /năm (năm 2010), gấp khoảng 3 lần so với năm 2000 [1, tr.20]; mức tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, GDP bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 7,51%; tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh: năm 2001 là 17,5% đến cuối năm 2005 còn 7%; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9%-10% (năm 1990) xuống còn 6,5% (năm 2000), trong 5 năm 2001-2005 tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động; tuổi thọ trung bình của dân số nước ta tăng từ 67,8 (năm 2000) lên 71,5 (năm 2005)... Đến nay nước ta đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp và bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Đó là một bước tiến đáng ghi nhận song cũng phải nhìn thẳng vào thực trạng “Kinh tế còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị còn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội...” [23, tr.69]. Đại hội XI tiếp tục nhận định: “Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp” [24, tr.93].
Như vậy, Đảng ta luôn khẳng định vấn đề có tính quy luật là chỉ có trên cơ sở phát triển kinh tế mới có điều kiện để làm tốt chính sách xã hội do vậy phải coi tập trung phát triển kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm. Bởi lẽ, tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện các chính sách xã hội và ngược lại, thực hiện tốt các chính sách xã hội nó trở thành động lực tinh thần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Không thể thực hiện được chính sách xã hội trên cơ sở một nền kinh tế trì trệ, kém hiệu quả và cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội mà người dân đa số còn nghèo nàn, lạc hậu. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển kinh tế. Không đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển khá cao rồi mới thực hiện chính