5. Bố cục của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện đề tài, tác giả đã xây dựng các câu hỏi, đặt ra các tình huống, đặt ra những vấn đề nghiên cứu... tiến hành điều tra đội cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống BHXH tỉnh Thái Nguyên, tham vấn các chuyên gia, nhà nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài. Nội dung câu hỏi nghiên cứu và điều tra nghiên cứu đƣợc thể hiện nhƣ:
- Thông tin chung về cán bộ, công chức gồm: 1) Giới tính; 2) Tuổi; 3) Chức danh đang đảm nhiệm; 4) Nơi công tác; 5) Trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo; 6) Trình độ lý luận chính trị; 7) Trình độ tin học; 8) Trình độ ngoại ngữ; 9) Chức danh công chức.
- Thông tin đánh giá chất lƣợng, trình độ, môi trƣờng làm việc gồm: (1) Về trình độ lý luận; (2) Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; (3) Về Kỹ năng
giải quyết công việc (Giao tiếp với khách hàng, tổ chức; Vận dụng kiến thức chuyên môn; Kinh nghiệm giải quyết công việc; Kết quả công tác; Kỹ năng xử lý vấn đề và ra quyết định); (4) Về đạo đức, tác phong, lối sống; (5) Về bố trí công việc; (6) Về ngoại ngữ, tin học...
Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đƣa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Lấy số liệu từ các bảng biểu tổng hợp kết quả các chỉ tiêu trong các năm. - Điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, kinh tế, xã hội, số lƣợng cán bộ công chức, trình độ chuyên môn cán bộ công chức; điều kiện làm việc, chế độ chính sách lƣơng, bảo hiểm, các văn bản quy định đối với cán bộ công chức.
- Các thông tin, tài liệu, số liệu trên thế giới và trong nƣớc đƣợc thu thập từ Internet, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu của các học giả v.v… có liên quan đến nâng cao năng lực cán bộ quản lý.
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả sẽ tự điều tra, phỏng vấn thu thập các thông tin, số liệu (Thông tin chung về cán bộ, công chức; thông tin đánh giá chất lƣợng, trình độ, môi trƣờng làm việc; các vấn đề nghiên cứu, đặt ra nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài) liên quan đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Đối tƣợng điều tra:
+ Tất cả cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm tổng số 61 ngƣời:
Trƣởng phòng, phó phòng nghiệp vụ: 30 ngƣời (gồm 10 phòng, mỗi phòng gồm 01 trƣởng phòng và 02 phó phòng).
Giám đốc và Phó giám đốc BHXH các huyện: 27 ngƣời (gồm 09 huyện). - Phƣơng pháp: điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi, phiếu điều tra đƣợc xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận văn để đáp ứng đƣợc mục tiêu của đề tài.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc. Thông qua phƣơng pháp chuyên gia sẽ có đƣợc những đánh giá, đề xuất những giải pháp mang tính khoa học và tính khả thi cao.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin, tổng hợp, phân tích thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc làm sạch, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác rồi sẽ tiến hành tổng hợp theo các phƣơng pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, thiết kế thành hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lƣợng và chất lƣợng khoa học nhất. Cụ thể:
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các số liệu, tƣ liệu đã thu thập đƣợc để phản ánh chất lƣợng cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh, chỉ ra ƣu, nhƣợc điểm, những hạn chế, bất cập.
- Phƣơng pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian: là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê đƣợc sắp xếp theo thời gian đúng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tƣợng. Vận dụng phƣơng pháp này để đánh giá sự biến động về số lƣợng và trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Dựa vào phƣơng pháp này, toàn bộ số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ, nhóm theo những tiêu thức khác
nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tổ thống kê là cơ sở cho việc vận dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê khác nhƣ phƣơng pháp chỉ số, phƣơng pháp hồi quy, phƣơng pháp cân đối…
- Phƣơng pháp phân tích so sánh: Phƣơng pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định tiêu chuân, năng lực, trình độ chuyên môn. Sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian , để làm rõ sự khác nhau về viê ̣c nâng cao c hất lƣợng, trình độ của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từ đó, nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tƣợng kinh tế - xã hội ấy. Phân tích so sánh là phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và đƣợc đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, trong cùng một vấn đề…
2.3. Hệ thống chi tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Trình độ văn hóa; - Trình độ chuyên môn;
- Trình độ tin học, ngoại ngữ, pháp luật; - Kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý;
- Phẩm chất đạo đức;
- Kỹ năng lãnh đạo quản lý; - Nghệ thuật lãnh đạo quản lý;
- Lãnh đạo sự thay đổi và mục tiêu công – thiện; - Kết quả, hiệu quả lãnh đạo, quản lý.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Điều kiện làm việc;
- Các yếu tố: Tuổi, giới tính, kinh nghiệm; - Chế độ đãi ngộ;
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THUỘC HỆ THỐNG BHXH TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về hệ thống bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên
Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên đƣợc thành lập theo quyết định số: 1601/QĐ-TCCB ngày 16/09/1997 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH Thái Nguyên có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản và trụ sở riêng đặt tại số 17 đƣờng Đội Cấn - Phƣờng Trƣng Vƣơng - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
Sau 18 năm thành lập với sự quan tâm của các cấp, các ngành địa phƣơng sự chỉ đạo chuyên môn của BHXH Việt Nam, quản lý nhà nƣớc của UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, công chức, viên chức toàn đơn vị, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần không nhỏ vào sự thành công chung của hoạt động của BHXH Việt Nam.
3.1.1. Về tổ chức bộ máy
BHXH tỉnh Thái Nguyên đƣợc hình thành theo hai cấp quản lý (BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành, thị). Gồm văn phòng BHXH tỉnh với 10 phòng chức năng và 9 BHXH các huyện, thành, thị trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên với 277 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên
P. Cấp Số, thẻ P. Giám định BHYT P. Tiếp nhận QLHS P. Chế độ BHXH P.Kế hoạch tài chính P.Hành chính tổng hợp P.Công nghệ Thông tin Phòng Thu Phòng Kiểm tra BHXH Thành phố Thái Nguyên BHXH Thành phố Sông Công BHXH Thị xã Phổ Yên BHXH huyện Đại Từ BHXH huyện Đồng Hỷ BHXH huyện Phú Lƣơng BHXH huyện Phú Bình BHXH huyện Võ nhai BHXH huyện Định Hóa P . GI ÁM Đ ỐC P . GI Á M ĐỐC GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức P . GI ÁM Đ ỐC
3.1.2. Chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên
Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái nguyên là cơ quan sự nghiệp nhà nƣớc trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại địa bàn tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyên, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng, trình tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chƣơng trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những ngƣời tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Hƣớng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội huyện) ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phƣờng, thị trấn.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh và bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức quản lý, lƣu trữ hồ sơ của đối tƣợng tham gia và hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động tại bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị xây dựng, sửa đổi bổ sung chế độ chính sách về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về đóng, quyền đƣợc hƣởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền yêu cầu.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
3.2. Thực trạng chất lƣợng cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống BHXH tỉnh Thái Nguyên BHXH tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống BHXH tỉnh Thái Nguyên
3.2.1.1. Khái quát chung về cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống BHXH tỉnh Thái Nguyên
Một trong những khó khăn hiện nay mà hệ thống BHXH tỉnh Thái Nguyên gặp phải là thiếu đội ngũ CBLĐ, QL đủ khả năng đáp ứng yêu cầu
phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thống kê các cán bộ quản lý trong hệ thống BHXH ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy trong tổng số CBLĐ, QL đều có chuyên môn có trình độ Cao đẳng và Đại học, số CBLĐ, QL có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp. Về cơ bản đội ngũ này mới hình thành trong thời kỳ những năm 1990, còn thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết công nghệ và thị trƣờng. Một thực tế kìm hãm sự phát triển hệ cán bộ quản lý BHXH tại tỉnh Thái Nguyên đó là tại tỉnh Thái Nguyên là mặc dù trên địa bàn tỉnh hệ thống các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp về số lƣợng không thua kém các địa phƣơng khác thế nhƣng chƣa có sự liên kết hiệu quả giữa các cơ sở đào tạo với hệ thống BHXH tỉnh để nâng cao chất lƣợng đội ngũ nói chung và đội ngũ CBLĐ, QL nói riêng.
Đối với lãnh đạo, việc tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng quản trị là rất ít. Một trong những nguyên nhân khiến các hoạt động đào tạo chƣa thu hút bởi thiếu thông tin về chƣơng trình học. Bên cạnh đó, có nhiều CBLĐ, QL cho rằng khóa học là không cần thiết vì không có hiệu quả. Sở dĩ các CBLĐ, QL cảm thấy chán nản là bởi chƣơng trình khóa học quá nặng nề, thiên về lý thuyết sáo rỗng, xa rời thực tế và khó có thể vận dụng những gì khóa học đem lại vào thực tế hệ thống BHXH tỉnh Thái Nguyên . Nếu không khắc phục đƣợc những hạn chế này thì BHXH tỉnh Thái Nguyên sẽ rất khó phát triển nhanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3.2.1.2. Cơ cấu cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh
Một cơ cấu bộ máy quản lý hợp lý sẽ giúp hệ thống BHXH hoạt động